Tình hình sử dụng lao động tại công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện chính sách kênh phân phối mặt hàng trang trí nội thất của công ty TNHH Thanh Hòa PCS ppt (Trang 27)

c. Điều kiện và trách nhiệm của các kênh phân phối

2.4.2Tình hình sử dụng lao động tại công ty

Sự biến động về số lượng, trình độ nguồn nhân lực tại công ty trong 3 năm (2003-2004).

Các tiêu thức

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I. Tổng số lao động 135 100 140 100 170 100 1. Lao động nam 100 85 110 100 150 85 2.Lao động nữ 35 15 30 20 30 15

II.Cơ cấu lao động

1.Lao động dán tiếp 25 14 20 14 20 13 2.Lao động trực tiếp 110 84 120 86 144 86 III. Trình độ Lao động 1.Đại học 15 25 17 30 15 19 2.Cao đẳng 20 15 12 3.Công nhân KT 100 75 110 80 90 71 - Lao động phổ thông 4.Hợp đồng dài hạn 5.Hợp đồng 3 năm

Nhận xét:

Qua bảng thống kê biến động về nhân sự trên cho thấy lực lượng lao động tương dối ổn định, phù hợp với yêu cầu công việc. Số lượng lao động được đào tạo cơ bản, có trình độ theo nghề nghiệp không ngừng tăng do nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và đòi hỏi yêu cầu công việc nói riêng.

Số lượng lao động gián tiếp của công ty tinh gọn (không quá 20%), còn lại chủ yếul à lao động phổ thông đáp ứng nhu cầu đặc thù công việc của công ty đó là sản xuất, thiết kế mẫu mã nộ thất, nội thấtvăn phòng….

Xét về đào tạo trình độ, đào tạo chuyên môn thì công ty có đội ngũ các bộ đào tạo cơ bản qua Đại học. Mặc dù công ty cũng đã chú trọng trong phát triển . Tuy nhiên số lượng còn quá ít ( chiếm khoảng 21%) do đó khả năng phát triển của công ty trong tương lai sẽ hạn chế khi Đảng và nhà nước đang thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phân xưởng: 37 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng. - Diện tích:

- Số lượng công nhân: 30 người - Máy móc thiết bị:

Danh mục máy móc thiết bị

STT DANH MỤC ĐV TÍNH SỐ LƯỢNG

01 Máy bào để bàn Cái 03

02 Máy bào cầm tay Cái 08

03 Máy nén khí Cái 03

04 Máy cưa bàn cái 03

05 Máy cưa cầm tay Cái 04

06 Máy cưa vòn lượn 01

08 Máy cắt sắt Cái 02

09 Máy chà nhám thùng 01

10 Máy hàn Cái 02

11 Máy khoan để bàn Cái 02

12 Máy khoan cầm tay Cái 02

13 Máy may công nghiệp Cái 03

14 Máy phay gỗ Cái 02

15 Máy phay gỗ cầm tay Cái 02

16 Máy sơn Bộ 04

17 Máy đục lỗ 03

18 Máy phay đầu mộng 02

19 Máy vặn vít 08

20 Máy chà nhàm

Phân xưởng 2 : Điện Thắng – Điện Bàn – Quảng Nam. Diện tích: - Nhà xưởng: 6000 m2

-

Kho bãi: 1000 m2

Danh mục máy móc thiết bị:

STT DANH MỤC ĐV TÍNH SỐ LƯỢNG

01 Lò luộc, tẩm Cái 01

02 Máy bào để bàn Cái 01

03 Máy phay đầu mộng Cái 06

04 Máy cưa vòng lượn Cái 02

05 Máy bào bốn mặt Cái 03

06 Máy bào cầm tay Cái 01

07 Máy bơm hơi Cái 02

08 Máy cưa bàn Cái 01

09 Máy bơm hơi Cái 04

10 Máy cưa cầm tay Cái 04

11 Máy cắt sắt Cái 03

12 Máy cắt góc Cái 01

13 Máy chà nhám thùng Cái 01

14 Máy chà nhám băng Cái 03

15 Máy hàn Cái 01

16 Máy khoan để bàn Cái 05

17 Máy khoan cầm tay Cái 08

18 Máy phay gỗ cầm tay Cái 03

19 Máy sơn Cái 04

20 Máy đục lỗ Cái 03

Hiện tại máy móc thiết bị của công ty đáp ứng tốt các yêu cầu về sản lượng tiêu thụ chất lượng sản phẩm nên năng suất rất lớn và giảm bớt lực lượng lao động và tiết kiệm được chi phí. Vì vậy công tác bảo trì sửa chữa trong những năm đến là phải thường xuyên liên tục để giảm bớt hao mòn vô hình và đảm bảo được sản lượng giúp công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất trong những năm đến.

2.5 Quá trình sản xuất- quy trình công nghệ của công ty TNHH Thanh Hòa.PCS.

2.5.1 Công nghệ xử lý gỗ:

Toàn bộ gỗ được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ nhóm III nhập khẩu từ Lào hoặc Myanmar và khai thác ngay tại tỉnh Quảng Nam (có hóa đơn mua gỗ đính kèm). Gỗ Huỷnh sau khi

xẻ theo quy cách, được đưa vào lò hấp ở nhiệt độ 100…. Thời gian 03 giờ, tiếp tục được ngâm trong hóa chất chóng mối mọt.

Sau khi sản phẩm được hoàn thành từ phân xưởng mộc, các sản phẩm được chuyến đến phân xưởng cơ khí sơn, trong đó, một số sản phẩm cần gia công tại phân xưởng cơ khí được chuyển đến phân xưởng cơ khí. Cuối cùng các sản phẩm được hoàn thành 100% tại phân xưởng sơn.

2.5.2 Thi công:

Đồ gỗ được gia công tại phân xưởng sản xuất của công ty Thanh Hòa ở Đà Nẵng và Quảng Nam: sau đó được đóng gói: vận chuyển đến từng công trình bằng xe tải của công ty. Công ty sẽ bố trí đội ngũ thợ và kỹ thuật tiến hành lắp đạt đồ gỗ theo thứ tự ưu tiên theo chỉ định của bên mời thầu. Riêng các quầy lễ tân, quầy bar…được xử lý sơ bộ tại xưởng sản xuất và sẽ được lắp đặt, hoàn thiện tại các vị trí đã nêu trong bản vẽ thiết kế.

2.6 Tình hình tài chính của công ty:

Muốn hoạt động kinh doanh thì phải cần đến tài chính, nó là nhân tố rất quan trọng với bất kỳ một công ty nào, nó giúp cho công ty có sức mạnh trong thương trường.

2.6.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

Bảng: Tổng kết tài sản thời ký 2003-2005 (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2003 % Năm 2004 % Năm 2005 %

TÀI SẢN

A. TSLĐ&ĐTNH 55.045.271.779 64 79.412.229.484 64 83.026.574.898 61

I. Tiền 1.509.665.524 2 11.409.456.047 9 3.183.859.636 2

II. Khoản phải thu 20.929.894.400 24 26.747.325.663 22 27.876.424.959 21

III. Tồn kho 31.799.950.463 37 39.020.870.398 31 50.881.185.558 38

1. Nguyên vật liệu 19.235.241.928 22 16.930.394.964 13 19.428.542.404 14 2. Công cụ dụng cụ 63.479.919 0 219.458.141 0.1 639.327.628 0.4 3. Chi phí SXKD 12.051.228.616 15 21.921.017.293 17 30.813.315.526 23

IV. TSLĐ KHÁC 805.765.392 1 883.129.882 0.7 1.085.104.745 0.8 1. Tạm ứng 638.219.180 1 724.500.000 0.6 562.842.448 0.4 2. CKKC 167.546.212 0 46.880.430 0 522.262.297 0.3 B. TSCĐ&ĐTDH 30.498.343.856 36 44.652.348.417 36 52.095.593.580 39 I. TSCĐ 27.322.069.976 32 40.696.290.661 33 47.958.380.006 35 1. TSCĐHH 27.322.069.976 32 40.696.290.661 33 47.958.380.006 35 2. Nguyên giá 35.149.383.912 41 59.043.928.238 48 70.075.227.015 52 3. Hao mòn 7.827.313.936 9 18.347.691.577 15 22.116.847.009 16

II. Đầu tư XDCB 143.133.000 0.1 133.133.000 0

III. CPXDCBDD 3.044.273.880 1 3.680.924.486 3 3.872.080.574 2,9 IV. KKCDH 132.000.000 1 132.000.000 0.1 132.000.000 0 TỔNG TÀI SẢN 85.543.615.635 100 124.064.577.631 100 135.122.168.478 100 NGUỒN VỐN A. nợ phải trả 81.164.823.544 95 112.489.104.310 91 119.540.889.852 88 I. Nợ ngắn hạn 60.013.126.543 70 57.228.803.250 46 68.294.383.822 51 II. Nợ dài hạn 21.051.697.001 25 55.192.646.197 45 51.246.506.030 38 1. Vay dài hạn 21.051.697.001 25 55.192.646.197 45 51.246.506.030 38 2. Nợ dài hạn khác 100.000.000 0.1 67.654.863 0.1 10.000.000 0 B. Nguồn vốn CSH 4.378.792.091 5 11.575.473.321 9 15.581.278.626 12 TỔNG NG. VỐN 85.543.615.635 100 124.064.577.631 100 135.122.168.478 100

Phân tích bảng kết cấu tài sản

Qua nhiều năm kinh doanh công ty đã phát huy được khả năng kinh doanh của mình được thể hiện trong brng tổng kết tài sản tăng lên từng năm và nguồn vốn cũng tăng lên đều giúp công ty đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động

Về tài sản:

+ Tài sản lưu động: năm 2003 là 64%, năm 2004 là 64% và giảm xuống 61%, trong đó tiền mặt năm 2003 là 2% tăng lên năm 2004 là 9%, và giảm xuống năm 2005 là 2% khoản phải thu năm 2002 là 24%, năm 2003 là 22%, năm 2004 là 215; Tồn kho năm 2002 là 37% năm 2003 là 31%, năm 2004 là 38%.

* Nguyên nhân: Vì công ty áp dụng chính sách bán thanh toán tiền ngay, bán chịu ít nên trong năm 2003 đến năm 2004 tiền mặt đã tăng lên 7% và khoản phải thu giảm xuống 2%, tồn kho giảm 6%. Nhưng từ năm 2004 đến năm 2005 do công ty đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ do đó khoản phải thu giảm xuống 1% nhưng lượng tồn kho tăng lên 7% do lượng hàng sản xuất ra nhiều, và cùng với sự tăng lên của nguyên vậy liệu làm cho tồn kho tăng và lượng tiền mặt đã giảm xuống 7% là do khách hang nợ nhiều và đầu tư trong sản xuất nhiều do đó tiền mặt đã giảm xuống.

+ Tài sản cố định: Qua bảng cho ta thấy tài sản cố định tăng dần qua các năm 2003 là 32% đến năm 2004 là 33% đến năm 2004 là 35% từ tài sản lưu động và tài sản cố định tăng làm cho tổng tài sản tăng qua các năm thể hiện năm 2003 là 85,5 tỷ đến năm 2004 là 124,1 tỷ đến năm 2005 là 135,12 tỷ.

* Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản: Do công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào máy móc thiết bị, tăng sản lượng sản xuất, đầu tư vào xây dựng nhà cửa, đầu tư vào sản xuất sản phẩm…

- Nguồn vốn:

+ Nợ phải trả đã giảm xuống đáng kể năm 2002 là 95% đến năm 2003 là 91% năm 2004 là 88%.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể năm 2002 là 5% đến năm 2003 là 9% và năm 2004 là 12%.

* Nguyên nhân: Do công ty vay đầu tưvào để mua máy móc thiết bị, và đầu tư vào để mua nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh nhưng có xu hướng giảm vì nguồn vốn của

chủ sở hữu đẫ tăng lên trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh điều này làm cho công ty đỡ phải trã một khoản tiền đi vay và ngắn hạn.

2.6.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Trong những năm qua công ty đã phấn đấu tạo được uy tín và vị thế trên thị trường. Công ty đã thực hiện được một số hợp đồng có giá trị với các công trình lớn, đạt được doanh thu cao. Tình hình doanh thu của công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng: Báo cáo kết quả kinh doanh thời kỳ 2003- 2005 (ĐVT:VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2004 % Năm 2005 % Năm 2006 %

Tổng doanh thu 66.989.814.273 100 80.362.830.372 100 97.888.982.945 100 Doanh thu thuần 66.989.814.273 100 80.362.830.372 100 97.888.982.945 100 GVHB 57.941.002.784 86.5 70.307.379.962 87.5 85.866.637.433 87.7 LN Gộp 9.048.811.489 13.5 10.055.450.410 12.5 12.022.245.512 12.3 CPBH 2.194.364.346 3.3 1.668.837.936 2.08 2.065.557.847 2.1 CPQLDN 2.494.151.186 10.2 2.899.279.817 3.6 2.926.374.465 2.98 LN Thuần 4.360.295.957 6.5 5.487.332.657 6.8 7.030.313.200 7.2 LN tài chính -4.103.997.688 -6.2 -5.244.536.632 -6.5 -6.708.928.228 -6.9 TN HĐ Tài chính 48.724.968 0.07 18.163.767 0.02 58.497.357 0.06 CP HĐ Tài chính -4.152.722.656 -6.2 -5.262.700.399 -6.5 -6.767.425.585 -6.9 LN Bất thường 0 0 0 0 0 0 TN Bất thường 0 0 0 0 0 0 CP Bất thường 0 0 0 0 0 0 TLN trước thúê 256.298.269 0.38 247.796.025 0.3 321.384.972 0.33 Thuế 51.893.325 0.08 62.008.233 0.08 53.081.628 0.05 LN sau thuế 155.679.976 0.3 180.787.792 0.22 268.303.344 0.3

Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy:

Tổng doanh thu:

Công ty khai thác thị trường tốt và cho doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm kinh doanh.

Năm 2004 là 80,36 tỷ so với năm 2003 là 66,989 tỷ tăng lên 13,373 tỷ, Năm 2005 là 97,888 tỷ so với năm 2004 tăng lên 15,55 tỷ. Tỉ trọng tăng –0,999%, đến năm 2005 là 12,022 tỷ tăng lên so với năm 2004 là 1,97 tỷ. Tỷ trọng tăng –0,23%.

Nguyên nhân lợi nhuận thấp: Để đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cao nên công ty đã mở rộng quy mô sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ do vậy lượng hang sản xuất và tiêu thụ cũng rất lớn vì chi phí đầu tư rất nhiều vào để sản xuất sản phẩm, nên giá vốn bán hang ban đầu tiêu tốn rất nhiều chính vì thế nên lợi nhuận gộp thấp.

Lợi nhuận thuần:

Năm 2003 là 4,36 tỷ chiếm tỷ trọng 6,5% năm 2004 là 5,48 tỷ chiếm tỉ trọng là 6,82%, Năm 2005 là 7,03 tỷ chiếm tỉ trọng là 7,18% nhìn chung lợi nhuận thuần đã tăng qua từng năm nhưng so với tổng doanh thu và lợi nhuận gộp thì còn rất thấp.

Nguyên nhân: Do doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh nên phải chi phí cho bán hàng và quản lý tăng như phải tăng thêm lao động, thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, mở rộng kho hàng, xây dựng kho lưu trữ, tăng them lực lượng trong quản lý. Cùng với việc hỗ trợ trong tiếp thị, trong cổ động tuyên truyền…

Lợi nhuận sau thuế:

Chiếm tỷ trọng rất thấp năm 2003 là 0,3%, năm 2004 là 0,22% và năm 2005 là 0,27% so với tổng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế rất thấp điều này chứng tỏ công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh rất lơn nhưng lợi nhuận thu được rất thấp.

Nguyên nhân: Do chi phí quá nhiều và vốn vay để hoạt động kinh doanh rất lớn cùng với việc khách hang còn nợ khá nhiều nên lợi nhuận thu về rất thấp tuy nhiên như ta thấy lợi nhuận có xu hướng tăng dần là một dấu hiệu rất khả quan

2.7 Thực trạng phân phối của công ty:

2.7.1 Tổ chức hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty

Hệ thống phân phối sản phẩm trang trí nội thất ở công ty TNHH THANH HÒA.PCS được tổ chức theo kiểu đa kênh, gồm 4 dạng kênh phân phốitrong sơ đồ.

2.7.1.1 Kênh phân phối trực tiếp (không cấp)

Công ty tổ chức cửa hàng trực tiếp cho người sử dụng không qua trung gian nào. Bao gồm hai hình thức bán hàng trực tiếp.

- Bán qua kho với khối lượng lớn cho khách hàng mỹ nghệ. - Bán lẻ qua hệ thống cửa hàng và chi nhánh.

* Bán hàng trực tiếp qua kho: Công ty xuất bán ngay tại kho của công ty ( hoặc kho của khách hàng) cho khách hàng là đơn vị sản xuất.

+ Ưu điểm:

- Kênh phân phối ngắn, giảm thiểu chi phí cho các trung gian phân phối, chi phí lưu thông…

- Đảm bảo tính kiểm soát - Thông tin phản hồi nhanh

- Đảm bảo tính sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng

- Bán theo khối lượng lớn nên ít tốn nhân viên phục vụ và nhân viên bán hàng, tiết kiệm nhiều chi phí: Chi phí đầu tư của cửa hàng, Chi phí bán hàng, Chi phí trung gian…

+ Nhược điểm:

- Một số khách hàng mua để chiếm dụng vốn, thậm chí công nợ kéo dài năm này sang năm khác. CÔNG TY TNHH THANH HÒA.PCS KHÁCH HÀNG Bán lẻ Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn Đại lý Công ty Khách hàng

- Khi nhiều khách hàng cùng tập trung lấy hàng tại kho, thời gian chờ đợi tăng lên là đều khách hàng mong muốn.

- Phát sinh các chi phí: lương nhân viên bán hàng, thuê mặt bằng, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.

- Công ty phải có nguồn tài chính mạnh.

Bán lẻ tại cửa hàng và chi nhánh của công ty: + Ưu điểm của bán lẻ qua cửa hàng và chi nhánh:

- Đây là hình thức bán rất linh hoạt và hiệu quả vì khách hàng trả tiền ngay, vốn quay vòng nhanh, lợi nhuận cao.

- Lực lượng bán của chính công ty nên họ tập trung hoàn toàn vào sản phẩm. Họ được đào tạo chuyên môn nên hiểu biết về sản phẩm. Tương lai của họ phụ thuộc tương lai của công ty nên họ là việc tích cực và trung thành hơn các trung gian.

- Công ty dễ kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hóa bán ra, đảm bảo cao với khách hàng.

- Công ty có thể sử dụng nhân viện bán hàng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: Thu thập thông tin về hành vi khách hàng, những phàn nàn về khách, tập hợp thông tin về đối thủ.. Từ đó công ty có chính sách cải thiện hoạt động phân phối tốt hơn.

+ Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn gồm chi phí xây dựng cửa hàng, trang thiết bị phương tiện bán hàng…

- Để phục vụ khách hàng trên địa bàn khách hàng rộng, cần mạng lưới cửa hàng nhiều, kéo theo sử dụng nhiều nhân viên bán hàng. Do đó chi phí hoạt động rất lớn, gồm: tuyển mộ, huấn luyện, giám sát, trả lương…

- Các nhà quản lý công ty phải đối mặt với khó khăn là làm sao để tìm được đúng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện chính sách kênh phân phối mặt hàng trang trí nội thất của công ty TNHH Thanh Hòa PCS ppt (Trang 27)