đạt khoảng trên 70%. Tỷ lệ này cao hơn so với các nước trong khu vực: Singapo là 57%, Malaysia là 59%, Thái Lan là 68%... Điều này đã góp phần tạo ra tiền đề quan trọng để gia tăng tiêu thụ trong nước.
Xu hướng tiêu thụ hàng hoá và chi tiêu của người dân trong nước tăng như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua tăng mạnh, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Giá tiêu dùng tăng cao đã đẩy giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ. Năm 2005 giá tiêu dùng tăng 8,4% so với bình quân năm 2004 và đạt tốc độ tăng cao nhất trong những năm vừa qua.
Cơ cấu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo sản phẩm ngành cũng có những chuyển biến theo xu hướng tích cực. Trong tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình thì tiêu dùng của sản phẩm từ khu vực công nghiệp – xây dựng - dịch vụ tăng, trong khi khu vực nông – lâm - thuỷ sản giảm dần.
2.2.1.2 Tình hình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nam.
Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay cùng với số dân gần 83 triệu người đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng rộng lớn và đầy tiềm năng. Nắm bắt được xu hướng này, các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là các NHTM đã thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Tuy vậy, ở Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn nhỏ, chỉ chiếm 5% trên tổng dư nợ tín dụng trong khi ở các nước phát triển thì tỷ trọng này lên tới 40 – 50%.
Các NHTM quốc doanh trước đây thường không quan tâm đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Họ đánh giá quy mô khoản vay nhỏ trong khi chi phí cho nó
cao mà hiệu quả không lớn nên thường từ chối cấp những khoản tín dụng này, do đó quy mô và doanh số cho vay tiêu dùng hầu như không đáng kể. Nhưng hiện nay quan niệm đó không còn đúng nữa, các NHTM quốc doanh đã nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường này và có những chiến lược cạnh tranh hợp lý. Điển hình là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, họ đã xây dựng chiến lược ngân hàng bán lẻ 2004 – 2010 với những bước đi cụ thể nhằm chiếm lĩnh khối thị trường bán lẻ
Còn đối với khối các NHTM cổ phần, họ đã có những chiến lựơc cụ thể phát triển mảng khách hàng cá nhân và đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, như ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK, SEABANK, VPBANK, … với các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng với cán bộ công nhân viên chức,… Tuy doanh số hoạt động còn chưa cao nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM cổ phần đã tạo nền tảng ban đầu để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh không thực họat động cho vay tiêu dùng.
Cùng với các NHTM, các định chế tài chính khác như các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm,… cũng đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM trong lĩnh vực tiêu dùng. Tuy vậy, hoạt động của các tổ chức này chưa có gì nổi bật và có thể khẳng địng các NHTM hoàn toàn chiếm ưu thế trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.