Yêu cầu của xây dựng nông thôn mới đối với đội ngũ cán bộ cấp

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 35 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Yêu cầu của xây dựng nông thôn mới đối với đội ngũ cán bộ cấp

cấp huyện

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được bảo đảm; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Đây là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp, giúp cho nông dân có niềm tin, động lực, trở nên tích cực đoàn kết, thống nhất chung tay vì sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây không chỉ là môi trường để thử thách năng lực lãnh đạo mà còn là điều kiện để đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện học tập, nghiên cứu, phát huy năng lực lãnh đạo, quản lý của mình.

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ của cán bộ trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia, nhằm chuyển từ nền kinh tế kém phát triển lên nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Song, công việc ấy, phải qua hàng chục năm, thậm chí lâu hơn nữa. Đối với

nước ta, điểm xuất phát rất thấp kém, lại trải qua hơn 30 năm chiến tranh, để lại nhiều hậu quả nặng nề cần phải khắc phục, do đó muốn hoàn thành công việc đó cần phải trải qua một quá trình lâu dài và phải kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tương xứng đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập sâu rộng của đất nước.

Thực tế, quốc gia nào lựa chọn cho mình một chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn, tận dụng được lợi thế, vượt qua khó khăn sẽ có cơ hội vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển. Điều đó lại càng đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp. Vị trí, vai trò của những cán bộ này và công tác cán bộ lại càng quan trọng hơn.

Cán bộ là nhân tố quyết định, tuy nhiên phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của một số cán bộ hiện nay còn hạn chế. Nhìn chung, phần nhiều do việc quản lý cán bộ chưa chặt chẽ; chưa có sự phân công cán bộ một cách khoa học, cụ thể, trách nhiệm tập thể, cá nhân cũng như tiêu chuẩn từng loại cán bộ chưa được quy định thống nhất, rõ ràng, cụ thể nên hiệu quả và chất lượng hoạt động quản lý thấp. Bên cạnh đó công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ huyện chưa mang tính chiến lược cao. Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ có lúc không thường xuyên, còn chung chung. Một số nơi nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đảm bảo, thực hiện kỷ luật chưa nghiêm chỉnh. Một số cán bộ huyện có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, lãng phí, cục bộ địa phương, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, gây khó khăn cho việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở ngành, địa phương, nhất là ở các đơn vị mới sát nhập.

Xây dựng nông thôn mới là môi trường thực tiễn phong phú, sinh động để người cán bộ công chức rèn luyện, áp dụng và nâng cao các năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của mình; đồng thời, người cán bộ công chức

phải nỗ lực cố gắng để tập trung chỉ đạo, chọn việc cụ thể, phù hợp để thực hiện hiệu quả của chương trình nông thôn mới ngay tại địa phương, đơn vị.

1.3.3. Tính cấp thiết của việc đổi mới hệ thống chính trị cấp huyện trong xây dựng nông thôn mới

Hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay có nhiều ưu điểm, mối quan hệ giữa Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể trong huyện đã hoạt động có hiệu quả trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Sự nghiệp đổi mới với việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, có nhiều mô hình kinh tế phát triển

Bên cạnh những mặt ưu điểm, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta còn một số hạn chế. Hệ thống chính trị ở huyện hiện nay hoạt động với nhiều khó khăn về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, về cơ chế hoạt động, về sự phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể. Những khó khăn vướng mắc đó chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả hoạt động của Hệ thống chính trị, làm hạn chế quan hệ giữa Hệ thống chính trị với nhân dân và là điểm nghẽn cho quá trình đổi mới. Những hạn chế của cán bộ công chức cấp huyện hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều cơ chế chính sách mới chưa đồng bộ, chưa phù hợp với từng vùng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Khối lượng công việc của cán bộ công chức cấp huyện tăng lên, yêu cầu cao hơn. Điều này vừa thể hiện trình độ, năng lực của cán bộ công chức, vừa thể hiện sự hạn chế trong quản lý, điều hành Hệ thống chính trị của huyện hiện nay.

Kết luận chương 1

Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng, là chủ trương lớn, cuộc vận động lớn của Đảng để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nông thôn mới còn là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động. Nông dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được. Để triển khai tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả như mong muốn của người dân thì vai trò chính quyền cấp huyện cần phải tập trung vào một số nhiệm vụ như: quyết định chủ trương biện pháp phù hợp với nguồn lực của huyện để đảm bảo tính khả thi; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dụng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể của nông dân; đẩy mạnh kiện toàn và nâng cao năng lực cho bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở; công tác kiểm tra, đánh giá và việc thực thi các chế độ, chính sách… Tất cả những nhiệm vụ ấy đòi hỏi Chính quyền cấp huyện phải tập trung đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với quá trình xây dựng nông thôn mới, không ngừng tự kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của chính mình.

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w