Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 66 - 68)

Nhìn chung hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank trong thời gian vừa qua là khá phát triển, tuy nhiên do mới hình thành và mới được chú trọng phát triển nên nó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

• Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của thị trường. Mặc dù đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm nhưng dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng so với hoạt động tín dụng còn chưa cao. Có thể nói trong 2 năm 2004, 2005 đã có nhiều biến động xã hội

tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong năm 2004, thị trường bất động sản tỏ ra khá sôi động nhất là hoạt động buôn bán nhà đất. Điều này một phần do nhu cầu nhà ở trong dân cư tăng lên, mặt khác nhà nước đã có những chính sách thông thoáng hơn đối với hoạt động này từ đó tạo cơ sở để phát triển hoạt động cho vay mua nhà. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu sử dụng ô tô cũng như cho con cái của họ đi du học tăng lên đáng kể. Trong tình hình đó, với những kết quả đạt được về mặt doanh số cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng còn chưa hiệu quả. Mặt khác, dư nợ cho vay tiêu dùng còn khá cao trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống (48.4%), tỷ lệ nợ quá hạn còn cao thể hiện sự thiếu xót của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc thu hồi nợ.

• Đối tượng cho vay của VPBank còn hạn chế, nhất là đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn như đôi với cho vay mua – sửa chữa nhà và cho vay mua ô tô, VPBank chỉ cho vay với những khách hàng cá nhân hay hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại nơi VPBank có trụ sở (các trường hợp đặc biệt khác do Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định). Đối với cho vay tài trợ du học, phạm vị cho vay là những công dân Việt Nam có người thân đang du học hoặc sắp có kế hoạch đi du học nước ngoài. Việc giới hạn như vậy nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay tiêu dùng nhưng nó sẽ hạn chế rất nhiều số lượng khách hàng có nhu cầu đến giao dịch với ngân hàng.

• Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa có sự khác biệt hóa rõ nét. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn chung chung như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô… mà chưa có những nét khác biệt tập trung vào những nhóm khách hàng cụ thể. Đồng thời, danh mục các sản phẩm còn ít như vậy đã không đáp ứng được những nhu cầu khác của người tiêu dùng như nhu cầu mua tài sản có giá trị khác…

• Chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng: hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank được đánh giá là chưa phù hợp với tình hình phát triển chung

của toàn ngân hàng cả về quy mô và chất lượng. Năm 2005, dư nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng là 5.3 tỷ đồng trong tổng dư nợ quá hạn của hoạt động tín dụng là 33.8 tỷ đồng, chiếm 16.5%. Tỷ lệ nợ cần chú ý của hoạt động cho vay tiêu dùng là 27.2% so với nợ cần chú ý của hoạt động tín dụng. Nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng là 9.705 triệu đồng so với 22.696 triệu đồng nợ xấu của hoạt động tín dụng. Điều này đòi hỏi VPBank phải chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng hơn nữa để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngoài quốc doanh việt nam (Trang 66 - 68)