Tình hình phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 52 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

Về giao thông: Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ của huyện có chiều dài

166 km đã được nhựa hóa 97,5 km đạt 80%. Trong đó, có 02 tuyến Quốc lộ (QL.27 và QL.28) có chiều dài 36 km, đạt 100% mặt đường bê tông nhựa, 03 tuyến Tỉnh lộ (ĐT.724, ĐT.725, ĐT.726) có chiều dài 130 km, trong đó mặt

đường nhựa: 96,7 km, đạt 74 % còn lại chưa được bê tông nhựa. Một số tuyến đường đã được nhựa hóa nhưng đã xuống cấp cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

Đường trục xã, liên xã (yêu cầu 1): Tổng chiều dài 303,2 km, đã thực hiện nhựa hóa và bê tông hóa 150,3 km, đạt 50%; đã thực hiện cứng hóa bằng trải đất đá sỏi đồi 100% nhưng chưa thực hiện nhựa hóa và bê tông 152,9 km. Kết quả 2/14 xã đạt yêu cầu là Đông Thanh, Gia Lâm.

Đường trục thôn (yêu cầu 2): Tổng chiều dài 183,5 km, đã thực hiện cứng hóa 138,1 km, đạt 75%; các trục đường còn lại không lầy lội vào mùa mưa. Kết quả 8/14 xã đạt yêu cầu là Tân Văn, Đông Thanh, Đạ Đờn, Tân Hà, Hoài Đức, Gia Lâm, Tân Thanh và Phi Tô.

Đường ngõ, xóm (yêu cầu 3): Tổng chiều dài 897,9 km, đã thực hiện cứng hóa 343,3km, đạt 38%, nhưng các tuyến đường còn lại không lầy lội vào mùa mưa, tỉ lệ cứng hóa còn thấp. Kết quả 3/14 xã cơ bản đạt yêu cầu là Tân Văn, Đông Thanh, Gia Lâm.

Đường trục chính nội đồng (yêu cầu 4): Tổng chiều dài 9,9 km, đã thực hiện cứng hóa 9,9 km trên địa bàn 2 xã ( Đông Thanh và Tân Văn) đạt 100%; kết quả 14/14 xã đạt yêu cầu. [45, tr.7]

Nhìn chung giao thông của huyện Lâm Hà đã đáp ứng tốt nhu cầu kết nối giao thương, phát triển Kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Về thủy lợi: Hiện tại, huyện Lâm Hà có 45 công trình thủy lợi quy mô vừa

và nhỏ (36 hồ chứa, 9 đập dâng) cung cấp nước tưới cho khoảng 7.680 ha. Ngoài ra, bằng ao hồ của người dân chủ động tưới khoảng 4.000 ha, bằng sông suối khoảng 6.900 ha và bằng nguồn nước ngầm khoảng 1.000 ha. Có 130,50 km kênh mương nằm tại các xã, thị trấn ( Đinh Văn, Tân Văn, Đạ Đờn, Liên Hà, Phúc Thọ, Phú Sơn, Phi Tô, Mê Linh và Nam Ban), trong đó đã thực hiện kiên cố hóa bê tông được 115,5 km, số km cần kiên cố hóa 15 km trên địa bàn các xã:

Tân Văn, Mê Linh, Đạ Đờn và Phi Tô. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định 45%: có 14/14 xã đạt yêu cầu.

Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh : có 11/14 xã đạt yêu cầu (Tân Văn, Đông Thanh, Đạ Đờn, Tân Hà, Hoài Đức, Nam Hà, Gia Lâm, Phúc Thọ, Mê Linh, Đan Phượng, Liên Hà), còn 03 xã (Phú Sơn, Tân Thanh, Phi Tô) một số diện tích chưa chủ động được nưới tưới còn phụ thuộc vào thiên nhiên. [45, tr.8]

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện chủ động nước tưới trên 41% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới và nước sinh hoạt phục vụ dân sinh.

Về Điện: Hệ thống điện của Lâm Hà do 01 đơn vị là Điện lực Lâm Hà

cung cấp đã phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Công trình được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch ngành và đảm bảo theo đúng yêu cầu theo quy định. Trung tâm dân cư các xã, thị trấn đều có điện sinh hoạt.

Tổng số trạm biến áp 364 trạm, tất cả các trạm biến áp đều đạt yêu cầu kỹ thuật hoạt động bình thường, tuy nhiên trong mùa khô do nhu cầu sử dụng điện tăng cao cho phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên một số trạm bị quá tải khoảng 50 trạm cần nâng công suất vào mùa khô.

Đường dây trung thế trên địa bàn huyện dài 314,7 km, trong đó cần cải tạo nâng cấp khoảng 40 km.

Đường dây hạ thế trên địa bàn huyện dài 464,03 km, trong đó cần cải tạo nâng cấp khoảng 80 km tại một số khu vực do đường dây đã cũ đã xuống cấp.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện có 14/14 xã đạt. Về tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn, tính đến hết năm 2015, trên địa bàn huyện có 27.678 hộ/28.663 hộ dân được sử dụng điện thường xuyên an toàn, đạt 96,8%; kết quả có 8/14 xã đạt yêu cầu. [45, tr.9]

Về cơ sở vật chất trường học: Huyện có 05 trường Trung học phổ thông và

01 trường Dân tộc nội trú trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng, trong đó có 04 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất đạt 67 % .

Trên địa bàn 14 xã: có 61 trường học trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý. Trong đó, số trường học đạt chuẩn là 16, đạt 33,3%. Trong đó:

+ Trường mầm non: có 4/17 trên địa bàn các xã đạt chuẩn theo quy định. + Trường tiểu học: có 13/27 trên địa bàn các xã đạt chuẩn theo quy định. + Trường Trung học cơ sở: có 3/17 trên địa bàn các xã đạt chuẩn theo quy định.

Về cơ sở vật chất văn hóa: Huyện có 2 Trung tâm văn hóa thể thao (tại thị

trấn Đinh Văn, thị trấn Nam Ban) được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ổn định, hoạt động tương đối hiệu quả. Đáp ứng nhu tốt cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao của nhân dân trong huyện, hàng năm đều tổ chức giao lưu văn hóa, thể dục – thể thao giữa các xã, thị trấn trong huyện; giữa huyện Lâm Hà với các cơ quan ngành, sở của tỉnh Lâm Đồng.

Nhà văn hóa xã và khu thể thao: có 14/14 xã có nhà văn hóa (hội trường và nơi làm việc) cơ bản được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, học tập cộng đồng của nhân dân địa phương. Trong đó, có 12/14 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo thông tư 05/TT-BVHTT-DL. Tuy nhiên còn 02 xã (Hoài Đức, Phi Tô) đã có nhà văn hóa xã nhưng cần nâng cấp cải tạo nhà văn hóa xã Phi Tô, và sân thể thao xã Hoài Đức để đạt chuẩn.[45, tr.10]

Nhà văn hóa và khu Thể thao thôn:

+ Đối với nhà văn hóa xã, thị trấn: có 151/193 thôn và Tổ dân phố đã có nhà văn hóa – khu thể thao.

Trong đó các xã có 121/146 thôn thuộc 14 xã có nhà văn hóa - khu thể thao với diện tích từ 80-150m2/căn, có 108 nhà đạt 70% được trang hệ thống âm thanh, bàn ghế, phông, màn phục vụ sinh hoạt học tập của nhân dân. Kết quả có 06/14 xã đạt: Tân Văn, Đông Thanh, Tân Hà, Nam Hà, Mê Linh và Đan Phượng.

+ Đối với khu thể thao: các thôn hiện nay trong quy hoạch và đã được xây dựng đều có sân tập thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhưng diện tích sân một số chưa đảm bảo theo chuẩn của ngành.

Về chợ nông thôn: huyện hiện có 6 chợ, trong đó có 5 chợ thuộc các xã,

thị trấn gồm Thị trấn Đinh Văn, Thị trấn Nam Ban, các xã Tân Hà, Gia Lâm, Tân Thanh đã đạt chuẩn. Chợ Phú Sơn mới xây dựng nên còn một số chỉ tiêu chưa đạt. Căn cứ Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31/12/2014 của Bộ Công thương, trong đó: các xã Hoài Đức, Tân Văn, Đạ Đờn không có nhu cầu quy hoạch phát triển chợ nông thôn, các xã khác có quy hoạch nhưng chưa cần đầu tư trong giai đoạn này.

Về bưu điện: 14/14 xã có điểm bưu điện văn hóa xã được trang bị sách,

báo có hệ thống thông tin viễn thông, có cán bộ phụ trách phục vụ nhu cầu nhân dân. 100% số thôn trên địa bàn huyện đều có mạng, được truy cập internet.

Về nhà ở dân cư: số nhà tạm, dột nát, không đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng”

(mái cứng, khung cứng, nền cứng) có 65 căn nằm trên địa bàn các xã: Liên Hà (15 căn), Tân Thanh (42 căn) và Phi Tô (8 căn).[45, tr.11]

Tỷ lệ hộ dân có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng (> 14m2/ người, có kiến trúc phù hợp...) thì có 03 xã không đạt tiêu chí gồm các xã Liên Hà, Tân Thanh và Phi Tô.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w