7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Về việc xây dựng bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện
chính sách huy động nguồn lực chưa có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế khác trong xã hội, mới chỉ huy động được từ sức dân và tài nguyên thiên nhiên.
2.3.2. Về việc xây dựng bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từhuyện đến cơ sở huyện đến cơ sở
Đối với cấp huyện: Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Lâm Hà được thành lập từ năm 2010 và có quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm rõ ràng; qua các năm đều được kiện toàn để đáp ứng được công tác chỉ đạo thực hiện chương trình. Hiện nay, Ban chỉ đạo gồm 8 người, trong đó trưởng ban là đồng chí Bí thư Huyện ủy, 02 phó ban là Phó bí thư thường trực huyện ủy và chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập văn phòng điều phối nông thôn mới, do đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là phó chánh văn phòng và phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân huyện về công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Để đảm bảo cho văn phòng hoạt động có hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 ban hành quy chế làm việc của Văn phòng điều phối chưng trình xây dựng nông thôn mới huyện Lâm Hà, trong đó xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng tiêu chí nông thôn mới.
Đối với cấp xã: Có 14/14 xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã. Đã xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban quản lý. Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo hoạt động của Ban quản lý về Uỷ ban nhân dân huyện thông qua phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bộ máy quản lý chương trình bước đầu đã hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò quan trọng điều hành mọi hoạt động của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Từng thành viên trong bộ máy đảm nhận những trọng trách liên quan đến thực hiện các tiêu chí, từ đó phát huy được hiệu quả của việc thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch đề ra. Cán bộ phụ trách nông thôn mới từ huyện đến cơ sở được lựa chọn đảm bảo theo đúng thành phần quy định. Hầu hết đã được bồi dưỡng, tập huấn về nội dung của chương trình.
Từ khi Kiện toàn ban chỉ đạo và thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, nhất là khi được bố trí cán bộ chuyên trách của Văn phòng, bước đầu việc tham mưu thực hiện Chương trình được tốt và chuyên nghiệp hơn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát và đồng bộ hơn, đề cao và gắn
trách nhiệm của người đứng đầu; xác định rõ trách nhiệm của thành viên. Công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc được thường xuyên, liên tục và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời định hướng đúng cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện. Vai trò điều phối được thể hiện rõ và hiệu quả hơn, việc triển khai các chức năng và nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh được kịp thời và có hiệu quả. Việc xác định hoạt động của Văn phòng Điều phối là lâu dài, không quy định giai đoạn đến năm 2020 nên cán bộ chuyên trách của Văn phòng Điều phối yên tâm công tác, do vậy công tác tham mưu về chương trình được tốt hơn. Văn phòng Điều phối huyện đi vào hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, có tiến bộ rõ rệt.
Tuy nhiên do Ban chỉ đạo mới được kiện toàn, Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện mới được thành lập nên trong hoạt động cũng còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại. Ngoài 02 cán bộ chuyên trách còn lại các thành viên vẫn hoạt động kiêm nhiệm nên chất lượng công việc chưa cao, nhiều thành viên chưa nắm và hiểu rõ các tiêu chí được phân công phụ trách. Mặc dù đã có hướng dẫn, nhưng hầu hết các xã chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác nông thôn mới; đa số chỉ bố trí làm kiêm nhiệm do thiếu biên chế nên việc tổng hợp báo cáo và tham mưu triển khai các nội dung chương trình còn lúng túng và chậm trễ.