Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 27 - 30)

Bên cạnh những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan sau:

Nhân tố vĩ mô.

Môi trường kinh tế, xã hội.

Đây là nhân tố được nhắc đến đầu tiên khi xem xét ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, xã hội ổn định, đời sống dân cư được cải thiện và họ có nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mức thu nhập cao và ổn định hơn trước, các nhu cầu về chi tiêu hay sử dụng cácư sản phẩm dịch vụ có giá trị lớn,chất lượng cao cũng hình thành.

Hơn nữa, nền kinh tế phát triển ổn định còn có tác dụng khuyến khích đầu tư, tiêu dùng trong dân cư, hạn chế tiết kiệm từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Môi trường văn hoá.

Môi trường văn hóa cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Mỗi nền văn hoá đều có những nét đặc thù riêng biệt, nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu dùng của các tầng lớp dân cư bởi các quyết định tiêu dùng của người dân bị chi phối rất nhiều bởi thói quen chi tiêu, mua sắm, trình độ văn hoá,….

Môi trường pháp lý.

Tạo ra khuôn khổ pháp luật giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra trôi chảy, an toàn và hiệu quả theo một khuôn khổ thống nhất. Chính vì thế, môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Tại những nước phát triển, Luật tín dụng ra đời nhằm điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động này phát triển đồng thời tránh được những rắc rối, tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra. .

Nhân tố vi mô.

Ngoài những nhân tố vĩ mô, hoạt động cho vay tiêu dùng còn chịu sự chi phối, ảnh hưởng của những nhân tố vi mô, đó là:

Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng.

Khách hàng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các quan hệ tín dụng trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Chính nhu cầu của khách hàng sẽ là độnh lực để họ tìm đến ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Nếu ngân hàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ phát triển rất tốt.

Bên cạnh đó thói quen của người tiêu dùng cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ngân hàng. Khi khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ ở

một ngân hàng thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngân hàng đó đối với những đối thủ khác.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng sẽ diễn ra trôi chảy nếu tất cả những khách hàng đều đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu mà ngân hàng đề ra đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Đạo đức của khách hàng vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của họ. Năng lực pháp lý của khách hàng được đánh giá qua việc khách hàng không vi phạm các quy định pháp luật trong, trước và sau quá trình xin vay. Còn mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng đó được đánh giá thông qua những yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.

Năng lực tài chính của khách hàng.

Một khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng thì trước hết phải có năng lực tài chính lành mạnh và đủ lớn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đè quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình chính là khả năng trả nợ. Nếu nguồn trả nợ đủ mạnh có thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng nhưng không lành mạnh và ổn định thì cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng.

 Các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài các nhân tố thuộc về khách hàng, khả năng của các đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Mối ngân hàng trong quá trình phát triển phải xác định được chỗ đứng của mình trong giới ngành để có những chiến lược phát triển đúng đắn.

Những nhân tố khách quan và chủ quan trên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của một ngân hàng thương mại. Để có chiến lược phát triển đúng đắn thì mỗi ngân hàng phải tự mình xem xét và đánh giá những điểm yếu và thế mạnh riêng của mình, từ đó đưa ra những kế hoạch phát triển cụ thể trong từng thời kỳ.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK).

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 27 - 30)