6. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai thành phố Lào Cai
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực:
+ Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Người lao động có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp với vị trí và yêu cầu của công việc thì kết quả và hiệu quả công việc sẽ cao hơn, hay nói cách khác là chất lượng NNL cao. Ngược lại, người lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ thấp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo thì kết quả và hiệu quả công việc thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được đánh giá qua các tiêu chí: Bằng cấp và chuyên ngành đào tạo của cán bộ viên chức, kinh nghiệm và thâm niên làm việc, trình độ lý luận chính trị, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
30
+ Kỹ năng phụ trợ: Kỹ năng phụ trợ rất cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Người lao động càng có nhiều kỹ năng phụ trợ thì khả năng tiếp nhận, giải quyết và xử lý công việc sẽ được hỗ trợ tốt hơn, chất lượng NNL cũng được đánh giá cao hơn. Các kỹ năng phụ trợ cần thiết cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là: Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm…
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực: Người lao
động có thể lực tốt mới đảm bảo sức khỏe và tinh thần để thực hiện tốt các công việc được giao. Do đó, thể lực cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng NNL. Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thể lực NNL là: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe (chiều cao, cân nặng), các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
- Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực: Chỉ tiêu này được thể hiện
dựa trên những đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của người lao động. Đây là các chỉ tiêu mang tính định tính, rất khó để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, cụ thể bằng các con số mà chỉ có thể đánh giá thông qua trách nhiệm đối với công việc, mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc được giao của người lao động. Người lao động có ý thức, trách nhiệm, yêu thích công việc thì sẽ làm việc tự giác và nỗ lực hết mình, năng suất và chất lượng cũng sẽ cao hơn, do đó được đánh giá là NNL có chất lượng cao và ngược lại.