6. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Công tác đào tạo nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai
* Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo đối với chất lượng NNL, BHXH thành phố Lào Cai đặc biệt coi trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Để động viên, khuyến khích cán bộ trong cơ quan chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý, BHXH thành phố Lào Cai đã đề ra kế hoạch đào tạo trong đó quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn người cử đi đào tạo. Từ đó thống nhất về hình thức, nội dung, trình tự thủ tục cho công tác đào tạo, cũng như quy định về trách nhiệm và quyền lợi của người được cử đi đào tạo. Trong những năm qua, trình độ học vấn và chuyên môn của cán bộ nhân viên trong cơ quan không ngừng được nâng cao. Thông qua triển khai đề án vị trí việc làm của ngành, hầu hết các vị trí công tác đều đòi hỏi trình độ chuyên môn đại học, chỉ có vị trí văn thư, thủ quỹ, lưu trữ là chấp nhận trình độ trung cấp, cao đẳng. Chưa qua đào tạo là đội ngũ tạp vụ, bảo vệ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Tính đến năm 2019, toàn cơ quan có 15 đảng viên, chiếm tỷ lệ 52%, hầu hết các đối tượng đương nhiệm cũng như trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thành phố đều đã theo học các khóa học lý luận chính trị, đến nay đã có 6 người có trình độ lý luận chính trị, chiếm 40% tổng số cán bộ nhân viên. Đây là những hạt nhân và là nòng cốt quan trọng trong quá trình hoạt động của cơ quan.
* Đào tạo kỹ năng:
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng mở rộng và phát triển, yêu cầu đòi hỏi nhân lực có trình độ ngoại ngữ, tin học đủ để giao tiếp, phục vụ cho công việc
73
thành phố Lào Cai còn nhiều thiếu thốn, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính vẫn còn thấp cho nên năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ trong thời gian qua bị ảnh hưởng rất nhiều.
+ Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng NNL tại chỗ còn thấp, nguồn tuyển dụng bị hạn chế, do đó vấn đề thu hút nhân lực, đặc biệt là NNL chất lượng cao gặp nhiều khó khăn.
3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
+ Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH thành phố Lào Cai vẫn chưa thực sự có nhiều đổi mới, vẫn còn cơ chế xin cho, đặt nặng vấn đề quan hệ trong quá trình tuyển dụng, quy hoạch và nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn. Mặc dù thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ song với đặc thù cố hữu là một huyện vùng núi miền cao còn nhiều khó khăn kết hợp với trình độ quản lý của BHXH thành phố Lào Cai chưa được nâng lên đã khiến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai trong thời gian qua bị ảnh hưởng khá nhiều.
+ Khả năng dự báo và đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng đội ngũ chất lượng NNL còn chậm: xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường còn kém và bị động. Chưa kịp thời xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý NNL còn nhiều hạn chế. Đội ngũ này không được đào tạo bài bản mà còn phải kiêm nhiệm các công việc khác nên hiệu quả quản lý NNL chưa cao. Do đó, công tác tham mưu, đề xuất cho ban lãnh đạo trong công tác quản trị chất lượng NNL cũng chưa thật sự hiệu quả.
+ Do ngân sách cơ quan dành cho công tác nâng cao chất lượng cán bộ còn nhiều hạn chế cho nên kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng còn thấp dẫn tới cơ sở vật chất thiếu thốn, tiền bồi dưỡng cho cán bộ đào tạo ít, động lực cho cả người học và người dạy chưa cao.
+ Vẫn còn có nhiều cán bộ có ý thức chưa cao trong việc tham gia học tập nâng cao trình độ. Chính sự duy ý chí trong việc nhận thức tầm quan trọng của việc
74
nâng cao trình độ đã khiến cho hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng và công tác quản trị chất lượng cán bộ BHXH thành phố Lào Cai nói chung của trong thời gian qua chưa đạt được mục tiêu cả về chất lẫn về lượng.
Tiểu kết Chương 03
Trên cơ sở cơ sở lý luận về quản trị chất lượng NNL trong tổ chức và các phương pháp nghiên cứu, thiết kế luận văn, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị chất lượng NNL tại cơ quan BHXH thành phố Lào Cai. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị chất lượng NNL tại BHXH thành phố Lào Cai. Đồng thời, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này tại BHXH thành phố Lào Cai. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị chất lượng NNL tại BHXH thành phố Lào Cai trong thời gian tới.
75
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO CAI 4.1. Quan điểm về công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai
Quản trị chất lượng cán bộ BHXH thành phố Lào Cai là một công tác quan trọng và được Thành ủy, UBND thành phố Lào Cai quan tâm sát sao và đưa ra một số quan điểm sau:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai phải xuất
phát từ quan điểm, đường lối của Đảng: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức BHXH phải xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối kinh tế của Đảng trên cơ sở giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng để đào luyện, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.
+ Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành
phố Lào Cai phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế của huyện, chất lượng của đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế: Chất lượng cán bộ là điều kiện, là cầu nối giữa người dân, nhà đầu tư với
cơ quan bảo hiểm xã hội huyện trong việc thu hút nhân lực và vật lực để phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Sự phát triển cần phải đồng bộ cả chất và lượng, đảm bảo tính phù hợp với chế độ và sự hội nhập với quốc tế.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai phải dựa
trên cơ sở yêu cầu công việc: Vì đội ngũ cán bộ BHXH là một loại lao động đặc
biệt làm việc trong bộ máy nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ thực thi và chuyển tải các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về BHXH, BHYT tới nhân dân. Thực hiện thành công các công việc là thực hiện thành công các mục tiêu của cơ quan đơn vị, cũng chính là thực hiện thành công các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
76
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai phải được
thực hiện đồng bộ từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến khâu bố trí và sử dụng: Việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với các hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo là cả quá trình đào tạo sau công vụ nhằm trang bị những kiến thức, những kỹ năng mới, đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ cán bộ trong cơ quan (BHXH thành phố Lào Cai, 2019).
4.2 Phương hướng và mục tiêu về tăng cường quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai lực tại BHXH thành phố Lào Cai
4.2.1 Phương hướng
Thứ nhất, tạo điều kiện để người lao động có thể phát huy tối đa khả năng
của họ bằng việc đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất, đưa ra các chính sách ưu đãi, tạo cho họ tinh thần thật là thoải mái để họ có thể cống hiến lâu dài với đơn vị.
Thứ hai, thực hiện thật tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực trên các
tiêu chí cụ thể, dự báo chính xác nhu cầu về nhân lực cho đơn vị, tạo điều kiện thực hiện tốt việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo nhân lực.
Thứ ba, hoàn thiện hơn các chính sách về tuyển dụng để có thể chiêu mộ
được những người có năng lực làm việc cho đơn vị.
Thứ tư, tăng cường thêm các chính sách đãi ngộ để thu hút được ngày càng
nhiều đội ngũ lao động chất lượng cao.
Thứ năm, tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên phát huy khả năng
làm việc của mình, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua tại đơn vị và của ngành. Đồng thời triển khai các chính sách khen thưởng kịp thời với những cá nhân xuất sắc.
Thứ sáu, thực hiện chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và gia đình
của họ ngày càng tốt hơn nữa.
Thứ bảy, tăng cường hơn nữa các buổi tọa đàm, nói chuyện giữa các thành
viên của đơn vị để chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và tạo không khí đoàn kết giữa mọi thành viên trong đơn vị (BHXH thành phố Lào Cai, 2019).
77
4.2.2. Mục tiêu
BHXH thành phố Lào Cai đã đề ra một số mục tiêu trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai như sau:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ BHXH thành phố Lào Cai có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí (về tâm lực); có tư duy đổi mới, sáng tạo; có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, tiếng anh và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ BHXH đảm bảo đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ (về thể lực). Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn công chức, trong mỗi nhiệm kỳ có thể thay đổi, bổ sung 20- 25% số cán bộ trẻ, có triển vọng vào các vị trí quản lý của BHXH thành phố.
+ Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (; 70% công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% công chức cấp xã được bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước, nâng cao nghiệp vụ BHXH; 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng về tin học (BHXH thành phố Lào Cai, 2019).
4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực
Trong giai đoạn 2015 – 2020, các sở ban ngành và khối cơ quan Nhà nước đều đồng loạt thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, những trường hợp không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo yêu cầu sẽ được đưa ra khỏi bộ máy hoạt động. Chỉ tiêu biên chế của các cơ quan Nhà nước cũng được hạn chế nhằm tiến tới bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. Những thay đổi này kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong công tác hoạch định và bố trí nhân sự của BHXH thành phố Lào Cai giai đoạn vừa qua. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác hoạch định nguồn nhân lực của BHXH thành phố Lào Cai cần thực hiện tốt các công việc sau:
78
Thứ nhất, cần xây dựng quy trình hoạch định NNL bài bản, rõ ràng, chặt chẽ.
Để thực hiện hoạch định nguồn nhân lực, tổ chức cần tiến hành theo 5 bước sau: dự báo nguồn nhân lực, phân tích thực trạng nguồn nhân lực, quyết định tăng hoặc giảm nhân lực, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kế hoạch thực hiện. Đây là quá trình chung và được áp dụng linh hoạt trong các doanh nghiệp khác nhau. Các bước phải được thực hiện rõ ràng, cụ thể, phải có sự liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Để dự báo nhu cầu nhân lực một cách chính xác, BHXH thành phố Lào Cai cần phải nắm rõ tương lai của mình:
– Mong muốn đạt được mục tiêu gì? – Cần phải thực hiện những hoạt động gì?
– Có những công việc chuyên môn nào và khối lượng thực hiện các công việc đó như thế nào?
Dựa trên những thông tin này, BHXH thành phố Lào Cai sẽ xác định nhu cầu nhân lực, bao gồm:
– Số lượng: bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí công việc? – Chất lượng: những phẩm chất và kỹ năng cần thiết là gì? – Thời gian: khi nào thì cần?
Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Bước này nhằm mục đích xác định những ưu và nhược điểm nguồn nhân lực hiện có tại BHXH thành phố Lào Cai. Khi phân tích, cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Những yếu tố phân tích về mặt hệ thống:
– Số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực làm việc thái độ làm việc và các phẩm chất cá nhân.
– Cơ cấu tổ chức: loại hình hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ công việc trong cơ cấu.
– Các chính sách quản lý nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo,khen thưởng, kỷ luật v.v.)
79
– Mức độ hấp dẫn của công việc đối với nhân viên. – Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. – Môi trường văn hóa của tổ chức.
– Phong cách quản lý.
– Tính rõ ràng và cụ thể của các mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra. – Những rào cản hoặc các tồn tại của tổ chức.
– Việc cải tiến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức.
Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
Trong bước này, BHXH thành phố Lào Cai cần so sánh nhu cầu nhân lực với thực trạng nguồn nhân lực để xác định liệu nhân lực đang dư thừa hay thiếu hụt so với nhu cầu. Sau đó, BHXH thành phố Lào Cai cần lựa chọn các giải pháp để khắc phục sự dư thừa hoặc thiếu hụt nhân lực.
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện
Kế hoạch thực hiện thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: – Kế hoạch tuyển dụng nhân viên;
– Kế hoạch bố trí lại cơ cấu tổ chức;
– Kế hoạch đề bạt và thuyên chuyển nhân viên; – Kế hoạch tinh giảm lao động dôi dư.