Kinh tế và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Kinh tế và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân

Về phát triển sản xuất, thu nhập: sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Hà

tằm; các loại cây cây ăn quả như sầu riêng, bơ, quý đường canh, mắc ca được trồng xen trong các diện tích cây chủ lực hoặc trồng thuần. Diện tích rau, hoa công nghệ cao được sản xuất theo hướng hàng hóa. Sản phẩm chủ lực có lợi thế của huyện gồm có: cà phê (diện tích cho sản phẩm 38.000/40.400 ha, năng suất 28 tạ/ ha, sản lượng 106 000 tấn); cây chè (diện tích cho sản phẩm 250/300 ha, năng suất 100 tạ/ ha, sản lượng 2.500 tấn), cây dâu tằm (diện tích cho sản phẩm 1.600/1.900 ha, năng suất 170 tạ/ ha, sản lượng 27.200 tấn)… Phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đều có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất (giống mới, kỹ thuật canh tác mới). Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch sản xuất vẫn còn tình trạng người dân tự chuyển đổi các loại cây trồng khi giá cả nông sản thị trường lên xuống.

Thực hiện trồng lại 5.000 ha rừng Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 25/7/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về việc: trồng rừng trên đất lâm nghiệp do người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp.

Tình hình chăn nuôi trong những năm qua luôn giữ ổn định và phát triển cả về số lượng và chất lượng (Đàn bò 6000 con trong đó có gần 1000 con bò sữa tăng 46%; đàn lợn 98.000 con, tăng 16,5 %; đàn gia cầm 600.000 con giảm 2,3%). Duy trì 02 điểm thu mua sữa ổn định, đạt công suất 5000 lít sữa/ngày; công tác tiêm phòng thường xuyên được quan tâm nên không để xảy ra dịch bệnh.

Bên cạnh đó, việc hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp đã triển khai nhưng chưa phát triển mạnh, còn chiếm tỷ lệ thấp.

Qua rà soát báo cáo thu nhập bình quân đầu người trong năm 2015 trên địa bàn huyện, xã thấp nhất đã đạt 29 triệu đồng/người/năm (xã Phi Tô), xã cao nhất là 50 triệu đồng/người/năm (xã Tân Hà).

Về tỷ lệ hộ nghèo: kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo đầu năm 2016 trên địa

bàn huyện có 2.417 hộ nghèo chiếm 6,61%; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 1.153 hộ chiếm 17,12%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới trên địa bàn 14 xã có 2.051 hộ nghèo (Phi tô có 134 hộ bằng 12,9%, Mê Linh có 281 hộ bằng 16,51%, Liên Hà có 283 hộ bằng 11,15%, Tân Thanh có 305 hộ bằng 10,89%), tỷ lệ bình quân xã là 7,37%.[45, tr.12]

Qua rà soát, đánh giá tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên của 14/14 xã đều đạt trên 90% theo qui định. Các xã đều có tỷ lệ số ngày công bình quân 20 ngày công/tháng trở lên, nhiều xã đến mùa thu hoạch cà phê, các hộ dân phải thuê lao động từ nơi khác đến.

Về hình thức tổ chức sản xuất: Huyện hiện có 15 hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi hoàn thành theo Luật 2012, Có 16 tổ hợp tác. Ngoài ra, các xã có nhiều mô hình liên kết sử dụng nước, mô hình liên kết phát triển sản xuất và dịch vụ. Có 168 trang trại, trong đó: 60 trang trại trồng trọt (gồm: 59 trang trại trồng cà phê và 01 trang trại trồng hoa); 108 trang trại chăn nuôi (gồm: 95 trang trại chăn nuôi heo và 13 trang trại chăn nuôi gà).

Hiện nay, các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng, mở rộng các mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác có hiệu quả làm nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN cấp HUYỆN TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w