Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 36 - 39)

đây.

Trong 2 năm gần đây 2004 – 2005 bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước đã có không ít biến động đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và cũng không ít khó khăn đối với khu vực tài chính. Hệ thống ngân hàng tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều gia tăng vốn điều lệ, và đã có một số ngân hàng bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng gay gắt, cac ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh trên khắp cả nước, đưa ra các chương trình khuyến mại huy động lên tới hàng tỷ đồng, gia tăng các tiện ích của sản phẩm dịch vụ… Trong bối

cảnh đó, mặc dù vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài (1997 - 2004) VPBank đã đạt được những thành tích đáng kể, vươn lên khẳng định được mình với uy tín thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài chính lành mạnh và chất lượng hoạt động được kiểm soát rất tốt.

Kết thúc năm tài chính 2004, VPBank đã đạt được kết quả lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 60 tỷ đồng, tăng 17,2 tỷ đồng so với năm 2003 và vượt 70% kế hoạch.

Kết thúc năm tài chính 2005, lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 83,32 tỷ đồng – tăng 38,7% so với năm 2004. Lợi nhuận sau dự phòng (gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) là 76,21 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.

Với chiến lược phát triển lâu dài là xây dựng VPBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía bắc và sau đó là trong cả nước, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHBL hướng mục tiêu phục vụ chính vào các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân… Từ đó, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng. Trong năm 2003, một loạt các sản phẩm tiền gửi mới được VPBank đưa ra như: “Tiết kiệm an sinh nhà ở”, “Tiết kiệm an sinh giáo dục”, “Tiết kiệm an sinh mua ô tô”, “Tiền gửi rút gốc linh hoạt”, “Tiền gửi siêu lãi suất”… Năm 2004 – 2005 VPBank đã tích cực nghiên cứu và đưa ra các dịch vụ huy động vốn mới có chất lượng cao, đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng mà điển hình là sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD” (11/2004) và “Tiền gửi tiết kiệm VNĐ được bảo đảm bằng USD” (2/2005).

Trong lĩnh vực huy động tiền gửi từ dân cư, năm 2005 VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng: “VPBank gửi tài lộc đầu xuân”, “Tiếp nối niềm vui”, “Vui cùng sinh nhật VPBank” và được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình.

Bảng 1: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.213 100 3.245 100 5.645 100 Huy động trên thị trường I 1.261 57 2.044 63 4.008 71 Tiền gửi tiết kiệm 974 44 1.495 46 2.616 47 Tiền gửi thanh tóan 287 13 549 17 1.392 24 Huy động trên thị trường II 952 43 1.201 37 1.637 29

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004, 2005)

Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Kết quả đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tăng 74% so với năm 2004. Trong đó riêng tiền tiết kiệm tăng 75% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 36 - 39)