Tìm hiểu mức độ gây hại thóc dự trữ của ngài thóc (Sitotroga

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 75 - 79)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của ngài thóc

4.2.6. Tìm hiểu mức độ gây hại thóc dự trữ của ngài thóc (Sitotroga

cerealella Oliv.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

Đối với một số loài côn trùng gây hại cây trồng trên đồng ruộng, mức gây hại kinh tế, ng−ỡng kinh tế đã đ−ợc nghiên cứu từ lâu và đ−ợc ứng dụng trong biện pháp phòng trừ tổng hợp. Ng−ợc lại, đối với côn trùng gây hại trong kho nói chung và trong kho thóc dự trữ nói riêng, vấn đề ng−ỡng kinh tế và mức gây hại kinh tế vẫn ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ. Vì vậy việc xác định triệu chứng gây hại, mức độ gây hại đối với ngài thóc, mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ sẽ giúp cho thủ kho thóc bảo quản nhận biết và phòng trừ chúng đạt hiệu quả .

4.2.6.1. Triệu chứng gây hại của ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliv.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

+ Ngài thóc (S.cerealella O.)

Sâu non ăn hại bên trong hạt để lại các lỗ rỗng trong nội nhũ. Tr−ởng thành vũ hoá vỏ nhộng th−ờng đ−ợc để kẹt lại trong vỏ trấu, lỗ vũ hóa trông ghồ ghề. Lỗ vũ hoá chỉ đục ở phần cuối của hạt thóc. Không giống nh− các loài ngài khác ngài thóc không kết dính hạt bằng tơ. Thóc bị ngài gây hại nặng th−ờng màu thóc xỉn do khi gây hại cho thóc đã sản sinh ra nhiệt và ẩm độ, điều này làm cho hạt dễ bị mốc gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến chất l−ợng thóc xuất kho sau này.

+ Mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

Cách phá hại rất đặc tr−ng: con tr−ởng thành gây hại bên trong hạt để lại những lỗ có hình dạng khác nhau, khi gây hại để lại bột. Chúng tôi nhận thấy rằng mức nguy hại của loài R. dominica do nó biến thóc từ dạng hạt thành bột, thực chất số l−ợng thóc do nó tiêu thụ trực tiếp ít hơn so với loài mọt gạo (S. oryzea), và loài ngài thóc (S. cerealella O.) Thóc bị mọt đục hạt nhỏ gây hại nặng khi quan sát vẫn thấy hạt thóc nguyên vẹn nh−ng thực chất

chỉ còn lại vỏ trấu và th−òng ngửi thấy có mùi ngọt. Mọt R. dominica không gây ra hiện t−ợng bốc nóng trong khối hạt nh− ngài thóc (S. cerealella O.) và mọt S. oryzea. Do vậy thóc khi bị mọt gây hại vẫn giữ đuợc màu vàng sáng đặc tr−ng của thóc khi nhập kho.

+ Mọt gạo (Sitophilus oryzae L.)

Sâu non ăn hại bên trong hạt để lại các lỗ rỗng trong nội nhũ. Tr−ởng thành vừa mới vũ hoá đã cắn vỡ nát các lỗ bên trong hạt để chui ra ngoài. Các lỗ đục rất nham nhở không có hình dạng nhất định. Mọt gạo sinh ra nhiều ẩm và nhiệt trong khối hạt, thóc bị mọt gây hại nặng th−ờng bị bốc nóng, màu hạt thóc th−ờng bị mất màu vàng sáng đặc tr−ng của thóc, gia tăng sự xuất hiện của nấm mốc.

4.2.6.2 Mức độ gây hại

Để tìm hiểu mức độ gây hại thóc của ngài thóc, mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm và kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau

Hình 4.6. Thóc bị mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F) gây hại

sau 3 tháng bảo quản Hình 4. 5. Thóc bị mọt gạo

(Sitophilus oryzae L.) gây hại sau 3 tháng bảo quản

Hình 4.7. Thóc bị ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliv.) gây hại sau 3 tháng và 6 tháng bảo quản

Bảng 4.10. So sánh mức độ hao hụt trọng l−ợng thức ăn do ngài thóc (Sitotroga cerealella O.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.) gây ra

Đối chứng Ngài thóc Mọt gạo Mọt đục hạt nhỏ

Công thức

Chỉ tiờu theo dừi Ngày kiểm tra

Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Nhiệt độ 30 0,11 0,22 4,57 9,14 1,21 2,42 1,13 2,26 60 0,31 0,62 8,92 17,84 4,76 9,52 4,25 8,5 90 0,46 0,92 13,8 27,6 12,1 24,2 11,2 22,4 25oC 30 0,13 0,26 5,13 10,26 1,26 2,52 1,1 2,2 60 0,32 0,72 9,34 18,68 4,92 9,84 4,1 8,2 90 0,48 0,96 14,3 28,6 13,3 26,6 12,5 25 30oC

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………94

Qua bảng chúng tôi thấy sau 30 ngày bảo quản ở cả 2 điều kiện nhiệt độ là 25oC và 30oC cả 3 công thức thí nghiệm l−ợng hao hụt còn thấp và số hạt bị côn trùng cắn phá còn ít, ngoài ra do một số loài mọt không kịp thích nghi với điều kiện nhân nuôi nên sẽ bị chết. Nh−ng sau 60, 90 ngày bảo quản l−ợng hao hụt lớn hơn và sự chênh lệch diễn ra rõ rệt giữa 3 loài ngài thóc, mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ.

ở nhiệt độ 25oC, ngài thóc gây hao hut trọng l−ợng lớn nhất, mức độ hao hụt nh− sau: Ngài thóc > mọt gạo > mọt đục hạt nhỏ. Kết quả sau 90 ngày bảo quản mức độ hao hụt do ngài thóc gây ra là 27,6%, mọt gạo là 24,2% và mọt đục hạt nhỏ là 22,4%.

ở nhiệt độ 30oC, ngài thóc cũng là loài gây hao hụt trọng l−ợng lớn nhất, mức độ hao hụt nh− sau: Ngài thóc > mọt gạo > mọt đục hạt nhỏ. Kết quả sau 90 ngày bảo quản mức độ hao hụt do ngài thóc gây ra trên thóc là 28,6%, mọt gạo là 26,6% và mọt đục hạt nhỏ là 25%.

Qua quá trình theo dõi và quan sát chúng tôi thấy do thời gian hoàn thành vòng đời của ngài thóc ngắn nhất nên tốc độ gia tăng quần thể sẽ cao hơn dẫn đến khả năng gây hại của chúng trên thóc là lớn nhất, tiếp đến là mọt gạo có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn hơn mọt đục hạt nhỏ nên khả năng gây hại của mọt gạo lớn hơn mọt đục hạt nhỏ và thấp hơn so với ngài thóc. Do mức độ thiệt hại cũng tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng tr−ởng của mật độ quần thể, mật độ sâu mọt càng tăng thì tỷ mất mát về trọng l−ợng khô của thóc càng tăng và tỷ lệ mất mát trọng l−ợng thóc tăng dần qua các thời điểm kiểm tra.

Trong quá trình thực tập tại phòng thực tập bộ môn côn trùng khoa Nông học chúng tôi thấy rằng ngài thóc là loài gây hại mạnh hơn so với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Bích Yên, 1998 [46].

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………95

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 75 - 79)