Điều kiện thuận lợi của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 63 - 66)

Với những kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng nêu trên đã phản ánh đúng nội lực của VPBank và nó còn phù hợp với sự phát triển chung của ngân hàng. Có được như vậy phải kể đến những điều kiện thuận lợi nhất định đối với VPBank trong quá trình mở rộng và phát triển hoạt động của mình.

• Với nỗ lực của mình, VPBank đã đạt được những kết quả vượt bậc và toàn dịên về hiệu quả của cơ chế điều hành, quản lý; kết quả công tác thu hồi nợ khó đòi; về chất lượng của việc phát triển hoạt động mới an toàn, lành mạnh, hạn chế đến thấp nhất các rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Những kết quả đáng khích lệ này đã được NHNN công nhận. Ngày 06/06/2004 theo quyết định số 835/QĐ - NHNN, NHNN đã chính thức công nhận chấm dứt chế độ kiểm soát đặc biệt đối với VPBank. Việc này đã có tác dụng kích thích rất

lớn và tạo đà cho sự phát triển hoạt động của VPBank nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Kể từ đây một trang sử mới đã mở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho VPBank vững bước tiến vào tương lai.

• Đường lối, chủ trương lãnh đạo sáng suốt của HĐQT và Ban Giám đốc. Kể từ năm 2001, HĐQT trong phạm vi quyền hạn của mình đã tiến hành những bước đi đầu tiên của quá trình cải tổ VPBank với hướng đi đúng đắn là xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cả nước và trong khu vực, hoạt động của VPBank đã có những thay đổi đáng kể. Việc tách phòng Phục vụ khách hàng cá nhân từ phòng Tín dụng đầu tư đồng thời thành lập phòng Thẩm định tài sản đảm bảo hoàn toàn độc lập với phòng phục vụ khách hàng đã tạo ra sự chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, tạo ra những cơ sở đầu tiên để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

• Quy mô nguồn huy động của ngân hàng tăng: nguồn vốn huy động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Năm 2005 VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng: “VPBank gửi tài lộc đầu xuân”, “Tiếp nối niềm vui”, “Vui cùng sinh nhật VPBank” và được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình. Đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tăng 74% so với năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm tăng 75% so với năm 2004. Nguồn vốn huy động dồi dào như vậy chính là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.

• Quy trình, thủ tục cho vay đã được sửa đổi nhanh chóng và thuận tiện hơn cho khách hàng. Những thay đổi này nhằm giảm bớt thủ tục rườm rà cho khách hàng, tạo sự thuận tiện và tâm lý thoải maí cho khách hàng và tiết kiệm thời gian giao dịch cho ngân hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng doanh số cho vay tiêu dùng. Từ tháng 10/2003 VPBank đã đưa ra áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân nhằm đánh giá năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng. Hệ thống chấm điểm này đã xóa bỏ hoàn toàn những đánh giá mang tính cá nhân và tạo ra sự công minh sáng

suốt đối với cán bộ tín dụng trong việc đánh giá khách hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng, chất lượng của khoản tín dụng, từ đó ngân hàng xem xét có chấp thuận cho vay hay không và áp dụng những chính sách nào để phù hợp đối với khoản tín dụng đó. Căn cứ vào những thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm theo những yếu tố sau:

• Yếu tố nhân thân lai lịch:

 Tiền án, tiền sự.

 Tuổi.

 Trình độ học vấn.

 Nghề nghiệp.

 Thời gian công tác.

 Thời gian làm công việc hiện tại.

 Tình trạng cư trú.

 Số người ăn theo.

 Thu nhập hàng năm của cá nhân.

 Thu nhập hàng năm của gia đình.

• Yếu tố tài chính

 Tỷ trọng vay vốn trên tổng phương án xin vay

 Tình hình trả nợ với ngân hàng (VPBank và ngân hàng khác)

 Tình hình trả lãi

 Tổng nợ (kể cả khoản vay đang xét) trên giá trị BĐS và động sản có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người vay.

 Các dịch vụ sử dụng của VPBank

 Loại TSĐB.

 Mức biến động về giá TSĐB có thể xảy ra trong thời gian vay

Với mỗi chỉ tiêu nên trên, cán bộ tín dụng đánh giá và xác định tổng số điểm mà khách hàng đạt được, đánh giá kết quả xếp hạng rủi ro của khách hàng theo 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau theo mẫu:

Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro

87 – 100 A+ Xuất sắc Thấp

74 – 86 A Tốt

61 – 73 B+ Trung bình Trung bình

48 – 60 B Dưới trung bình Trung bình

35 – 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0 – 34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao

Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá TSĐB của khách hàng theo 3 mức độ: mạnh – trung bình - yếu. Kết quả đánh giá cuối cùng về chất lượng của khoản tín dụng được ghi vào “Bảng đánh giá tín dụng kết hợp”

Xếp hạng rủi ro

A+ A B+ B C+ C Rủi ro thấp Rủi ro TB Rủi ro cao Đánh giá

TSĐB

Mạnh Xuất sắc Tốt TB/ Từ chối

TB Tốt TB Từ chối

Yếu TB TB/ Từ chối Từ chối

Dựa vào kết quả đánh giá tín dụng kết hợp của mỗi khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến giải quyết, và nó là căn cứ để Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng xét duyệt.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 63 - 66)