Điều 3 Luật người khuyết tật năm 2010, Điều

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 26 - 28)

26Tổng Tổng số Dưới tiểu học Tiểu học THCS THPT TC nghề, TCCN Cao đẳng, ĐH trở lên

Tỷ lệ người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên theo trình độ học vấn cao nhất đã được đào tạo

100% 54,74 23,41 14,82 3,68 1,26 2,09

Tỷ lệ người không khuyết tật từ 5 tuổi trở lên theo trình độ học vấn cao nhất đã được đào tạo

100% 23,79 26,31 25,66 10,62 3,85 9,75

Bất bình đẳng giới giữa nam khuyết tật và nữ khuyết tật cũng thể hiện trong tương quan về trình độ học vấn ở các cấp, tỷ lệ nữ khuyết tật luôn thấp hơn nam khuyết tật tương ứng với mức cao đẳng trở lên và THPT là 3,39% và 5,62% ở nam và 1,2% và 2,4% ở nữ. [2, pp. 227, 229].

26. Thống kê số liệu liên quan đến tỷ lệ người khuyết tật đi học tại các cấp và theo từng dạng tật, từng địa phương còn thiếu và chưa thống nhất. Do đó, công tác quản lý, lập kế hoạch sẽ khó được thực hiện đúng nhu cầu thực tế. Theo Báo cáo của UBQG về người khuyết tật năm 2017, tổng số trẻ em khuyết tật đi học tiểu học (2016 - 2017) là 56.802 trẻ mà không có số lượng trẻ khuyết tật trong độ tuổi tương ứng [7]. Trong khi theo Điều tra quốc gia Người khuyết tật 2016, tỷ lệ nhập học chung cấp tiểu học của trẻ em khuyết tật là 88,4%.

27. Số liệu tại một số khảo sát tại địa phương cũng chỉ rõ nhiều trẻ em khuyết tật còn chưa được đến trường [8]. Đối với nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ và nhóm trẻ thần kinh, tâm thần, mới chỉ có 9% số trẻ em trong vùng được khảo sát tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đang đi học và có đến 59% số em đã đi học và hiện đang bỏ học [9]. Trong số những người khuyết tật đi học, theo kết quả khảo sát trong Báo cáo thực địa, khi phỏng vấn người trưởng thành khuyết tật, phát hiện 53,7% đã từng bỏ học và số lượng người đi học thì có 64,5% gặp khó khăn liên quan đến tình trạng khuyết tật.

28. Về lý do bỏ học của những người khuyết tật, theo Báo cáo thực địa năm 2016, tiếp cận trường học được xem như là một trong những nguyên nhân chính (60,7% số trường thiếu đường dốc, thiếu thang máy và diện tích nhà vệ sinh nhỏ) [10] và điều kiện trường lớp không phù hợp với tình trạng khuyết tật (29,2%). Bản thân người khuyết tật tự ti, mặc cảm về bản thân (50%); khó khăn trong tiếp thu kiến thức do tình trạng khuyết tật (29,6%). Gia đình không đủ điều kiện kinh tế để cho trẻ em đi học (52%). Ngoài ra, nhiều cha mẹ và gia đình trẻ em khuyết tật, đặc biệt là nhóm trẻ em khuyết tật nặng còn chưa có nhận thức đúng đắn về quyền và khả năng học tập của trẻ em khuyết tật. Tại trường học, trẻ bị bạn bè chế giễu, trêu chọc, xa lánh, không tôn trọng (38,5%). Một số nhà trường có xu hướng không tiếp nhận trẻ em khuyết tật dạng nặng với lý do không

27

có người chăm sóc [8, p. 8]. Một số giáo viên vẫn có những cách ứng xử làm trẻ thấy bị phân biệt đối xử và có ảnh hưởng đến việc muốn đến trường của các em [8, p. 9]. 29. Việc không có số liệu và đánh giá cụ thể về trẻ em khuyết tật nặng tại các cơ sở giáo

dục nên khó có thể phân tích nhận định về nhóm trẻ em này. Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định phương thức giáo dục gồm giáo dục hoà nhập, giáo dục bán hoà nhập và giáo dục chuyên biệt. Tuy nhiên, với việc khuyến khích GDHN, các loại hình giáo dục khác như bán hòa nhập và đặc biệt chưa được đầu tư thỏa đáng; các hình thức giáo dục linh hoạt khác tại cộng đồng như giáo dục từ xa, hay giáo dục tại nhà, tại cộng đồng cũng không được khuyến khích phát triển [10, p. 23] [11, p. 39].

30. Điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục có chất lượng còn đang hạn chế do thiếu về cả số lượng và chất lượng giáo viên có kiến thức và phương pháp dạy trẻ khuyết tật [12]. Hầu hết các trường giáo dục hoà nhập chưa có giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật nghe nói và trẻ em tự kỷ tại trường nên giáo viên đứng lớp chưa có phương pháp phù hợp để giảng dạy. Do vậy, nhiều trẻ em gặp khó khăn trong học tập và bỏ học giữa chừng hoặc đến lớp mà không thực sự được giáo viên dạy. Việc thực thi chế độ, chính sách hỗ trợ, phụ cấp cho giáo viên12 là người trực tiếp dạy trẻ em mới chỉ được thực hiện ở một vài địa phương.

31. Hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập cấp tỉnh - một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập chưa được phủ rộng trên toàn quốc. Theo Báo cáo tại Hội thảo đối thoại chính sách của Bộ GD&ĐT năm 2018, toàn quốc mới chỉ có 20 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập, trong khi đó số giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ ở các trường chưa được đào tạo và chưa có biên chế. Dù Bộ GD&ĐT có xây dựng Ban chỉ đạo GDHN ở cấp tỉnh nhưng chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả cụ thể.

32. Việc di chuyển, đi lại và tiếp cận từ nhà đến trường của trẻ gặp nhiều rào cản, đặc biệt đối với nhóm trẻ em khu vực nông thôn và miền núi, do đặc điểm đường làng, lối xóm thường nhỏ, ven ruộng.

33. Khả năng tiếp cận vật lý trường học ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia giáo dục của trẻ em khuyết tật (chiếm 60% nguyên nhân bỏ học như phân tích ở trên). Theo UNICEF, một trong những nguyên nhân chính của việc trẻ em khuyết tật không đi học là do không tiếp cận được trường học, cũng như hạn chế trong việc đi lại từ nhà đến trường. Theo Báo cáo Khảo sát về Khả năng tiếp cận trường học, 12 trường học được khảo sát ở 03

Một phần của tài liệu 60a7317e69c60 (Trang 26 - 28)