Khả năng sinh sản của ngài thóc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 69)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của ngài thóc

4.2.3. Khả năng sinh sản của ngài thóc

Để xác định khả năng sinh sản của ngài thóc (S. cerealella O.) bao gồm: Thời gian đẻ trứng, tổng số trứng đẻ của một ngài cái, số l−ợng trứng đẻ / ngày, tỷ lệ trứng nở chúng tôi tiến hành nuôi ngài thóc trên lúa có thuỷ phần 14,5%; ẩm độ 85% và ở 2 điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC.

Kết quả trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và hoạt động sinh sản của ngài thóc (S. cerealella O.) của ngài thóc (S. cerealella O.)

Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ Thời gian đẻ trứng (ngày) Tổng số trứngđẻ (quả/con cái) Số trứngđẻ (quả/ngày/ con cái) Tỷ lệ trứngnở (%) ẩm độ (%) 25oC 4,13 ± 0,34 81,5 ± 8,12 19,77 ± 2,04 55,97 ± 7,45 30oC 3,47 ± 0,35 84,7 ± 8,12 24,5 ± 1,79 55,47 ± 7,23 85 Từ bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét sau:

Sau khi tr−ởng thành vũ hoá ngày đầu chúng tôi tiến hành ghép đôi tr−ởng thành đực và cái hoặc có thể chênh lệch 1 - 2 ngày, sau đó theo dõi khả năng sinh sản của chúng ngay sau ngày ghép đôi.

- ở 25oC sau khi giao phối 2 ngày thì con cái đẻ trứng, quan sát các ngày tiếp theo có kết quả sau:

Thời gian đẻ trứng trung bình là 4,13 ± 0,34 ngày, tổng số trứng đẻ trung bình là 81,5 ± 8,12 quả/con cái, số trứng đẻ của một con cái là 19,77 ± 2,04 (quả/con/ngày), tỷ lệ trứng nở đạt 55,97 ± 7,45%.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………60 - ở 30oC sau khi giao phối 1 – 2 ngày thì con cái đẻ quả trứng đầu tiên. Thời gian đẻ trứng trung bình là 3,47 ± 0,35 ngày, tổng số trứng đẻ trung bình là 84,7 ± 8,12 quả/con cái và số trứng đẻ của 1 con cái là 24,5 ± 1,79 (quả/con/ngày). Tỷ lệ trứng nở đạt 55,47 ± 7,23%.

- Tỷ lệ trứng nở không cao ở cả 2 điều kiện nhiệt độ vì trong điều kiện phòng thí nghiệm có sự xuất hiện của một số l−ợng thiên địch: mạt, bọ xít bắt mồi, ong kí sinh… cũng làm ảnh h−ởng một phần nhỏ đến kết quả thí nghiệm mặc dù đã tìm cách khống chế sự gia tăng của thiên địch.

- Kết quả xử lý thống kê cho thấy sức sinh sản ở cả 2 điều kiện nhịêt độ 25oC và 30oC của ngài thóc (S. cerealella O.) có sự sai khác ở mức xác xuất 95%.

Theo Vũ Quốc Trung (1978), mỗi con cái một đời có thể đẻ đ−ợc 389 trứng, trung bình 86 - 94 trứng [33], kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả này.

Còn theo Bùi Công Hiển (1995), sau khi giao phối con cái đẻ trứng với số l−ợng rất thay đổi, trung bình vào khoảng 200 trứng [10], kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả này.

Kết quả thí nghiệm về nhịp điệu sinh sản của ngài thóc (S. cerealella

O.) đ−ợc thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.7. Nhịp điệu sinh sản của ngài thóc (S. cerealella O.)

Số trứng đẻ trung bình ngày/con cái (quả) Ngày sau vũ hoá

Điều kiện nhiệt độ 25oC Điều kiện nhiệt độ 30oC

1 0 0 2 11,9 19,4 3 17,9 26,6 4 19,7 23,1 5 10,5 6,5 6 4,8 0 7 0 0

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7

Ngày sau vũ hoỏ

S ố tr ứ ng t rung bỡ nh / cỏ th ể cỏ i ( qu ả ) I II

Biểu đồ 4.3. Nhịp điệu sinh sản của ngài thóc (S. cerealella O.)

I. Nhiệt độ 25oC II. Nhiệt độ 30oC

Qua kết quả trình bày ở bảng và biểu đồ về nhịp điệu sinh sản của ngài thóc chúng tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung ở cả 2 điều kiện nhiệt độ 25oC và 30oC, ít nhất sau khi ghép đôi 1 ngày tr−ởng thành cái mới đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng ở mỗi điều kiện nhiệt độ thể hiện bằng đ−ờng ở đồ thị. Đ−ờng biểu thị nhịp điệu đẻ trứng ở cả 2 điều kiện nhiệt độ là khác nhau về số ngày đẻ trứng và số l−ợng trứng trung bình trong ngày.

ở 25oC số ngày đẻ trứng là 7 ngày, có đỉnh cao nhất (số trứng trung bình trên ngày cao nhất) vào ngày thứ 4 và đạt trung bình là 19,7 quả.

ở 30oC số ngày đẻ trứng là 6 ngày, có đỉnh cao nhất vào ngày thứ 3 đạt trung bình 26,6 quả.

Căn cứ vào bảng và biểu đồ thì số trứng đẻ trung bình ngày ở 25oC thấp hơn ở 30oC . Kết quả xử lý thông kê cho thấy số trứng đẻ ở 2 điều kiện nhiệt độ có sự sai khác ở mức xác suất 95%.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………62

4.2.4. Khả năng nhiễm ngài thóc (S. cerealella O.) ngoài tự nhiên của hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch

Kết quả kiểm tra các bông lúa trong vụ mùa 2006 và vụ xuân 2007 ở giai đoạn cận thu hoạch (từ chín sáp đến chín hoàn toàn) tại các địa điểm Trung tâm thực nghiệm Đại học Nông nghiệp I, xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm), xã Việt Hùng (huyện Đông Anh), xã Liên Bạt (huyện ứng Hoà) và xã Bình Đà (huyện Thanh Oai) cho thấy đều bị nhiễm trứng ngài thóc ở ngoài tự nhiên. Do sau khi thu mẫu từ ngoài đồng ruộng về khoảng 3 - 4 ngày đã thấy xuất hiện tr−ởng thành ngài thóc, nên chúng tôi cho rằng các bông lúa có thể bị nhiễm từ pha nhộng. Điều này chứng tỏ trên đồng ruộng có tồn tại một số l−ợng ngài thóc tr−ởng thành sẵn sàng hoạt động đẻ trứng. Với bản chất là một loài sâu hại kho có vòng đời t−ơng đối dài (23 - 36 ngày) nên khả năng loài sâu hại này sinh sống trên một loại kí chủ phụ nào đó ngoài đồng ruộng là không nhiều. Do đó các cá thể ngài bay đến đẻ trứng trên các bông lúa ở giai đoạn cận thu hoạch có lẽ có nguồn gốc từ các kho dự trữ, khu dân c− di chuyển đến.

Nhận định này của chúng tôi phù hợp với ý kiến của các tác giả nh− D−ơng Minh Tú [31] và Nguyễn Minh Màu [19].

Theo Kalshoven (1981), ở Indonesia đã tìm thấy ngài thóc trên các chẽ lúa và bắp ngô và cho rằng ngài thóc có thể bắt đầu gây hại hạt l−ơng thực đang trong quá trình chín trên đồng ruộng (dẫn theo D−ơng Minh Tú, 2005) [31].

Các mẫu bông lúa chúng tôi thu thập ở những ruộng lúa cách xa kho thóc dự trữ trong vòng bán kính 2km đều mang theo trứng ngài thóc, và mọt gạo có thể nói rằng các kho thóc DTQG là nguồn phát tán chủ yếu của ngài thóc ra các ruộng lúa ở khu vực xung quanh.

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Màu (1998), cho thấy khu vực dân c− trong vùng cũng là nguồn phát tán bổ sung của côn trùng kho ra các

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………63 ruộng lúa trong khu vực cận thu hoạch [19].

Kết quả điều tra đ−ợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Tần xuất bắt gặp ngài thóc trong hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch

Vụ mùa 2006 Vụ xuân 2007

Địa điểm và

vụ thu mẫu Số bông

kiểm tra Số bông nhiễm trứng Tần xuất bắt gặp (%) Số bông kiểm tra Số bông nhiễm trứng Tần xuất bắt gặp (%) Trung tâm thực nghiệm

ĐH NN I 60 53 88,3 60 60 100 Xã Cổ Bi (Gia Lâm) 30 23 76,6 30 30 100 Xã Việt Hùng (Đông Anh) 30 27 90 30 30 100 Xã Liên Bạt (huyện ứng Hoà) và xã Bình

Đà (huyện Thanh Oai)

60 52 86,7 60 60 100

Qua bảng chúng tôi thấy ngài thóc có khả năng di chuyển tới những ruộng lúa cách xa kho thóc dự trữ 2km để đẻ trứng. Sau đó những loài này lại theo hạt thóc sau khi thu hoạch vào trong kho bảo quản để tiếp tục sinh tr−ởng và gây hại.

4.2.5. Tìm hiểu tính lựa chọn kí chủ của ngài thóc (S. cerealella O.) trên các loại thóc khác nhau

Thức ăn là yếu tố của môi tr−ờng đ−ợc coi là yếu tố sinh thái quan trọng nhất, thức ăn cần thiết cho cơ thể côn trùng tăng kích th−ớc, để phát triển và để bù lại năng l−ợng mất đi trong hoạt động sống của chúng. Thức ăn có tính chất quyết định đến quá trình sống và phát triển của côn trùng, mỗi một loài côn trùng −a chuộng một loại thức ăn thích hợp. Có loài chỉ ăn một loại thức ăn nhất định (loài đơn thực), có loài ăn nhiều loại thức ăn khác nhau (loài đa thực). Ngài thóc (S. cerealella O.) là loài đa thực ăn trên

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………64 nhiều loài thức ăn khác nhau.

Để tìm hiểu tính lựa chọn kí chủ trên các loại thóc khác nhau, chúng tôi bố trí thí nghiệm trên 3 giống thóc khác nhau là Q5, Xi23, Nếp TK90. Giống thóc nào đ−ợc −a thích thì đ−ơng nhiên sẽ có số ngài vũ hoá lớn hơn và tỷ lệ thóc bị hao hụt nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9. Tính lựa chọn kí chủ của ngài thóc trên các giống lúa khác nhau

Chỉ tiêu theo dõi Tên giống thóc Σ số l−ợng tr−ởng thành (con/g) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Nhiệt độ Q5 63,67 1,38 13,8 Xi23 24,67 0,82 8,2 TK90 37,33 1,19 11,9 30oC

Qua bảng chúng tôi thấy sự lựa chọn kí chủ của ngài thóc (S. cerealella

O.) trên các loại thóc là khác nhau. Sau đợt vũ hoá của ngài thóc (S. cerealella

O.) ở điều kiện nhiệt độ phòng thực tập chúng tôi thấy số l−ợng tr−ởng thành vũ hoá ở đĩa chứa giống lúa Q5 là nhiều nhất > giống luá nếp TK90 > giống lúa Xi23 ở cả 3 lần nhắc lại trong thí nghiệm. Sau một thế hệ thì số l−ợng tr−ởng thành vũ hoá trên giống lúa Q5 là 63,67 con, giống lúa nếp TK90 là 37,33 và giống lúa Xi23 là 24,67. Do số l−ợng tr−ởng thành vũ hoá nhiều nhất nên mức độ hao hụt ở giống lúa Q5 cũng là lớn nhất > giống lúa nếp TK90 > giống lúa Xi23, phần trăm hao hụt ở giống lúa Q5 là 13,8 %, giống lúa nếp TK90 là 11,9 % và trên giống lúa Xi23 là 8,2 %. Vì vậy qua kết quả ta thấy giống lúa Q5 là giống thích hợp nhất cho ngài thóc (S. cerealella O.) phát triển và phá hại.

Do ở mỗi giống thóc khác nhau thì hạt thóc có đặc điểm hình thái, sinh hoá khác nhau, ví dụ vỏ trấu dày hơn hoặc thô ráp hơn. Mặt khác thóc giống khác nhau thì tỷ lệ thành phần các chất dinh d−ỡng trong hạt cũng khác nhau: hàm l−ợng amylose, amylopectin, protein…, ví dụ giống có tỷ lệ amylose/

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………65 amylopectin > 1 thì hạt có nội nhũ đục, giòn hơn khi phơi dễ bị vỡ, nứt tạo điều kiện tốt cho sâu mọt đục khoét phá hại và phát triển.

4.2.6. Tìm hiểu mức độ gây hại thóc dự trữ của ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliv.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ cerealella Oliv.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

Đối với một số loài côn trùng gây hại cây trồng trên đồng ruộng, mức gây hại kinh tế, ng−ỡng kinh tế đã đ−ợc nghiên cứu từ lâu và đ−ợc ứng dụng trong biện pháp phòng trừ tổng hợp. Ng−ợc lại, đối với côn trùng gây hại trong kho nói chung và trong kho thóc dự trữ nói riêng, vấn đề ng−ỡng kinh tế và mức gây hại kinh tế vẫn ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ. Vì vậy việc xác định triệu chứng gây hại, mức độ gây hại đối với ngài thóc, mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ sẽ giúp cho thủ kho thóc bảo quản nhận biết và phòng trừ chúng đạt hiệu quả .

4.2.6.1. Triệu chứng gây hại của ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliv.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

+ Ngài thóc (S.cerealella O.)

Sâu non ăn hại bên trong hạt để lại các lỗ rỗng trong nội nhũ. Tr−ởng thành vũ hoá vỏ nhộng th−ờng đ−ợc để kẹt lại trong vỏ trấu, lỗ vũ hóa trông ghồ ghề. Lỗ vũ hoá chỉ đục ở phần cuối của hạt thóc. Không giống nh− các loài ngài khác ngài thóc không kết dính hạt bằng tơ. Thóc bị ngài gây hại nặng th−ờng màu thóc xỉn do khi gây hại cho thóc đã sản sinh ra nhiệt và ẩm độ, điều này làm cho hạt dễ bị mốc gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến chất l−ợng thóc xuất kho sau này.

+ Mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.)

Cách phá hại rất đặc tr−ng: con tr−ởng thành gây hại bên trong hạt để lại những lỗ có hình dạng khác nhau, khi gây hại để lại bột. Chúng tôi nhận thấy rằng mức nguy hại của loài R. dominica do nó biến thóc từ dạng hạt thành bột, thực chất số l−ợng thóc do nó tiêu thụ trực tiếp ít hơn so với loài mọt gạo (S. oryzea), và loài ngài thóc (S. cerealella O.) Thóc bị mọt đục hạt nhỏ gây hại nặng khi quan sát vẫn thấy hạt thóc nguyên vẹn nh−ng thực chất

chỉ còn lại vỏ trấu và th−òng ngửi thấy có mùi ngọt. Mọt R. dominica không gây ra hiện t−ợng bốc nóng trong khối hạt nh− ngài thóc (S. cerealella O.) và mọt S. oryzea. Do vậy thóc khi bị mọt gây hại vẫn giữ đuợc màu vàng sáng đặc tr−ng của thóc khi nhập kho.

+ Mọt gạo (Sitophilus oryzae L.)

Sâu non ăn hại bên trong hạt để lại các lỗ rỗng trong nội nhũ. Tr−ởng thành vừa mới vũ hoá đã cắn vỡ nát các lỗ bên trong hạt để chui ra ngoài. Các lỗ đục rất nham nhở không có hình dạng nhất định. Mọt gạo sinh ra nhiều ẩm và nhiệt trong khối hạt, thóc bị mọt gây hại nặng th−ờng bị bốc nóng, màu hạt thóc th−ờng bị mất màu vàng sáng đặc tr−ng của thóc, gia tăng sự xuất hiện của nấm mốc.

4.2.6.2 Mức độ gây hại

Để tìm hiểu mức độ gây hại thóc của ngài thóc, mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm và kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau

Hình 4.6. Thóc bị mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F) gây hại

sau 3 tháng bảo quản Hình 4. 5. Thóc bị mọt gạo

(Sitophilus oryzae L.) gây hại sau 3 tháng bảo quản

Hình 4.7. Thóc bị ngài thóc (Sitotroga cerealella Oliv.) gây hại sau 3 tháng và 6 tháng bảo quản

Bảng 4.10. So sánh mức độ hao hụt trọng l−ợng thức ăn do ngài thóc (Sitotroga cerealella O.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica F.) gây ra

Đối chứng Ngài thóc Mọt gạo Mọt đục hạt nhỏ

Công thức

Chỉ tiờu theo dừi Ngày kiểm tra

Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Trọng l−ợng hao hụt (g) Phần trăm hao hụt (%) Nhiệt độ 30 0,11 0,22 4,57 9,14 1,21 2,42 1,13 2,26 60 0,31 0,62 8,92 17,84 4,76 9,52 4,25 8,5 90 0,46 0,92 13,8 27,6 12,1 24,2 11,2 22,4 25oC 30 0,13 0,26 5,13 10,26 1,26 2,52 1,1 2,2 60 0,32 0,72 9,34 18,68 4,92 9,84 4,1 8,2 90 0,48 0,96 14,3 28,6 13,3 26,6 12,5 25 30oC

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………94

Qua bảng chúng tôi thấy sau 30 ngày bảo quản ở cả 2 điều kiện nhiệt độ là 25oC và 30oC cả 3 công thức thí nghiệm l−ợng hao hụt còn thấp và số hạt bị côn trùng cắn phá còn ít, ngoài ra do một số loài mọt không kịp thích nghi với điều kiện nhân nuôi nên sẽ bị chết. Nh−ng sau 60, 90 ngày bảo quản l−ợng hao hụt lớn hơn và sự chênh lệch diễn ra rõ rệt giữa 3 loài ngài thóc, mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ.

ở nhiệt độ 25oC, ngài thóc gây hao hut trọng l−ợng lớn nhất, mức độ hao hụt nh− sau: Ngài thóc > mọt gạo > mọt đục hạt nhỏ. Kết quả sau 90 ngày bảo quản mức độ hao hụt do ngài thóc gây ra là 27,6%, mọt gạo là 24,2% và mọt đục hạt nhỏ là 22,4%.

ở nhiệt độ 30oC, ngài thóc cũng là loài gây hao hụt trọng l−ợng lớn nhất, mức độ hao hụt nh− sau: Ngài thóc > mọt gạo > mọt đục hạt nhỏ. Kết quả sau 90 ngày bảo quản mức độ hao hụt do ngài thóc gây ra trên thóc là 28,6%, mọt gạo là 26,6% và mọt đục hạt nhỏ là 25%.

Qua quá trình theo dõi và quan sát chúng tôi thấy do thời gian hoàn thành vòng đời của ngài thóc ngắn nhất nên tốc độ gia tăng quần thể sẽ cao hơn dẫn đến khả năng gây hại của chúng trên thóc là lớn nhất, tiếp đến là mọt gạo có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn hơn mọt đục hạt nhỏ nên khả năng gây hại của

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ ngài thóc sitotroga cerealella oliv (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)