Biện pháp phòng trừ sâu mọt gây hại trong kho hạt ngũ cốc dự trữ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 34 - 38)

2. Tổng quan tài liệu

2.7.Biện pháp phòng trừ sâu mọt gây hại trong kho hạt ngũ cốc dự trữ

Tr−ớc những tổn thất do côn trùng hại kho gây ra trong kho bảo quản, con ng−ời đã nghiên cứu các biện pháp bảo quản nông sản cất trữ và phòng trừ côn trùng gây hại từ khi các nông sản đ−ợc đ−a vào kho. Đến nay đã có nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại áp dụng và đạt đ−ợc những kết quả nhất định, trong đó các biện pháp đ−ợc nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất là biện pháp sinh học, biện pháp hoá học và biện pháp tổng hợp.

Theo định nghĩa của tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế OBC (1997): “Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật hại gây ra” [32].

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………25 Kết quả nghiên cứu của Nakakita Hiroshi et al (1991), tại Thái Lan cho biết đã ghi nhận đ−ợc 3 loài ong kí sinh côn trùng gây hại trong các kho l−ơng thực là Chaetosphila elegans, Proconus sp Bracon hebetor. Cùng một số loài bắt mồi trong kho l−ơng thực bảo quản gồm: Kiến (khoảng 4 - 5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes Reuter), và giả bò cạp [60].

Nghiên cứu khả năng tiêu diệt vật mồi của bọ xít Xylocoris flavies, Reichmuth Christoph (2000), cho biết loài này sử dụng vật mồi là trứng, sâu non, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại trong kho nh−: Plodia interpunctella, Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acothoscelides obtectus, Sitophilus zaemais, Tribolium confusum, Sitotroga cerealella…[32].

Thuốc thảo mộc đ−ợc chiết xuất chế tạo từ những loài thực vật có sẵn trong tự nhiên để diệt trừ sâu hại mang hiệu quả kinh tế cao và ít gây ô nhiễm môi tr−ờng đã đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều n−ớc trên thế giới. Tại Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh (GCJ) đã đ−ợc sản xuất và đ−a vào ứng dụng rộng rãi trong các kho bảo quản l−ơng thực dự trữ tại tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc đạt hiệu quả cao [32].

Thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh (GCJ) là loại thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật, chất mang và đ−ợc bổ xung thêm thuốc hoá học Detamethrine với hàm l−ợng 2,5 mg/kg. Thuốc GCJ đã đ−ợc bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc phép sử dụng ở Việt Nam. Đối với ngành DTQG, thuốc thảo mộc GCJ vẫn đ−ợc xem là một loại thuốc có hiệu quả với côn trùng hại thóc dự trữ đ−ợc sử dụng ở liều l−ợng 0,01% trộn với lớp thóc bề mặt ở độ sâu 50cm với tỷ lệ 0,92kg/tấn (khoảng 10 –12 kg GCJ 25DP) cho một ngăn kho cuốn với tích l−ợng 110 tấn.

Do hạn chế của biện pháp phòng trừ sinh học nên trong thực tế biện pháp hoá học vẫn đ−ợc sử dụng th−ờng xuyên và phổ biến để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho, do thuốc hoá học với nhiều −u điểm nổi bật nh− tác

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………26 động diệt côn trùng nhanh, phổ tác động của thuốc rộng, dễ sử dụng và giá thành rẻ. Nh−ng −u điểm của phòng trừ hoá học không kéo dài đ−ợc lâu do những hiệu quả bất lợi của việc sử dụng thuốc hoá học, cũng do việc sử dụng th−ờng xuyên và liên tục một vài loại thuốc hoá học nên nhiều loài côn trùng gây hại trong kho đã xuất hiện tính kháng thuốc hoá học.

Một số loại thuốc hoá học đã và dang đ−ợc dùng để bảo quản hạt ngũ cốc ở n−ớc ta gồm có Actellic, DDVP 50%, Sumithion, Detamethrine và Permethrrine. Tuy nhiên hiện chỉ có Sumithion đ−ợc sử dụng rộng rãi để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nói chung và kho thóc dự trữ đổ rời nói riêng do hiệu lực của thuốc đối với côn trùng cao, giá hành phù hợp (Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 1991)[32].

Sumithion còn có tên gọi khác nh−: Fenitrothion, Folithion, Fentron….Công thức hoá học C6H12NO5PS; phân tử l−ợng: 277,2. Thuốc Sumithion đ−ợc gia công thành chế phẩm dạng sữa 50%, bột thấm n−ớc 40%, thuốc bột 2%, 3%, 5% và ULV 1,25kg/lít. Sumithion là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, có phổ tác động rộng và ít độc với động vật máu nóng hơn nhiều loại thuốc t−ơng tự (thuộc nhóm độc III). Thuốc Sumithion cũng dùng để trừ muỗi và bảo quản hạt. Sumithion có tác dụng hầu hết với các loài côn trùng gây hại kho hạt ngũ cốc bảo quản nh−ng có hiệu quả thấp với mọt đục hạt nhỏ. (Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật,1991) [32].

Thuốc Sumithion 50EC đ−ợc sử dụng để sát trùng kho sau khi đã hoàn tất việc kê lót nền kho và xung quanh kho. Đ−ợc phun với nồng độ 0,5 – 07 % liều l−ợng 110 ml/ m2 kho (t−ơng đ−ơng 8 lít/ngăn kho cuốn). Sau khi phun thuốc sát trùng kho, đóng cửa trong 3 ngày. Thuốc Sumithion 50EC còn đ−ợc sử dụng để phun lên bề mặt khối thóc và t−ờng kho trừ côn trùng gây hại khi mật độ quần thể của 4 loài côn trùng gây hại chủ yếu trong kho kho thóc dự trữ (gồm mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan) đạt 20con/kg (Cục Dự trữ Quốc gia, 2001) [38].

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………27 Kết quả thử nghiệm hiệu lực thuốc Actellic 50EC của Ngành Dự trữ Quốc gia năm 2005 cho thấy đây là loại thuốc có hiệu quả cao với côn trùng gây hại trong kho hiệu lực của thuốc có thể kéo dài từ 6- 9 tháng. Không phải xử lý nhiều lần trong một chu kỳ bảo quản. Ch−a xảy ra hiện t−ợng kháng thuốc. Actellic 50EC cho phép chúng tôi lựa chọn trong truờng hợp côn trùng gây hại trong kho có biểu hiện tính kháng thuốc phosphine (Báo cáo kết quả nghiên cứu của Trung tâm KHBQ& BDNV tháng 4/2006).

Hoạt chất của Actellic là Pirimiphos – methyl, thuộc nhóm lân hữu cơ có độ độc thuộc nhóm III. Actellic có tác dụng tiếp xúc, tồn l−u và xông hơi, diệt trừ côn trùng xuất hiện ngay từ khi trứng mới nở .

Actellic 50EC chất lỏng dạng nhũ dầu chứa 500mg hoạt chất Pirimiphos – methyl trong 1 lít sản phẩm khi hoà tan với n−ớc tạo thành dung dịch nhũ màu trắng có mùi đặc tr−ng.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………28

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 34 - 38)