Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Lâm Hà, tỉnh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 39 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Lâm Hà, tỉnh

trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Lâm Hà,tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Lâm Hà nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 45km, có ranh giới với tỉnh Đắc Nông và 4 huyện trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông có Quốc lộ 27 và 28; tỉnh lộ 725, 724 cùng với hệ thống đường trục từ huyện đến trung tâm các xã, thị trấn đã được bê tông nhựa tạo tính liên kết thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Huyện được thành lập tháng 10/1987 trên cơ sở sát nhập toàn bộ vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng với 5 xã vùng sâu của huyện Đức Trọng. Đến nay, huyện Lâm Hà có 16 đơn vị hành chính (bao gồm 14 xã và hai thị trấn). Theo thống kê năm 2015, huyện Lâm Hà có 142.213 người/34.787 hộ gia đình với 30 dân tộc sống xen kẽ ở 16 xã, thị trấn. Dân tộc Kinh 115.227 người, đồng bào dân tộc thiểu số khác 26.986 người. Trong đó có dân tộc K’ho, Mạ, Cil là dân tộc gốc Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số phía Bắc như Thái, Tày, Nùng, … di cư vào huyện Lâm Hà sinh sống tại các xã Phi Tô, Tân Văn, Tân Thanh, Phúc Thọ.

Là vùng đất mới với tổng diện tích đất tự nhiên 93.976 ha, lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, những năm qua, lượng dân di cư tự do đến huyện Lâm Hà với số lượng lớn, chiếm trên 60% dân số hiện có. Dân di cư tự do đến thường tập

trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, mục đích chính là phá rừng, làm rẫy. Dân di cư tự do đông đã gây ra nhiều áp lực cho chính quyền trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt, bệnh viện và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh xuất phát từ cuộc sống nghèo đói, khó khăn của dân di cư tự do.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng Số TT Xã, thị trấn Dân số (người) Nữ (người) Dân tộc (người) 1 Thị trấn Đinh Văn 20.257 9.725 5.936 2 Thị trấn Nam Ban 10.265 4.718 26 3 Xã Đạ Đờn 14.305 6.823 5.541 4 Xã Phú Sơn 8.315 4.093 1.829 5 Xã Phi Tô 4.739 2.358 3.146 6 Xã Tân Văn 11.340 5.472 3.703 7 Xã Tân Hà 11.818 5.789 542 8 Xã Liên Hà 9.968 4.885 2.193 9 Xã Đan Phượng 5.827 2.793 783 10 Xã Hoài Đức 8.698 4.193 209 11 Xã Phúc Thọ 7.547 3.688 2.927 12 Xã Tân Thanh 11.817 5.730 5.704 13 Xã Gia Lâm 5.145 2.462 18 14 Xã Đông Thanh 4.908 2.385 27 15 Xã Mê Linh 7.087 3.376 2.108 16 Xã Nam Hà 4.466 2.184 74 Tổng cộng 146.502 70.674 34.766

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá (theo giá so sánh 1994) bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 12,23%/KH 14% - 15%, trong đó ngành nông, lâm, thủy tăng 5,89%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,2%, các ngành thương mại - dịch vụ tăng 23,7%.

Tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân ước đạt 5,89%/năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 16,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. [14, tr.2]

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, chuyển dịch theo hướng tăng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Các thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp được ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Đã tập trung chỉ đạo trồng mới, tái canh và ghép cải tạo cà phê ước đạt 4.267 ha; chuyển đổi, trồng mới dâu ước đạt 983 ha dâu, 114 ha chè. Đến nay, toàn huyện có 40.242 ha cà phê, sản lượng ước đạt 110.320 tấn; diện tích dâu ước đạt 1.750 ha, sản lượng kén ước đạt 2.215 tấn; diện tích chè hiện có 312 ha, sản lượng ước đạt 3.360 tấn. Diện tích rau, hoa công nghệ cao trên địa bàn huyện đạt 160 ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định và chuyển dịch theo hướng tăng các loại giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt trong những năm vừa qua, đàn bò sữa có sự tăng trưởng vượt bậc (hiện có hơn 1.000 con bò sữa). [14, tr.9]

Công tác quản lý bảo vệ rừng được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả, số vụ vi phạm phá rừng, cháy rừng hàng năm đều giảm, công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng được đẩy mạnh, đã giao khoán quản lý bảo vệ được 19.422 ha, trồng rừng tập trung được 2.151ha, trồng cây phân tán đạt 291.718 cây. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 25%/KH 33%. Triển khai xây dựng và thực hiện Đề án trồng rừng trên đất lâm nghiệp do người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp. [14, tr.12]

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8,3%; đến năm 2015 giá trị sản xuất đạt 154 tỷ đồng (giá cố định 1994). Việc định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản đi đúng hướng, phát huy tối đa lợi thế của vùng nguyên liệu là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp nói chung và nền kinh tế của huyện nói riêng, đồng thời cũng tác động hỗ trợ ngành sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển. Mặt khác, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng tạo sự gắn kết, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển dịch vụ thương mại, tăng lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện.

Hạ tầng ngành điện tiếp tục phát triển, tổng số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia toàn huyện đạt tỷ lệ 97,8%, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ cho đời sống của nhân dân trong toàn huyện. Đầu tư đồng bộ nhà máy chế biến nông lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao; khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong khu vực nông thôn.

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (theo giá so sánh) năm 2015 ước đạt 1.022 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 23,7%. Ngành thương mại có bước phát triển đáng kể, mạng lưới thương mại hình thành từ trung tâm các xã, thị trấn đến các vùng sâu, vùng xa. Số cơ sở thương mại – dịch vụ được phát triển tăng về số lượng và quy mô. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh được đáp ứng kịp thời. Dịch vụ vận tải, viễn thông phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đến nay, trên địa bàn huyện có 326 doanh nghiệp hoạt động với 03 loại hình chính và 18 hợp tác xã, 09 tổ hợp tác đang hoạt động. Các loại hình kinh tế tư nhân phát triển tương đối đồng đều giữa các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tổng doanh thu

giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 70.755 tỷ đồng, số thuế nộp 186,5 tỷ đồng. [14,tr.15]

Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Quy hoạch mạng lưới trường lớp, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại các xã, thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban, Tân Hà. Đang lập Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng văn hóa, thể thao và thông tin đến năm 2020, Quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi.

Mạng lưới trường lớp tiếp tục được điều chỉnh, phát triển phù hợp với địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, toàn huyện có 83 trường học với 34.760 học sinh và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng và hiệu quả giáo dục các cấp học chuyển biến theo hướng tích cực. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được duy trì và nâng cao, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đạt kết quả tốt. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, tỷ lệ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn tăng.

Hệ thống thiết chế văn hóa ngày càng phát triển và hoàn thiện; đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành đáng kể; công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, từng bước phát huy vai trò, hiệu quả. Công tác xã hội hóa văn hóa được chú ý triển khai, đã phát huy được các nguồn lực trong xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Qua đó, đã xây dựng được môi trường văn hóa xã hội ngày càng lành mạnh, văn minh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời. Thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chú trọng triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải

quyết việc làm, xuất khẩu lao động và hỗ trợ sản xuấth hàng năm giải quyết việc làm cho 3.000 lao động, xuất khẩu lao động 573 người. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5%, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm dưới 6%. [14, tr.23]

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được hoàn thiện, phát triển, toàn huyện có 01 bệnh viện trung tâm, 02 phòng khám đa khoa, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, có bác sỹ phục vụ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế được quan tâm. Công tác y tế dự phòng được triển khai thực hiện tốt, không để xảy ra dịch trên diện rộng; chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về y tế ngày càng chặt chẽ; các hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y, dược được tăng cường kiểm tra. Công tác dân số, gia đình, trẻ em được quan tâm đúng mức, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 12,5%; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch được triển khai có hiệu quả, nhất là trong vùng có tỷ lệ sinh cao, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,32%.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường và khoáng sản được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với tỷ lệ 95,7% diện tích đã đo đạc có khả năng cấp giấy. Đã lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đưa vào thực hiện. Đã tổ chức đo đạc và số hóa bản đồ địa chính cho 6/16 xã, thị trấn; thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, quản lý các nguồn tài nguyên, khoáng sản, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường và những trường hợp khai thác khoáng sản trái phép. [14, tr.25]

Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, các chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, tổng vốn đã đầu tư 79.511 triệu đồng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần và bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 6%.- Công tác rà soát thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai thực hiện rộng rãi tại các phòng, ban, ngành của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; đã rút ngắn được thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong giải quyết nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp, giảm phiền hà, sách nhiễu.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được các cấp, các ngành quan tâm; đã giải quyết được nhiều vụ khiếu nại phức tạp kéo dài.

Nhìn chung, mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa hết khó khăn, tác động lớn đến vấn đề thu hút đầu tư, bố trí vốn xây dựng cơ bản nhất là các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm, nhưng huyện Lâm Hà đã bám sát sự chỉ đạo của ngành cấp trên tập trung điều hành, chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự lợi thế so sánh về vị trí liên kết vùng huyện Lâm Hà đã đạt nhiều kết quả khả quan.

Đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kiểm soát không để dịch bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng cây trồng vật nuôi; chương trình phát triển đàn bò sữa phát triển tốt, đúng định hướng; chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn được nhân dân hưởng ứng tích cực; tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững; công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều cố gắng.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, các hoạt động giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân có những chuyển biến tích cực, thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện nhiều giải pháp để kiềm chế, giảm tai nạn giao thông; quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để phát sinh điểm nóng.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn tồn tại nhất định: nguồn lực kinh phí còn hạn chế, trình độ mặt bằng dân trí của nhân dân tuy có được nâng cao nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển kinh tế thị trường... do vậy, đòi hỏi mỗi người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải phấn đấu hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ, từng bước khắc phục khó khăn, tu dưỡng đạo đức cách mạng, góp sức đưa huyện Lâm Hà ngày càng phát triển bền vững.

Xây dựng huyện Lâm Hà đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tham gia tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện các tiêu chí; các cấp các ngành đã và đang tích cực tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình theo từng năm, giai đoạn để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w