Công tác an ninh quốc phòng, trật tự xã hội ở nông thôn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 61 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Công tác an ninh quốc phòng, trật tự xã hội ở nông thôn

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được triển khai rộng khắp, Công tác xây dựng lực lượng huấn luyện, giáo dục quốc phòng – an ninh được triển khai theo kế hoạch.công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm được thực hiện có hiệu quả; kịp thời phát hiện và giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh tại cơ sở, từ đó tạo điều kiện cho nhân dân an tâm sản xuất.

Đánh giá chung: công tác tuyên truyền đã tạo ra sự chuyển biến tích cực

về nhận thức trong hệ thống chính trị; quần chúng nhân dân lúc đầu còn ít quan tâm, chưa nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có nhiều chuyển biến và thấy rõ lợi ích thiết thực của xây dựng nông thôn mới đối với gia đình và thôn xóm nên đã tự nguyện coi việc xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân, từ đó đã có tích cực trong việc tham gia đóng góp công sức, tiền của, đất đai để góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nền kinh tế huyện Lâm Hà đã đạt được những thành tựu to lớn, sản xuất với quy mô lớn, tập trung đã tạo điều kiện cho huyện khai thác được lợi thế so sánh về đất đai, khí hậu, để phát triển kinh tế. Hiện nay nền kinh tế huyện đã từng bước chuyển dịch sang phát triển dựa trên các nhân tố như: thị trường, công nghệ, quy trình,… tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và sản xuất quy mô lớn. Thu nhập bình quân đầu người /năm của huyện tăng dần qua từng năm

Nguồn lực phát triển kinh tế trước đây còn nhỏ lẻ, manh mún, đến nay đã được đa dạng hoá với nhiều hình thức sở hữu và quy mô đầu tư, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Các dịch vụ sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị từng bước hình thành đáp ứng nhu cầu kinh tế và sản xuất của huyện.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng bước đầu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm trước mắt.

Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện luôn được quan tâm chỉ đạo. Công tác thu gom, xử lý rác thải được thực hiện thường xuyên đảm bảo vệ sinh cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác vận động nhân dân trong việc xử lý các phế phẩm nông nghiệp, luôn quan tâm đến môi trường cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các cụm dân cư tập trung. Nhiều công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn được xây mới, cải tạo sửa chữa, nâng cấp phục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Quá trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn hạn chế sau: Một số tiêu chí của tiêu chí, văn bản hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của các bộ ngành Trung ương chưa phù hợp với thực tế của từng địa phương, còn có nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn thực hiện tiêu chí. Do vậy, gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, thực hiện. Một số xã còn chưa cập nhật kịp thời các văn bản pháp lý và các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện Nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, các công trình thuỷ lợi mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho một số diện tích cây trồng, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa tạo ra các bước đột phá trên các lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phát triển theo các hộ gia đình. Các hình thức kinh tế hợp tác phát triển chậm, hoạt động thiếu bền vững, chưa chú trọng đến mối liên kết 4 nhà… dẫn đến khó khăn trong khâu sản xuất gắn kết với tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là hàng nông sản của huyện đã mở rộng ra khắp các tỉnh khu vực phía Nam và Duyên hải Miền Trung. Tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa chưa ổn định. Sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của huyện trên thị trường vẫn còn thấp, sản xuất phụ thuộc rất lớn vào thị trường, giá cả không ổn định. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm dẫn đến sản phẩm làm ra có tỷ lệ hư hỏng lớn.

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn khá nhiều, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến hàng nông - lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu ở mức sản phẩm thô nên chưa có sức cạnh tranh, chưa có thương hiệu.

Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi có sự tham gia về nguồn lực của nhân dân, nhưng địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập chưa ổn định nên khâu vận động đóng góp từ nhân dân còn khó khăn nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa xã hội chưa được đẩy mạnh. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tính tích cực tự chủ của một số bộ phận nhân dân chưa cao.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w