Chức năng của chính quyền cấp huyện trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 27 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Chức năng của chính quyền cấp huyện trong xây dựng nông thôn mới

dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng cộng sản Việt nam. Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn

mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là. “Tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam” [11, tr.123].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng mới đây vẫn

tiếp tục khẳng định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đại hội 2016 - 2020 vẫn là đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, hướng đến thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại: “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” [12, tr.433].

Triển khai chủ trương của Đảng. Chính phủ đã xác định xây dựng nông thôn mới là một một chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính phủ đã ban hành một hệ thống các quy định, các cơ chế chính sách và huy động bố trí mọi nguồn lực để triển khai thực hiện.

Như vậy với chủ trương của Đảng, chính sách quy định của nhà nước về xây dựng nông thôn mới thì chức năng của chính quyền cấp huyện trong xây dựng nông thôn mới là :

Thứ nhất, quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để thực hiện

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, chấp hành nghiêm túc và tổ chức giám sát việc chấp hành các chủ

trương của Đảng, chính sách quy định của nhà nước và các chủ trương biện pháp quan trọng ở địa phương về xây dựng nông thôn mới của các cơ quan quản lý hành chính cấp huyện và cấp xã.

Thứ ba, chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Đề án xây dựng huyện

nông thôn mới, chỉ đạo cấp xã xây dựng nông thôn mới đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã đề ra. Trong đó tập trung thực hiện điều hành các hoạt động kinh tế -

xã hội trong phạm vi thẩm quyền để nâng cao nguồn lực từ đó nâng cao mục tiêu của xây dựng nông thôn mới.

Thứ bốn, để nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới thì chính quyền

cấp huyện phải làm tốt chức năng hành chính đó là phục vụ thông qua các nội dung chủ yếu : duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội; bảo trợ xã hội trong các trường hợp rủi ro; bảo vệ trật tự dân sinh – kinh tế; bảo vệ tài sản công và tài nguyên quốc gia; bảo vệ các quyền lợi của các chủ thể; cung ứng hoàng hóa, dịch vụ công….

1.2.3. Nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện trong xây dựng nông thôn mới

Chính quyền cấp huyện là một trong những chủ thể quan trọng trong xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ triển khai và vận dụng ban hành các chính sách phù hợp, tạo ra các động lực của chính quyền để thực hiện thành công 19 tiêu chí theo quy định của Chính phủ. Trong xây dựng nông thôn mới, chính quyền cấp huyện có các nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch. Để triển khai thực hiện xây dựng nông thôn

mới được hiệu quả, việc đầu tiên của mỗi chính quyền địa phương phải thực hiện là xây dựng kế hoạch thực hiện của từng giai đoạn và từng năm. Trong đó, chính quyền phải đặt ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thứ hai, về tuyên truyền vận động. Xây dựng nông thôn mới, về nguyên

tắc là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, trong đó Nhà nước chỉ tạo ra cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần kinh phí. Đây là chương trình phục vụ chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng do vậy trong quá trình thực hiện, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và mọi người dân cần phải nhận thức đúng đắn yêu cầu đặt ra để chung tay xây dựng. Do vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ và nhân dân đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thành công của các địa phương thực hiện Chương trình.

Công tác tuyên truyền có tầm quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới do đó chính quyền cấp huyện phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền, giúp cho cán bộ hiểu đúng, nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới từ đó tập trung triển khai thực hiện; giúp cho người dân nhận thức đầy đủ về nông thôn mới, tạo ra phong trào thi đua sâu rộng trong toàn xã hội; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.

Nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, vai trò chính quyền địa phương, của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới với những nhiệm vụ mà người dân cần phải thực hiện như: Chủ động cải tạo, nâng cấp nhà ở, xóa nhà tạm, chỉnh trang lại khuôn viên, cổng ngõ, các công trình vệ sinh; xác định hướng đi trong phát triển kinh tế, lựa chọn nghề phù hợp; bàn và thống nhất đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng của thôn, xã như đường thôn, đường nội đồng, kênh mương, nhà văn hóa, trường lớp học, xử lý rác thải bảo vệ môi trường, điện chiếu sáng công cộng…; tham gia xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản; tham gia đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, tham gia lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới tại thôn, xã; tham gia và lựa chọn những công việc cần làm trước, thiết thực với yêu cầu của người dân và phù hợp với điều kiện từng địa phương; cử đại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn…

Thứ ba, triển khai và vận dụng cơ chế chính sách. Trên cơ sở cơ chế chính

hình thực tế ở địa phương, chính quyền cấp huyện cần ban hành các văn bản quy định cơ chế chính sách về đất đai, đầu tư, khoa học – công nghệ, chính sách về tín dụng và chính sách về xã hội để cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của địa phương.

Thứ tư, huy động và phân bổ nguồn lực. Xây dựng nông thôn mới vừa là

mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Do đó để đảm bảo nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, chính quyền cần huy động và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Trong đó cần đảm bảo tính công khai trong huy động nguồn lực, việc công khai huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới vừa đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch cho nguời dân, vừa tạo ra cơ hội cho họ quyền tiếp cận với các quyết định sử dụng nguồn lực hiệu quả. Cần có sự gắn kết giữa nguồn lực huy động và việc sử dụng nguồn lực.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng đối với

sự lãnh đạo, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát cần được chính quyền cấp huyện thực hiện toàn diện, trong quy hoạch, đầu tư, áp dụng chính sách hỗ trợ, tiến độ thực hiện,...

Qua công tác kiểm tra, giám sát có thể phát hiện được những điển hình để phát huy; sớm phát hiện những hành vi vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện để chấn chỉnh, xử lý; phát hiện những sơ hở yếu kém để xác định nguyên nhân khắc phục kịp thời. Đặc biệt qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chính quyền có thể trực tiếp lắng nghe nhiều ý kiến, góp ý, phản ánh của nhân dân về những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, cả những sáng kiến, cách làm hay của nhân dân. Qua đó nhân rộng những nhân tố mới, cách làm hay, đồng thời phát hiện kịp thời những vướng mắc để báo cáo lên cấp trên điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w