Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
1 1,00 – 1,80 Rất thấp
2 1,81 – 2,60 Thấp
3 2,61 – 3,40 Trung bình
4 3,41 – 4,20 Khá
5 4,21 – 5,00 Tốt
* Thông tin thu thập từ điều tra (Điều tra từ BHXH thành phố Lào Cai và khách hàng taị BHXH thành phố Lào Cai).
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2017 - 2019 về quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai với các mẫu đã được lựa chọn.
29
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai, từ năm 2017 - 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp quản trị chất lượng NNL tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai; Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại, lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2017 - 2019 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể.
2.2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy, bằng cách tổng hợp và đúc kết lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai thành phố Lào Cai
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực:
+ Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Người lao động có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp với vị trí và yêu cầu của công việc thì kết quả và hiệu quả công việc sẽ cao hơn, hay nói cách khác là chất lượng NNL cao. Ngược lại, người lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ thấp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo thì kết quả và hiệu quả công việc thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được đánh giá qua các tiêu chí: Bằng cấp và chuyên ngành đào tạo của cán bộ viên chức, kinh nghiệm và thâm niên làm việc, trình độ lý luận chính trị, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
30
+ Kỹ năng phụ trợ: Kỹ năng phụ trợ rất cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Người lao động càng có nhiều kỹ năng phụ trợ thì khả năng tiếp nhận, giải quyết và xử lý công việc sẽ được hỗ trợ tốt hơn, chất lượng NNL cũng được đánh giá cao hơn. Các kỹ năng phụ trợ cần thiết cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là: Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm…
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực: Người lao
động có thể lực tốt mới đảm bảo sức khỏe và tinh thần để thực hiện tốt các công việc được giao. Do đó, thể lực cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng NNL. Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thể lực NNL là: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe (chiều cao, cân nặng), các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
- Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực: Chỉ tiêu này được thể hiện
dựa trên những đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của người lao động. Đây là các chỉ tiêu mang tính định tính, rất khó để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, cụ thể bằng các con số mà chỉ có thể đánh giá thông qua trách nhiệm đối với công việc, mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc được giao của người lao động. Người lao động có ý thức, trách nhiệm, yêu thích công việc thì sẽ làm việc tự giác và nỗ lực hết mình, năng suất và chất lượng cũng sẽ cao hơn, do đó được đánh giá là NNL có chất lượng cao và ngược lại.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đo lường công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai
- Hoạch định nguồn nhân lực:
+ Các chỉ tiêu nhân lực theo kế hoạch và thực tế.
+ Kết quả khảo sát về công tác dự báo, hoạch định nguồn nhân lực. - Tuyển dụng nguồn nhân lực:
+ Kế hoạch và quy trình tuyển dụng + Đánh giá kết quả tuyển dụng.
31
- Đánh giá nguồn nhân lực: Kết quả đánh giá công chức, viên chức hàng năm. - Duy trì và đãi ngộ:
+ Mức thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt các danh hiệu thi đua + Mức thưởng quý đối với mỗi cá nhân
+ Kết quả khen thưởng hàng năm - Xây dựng và phát huy văn hóa công sở
- Thể lực: Chiều cao, cân nặng, độ tuổi lao động. - Sức khỏe: Kết quả khám sức khỏe hàng năm.
Tiểu kết Chương 2
Để tiến hành phân tích thực trạng công tác quản trị chất lượng NNL tại BHXH thành phố Lào Cai cần thiết phải có các số liệu và phương pháp sử dụng để phân tích. Chương 02 cung cấp các thông tin về nguồn số liệu sử dụng để phân tích và các phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích thông tin sẽ được sử dụng trong luận văn. Đồng thời, Chương 02 cũng cung cấp hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị chất lượng NNL tại BHXH thành phố Thái Cai tại Chương 03.
32
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO CAI 3.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội quan trọng, bình đẳng và công bằng xã hội, là một trong những nhân tố cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của từng quốc gia. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chính thức thành lập ngày 16/2/1995, đến nay đã tròn 22 năm, vinh dự được Đảng và Nhà nước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Lào Cai là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Lào Cai đặt tại tỉnh Lào Cai, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-BHXH-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Lào Cai thành lập theo Quyết định số 110/QĐ-TCCB ngày 4 tháng 8 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, BHXH thành phố Lào Cai có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Lào Cai và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai.
Trong quá trình hoạt động, xây dựng và phát triển, BHXH thành phố Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Lào Cai, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của BHXH tỉnh Lào Cai, cùng với sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị sử dụng lao động, người tham gia BHXH, BHYT và tinh thần trách nhiệm cùng với sự phấn
33
đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức BHXH. Hằng năm, BHXH thành phố đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao: Thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), duy trì và phát triển tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện, số đối tượng tham gia không ngừng được mở rộng, số thu BHXH, BHTN, BHYT năm sau đều cao hơn năm trước và đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giao; Chi trả các chế độ BHXH, BHYT hàng tháng cho các đối tượng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo an toàn; Công tác hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết chế độ BHXH, BHTN, BHYT kịp thời, đảm bảo chế độ; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính thường xuyên được quan tâm và đẩy mạnh.
Với những đóng góp cho sự phát triển của Ngành, tập thể BHXH thành phố Lào Cai vinh dự được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và BHXH Việt Nam, Bằng khen của các cấp, ngành. Nhiều cá nhân cán bộ, công chức, viên chức được các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương tặng thưởng Bằng khen và các danh hiệu thi đua khác.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự phát triển chung của Ngành BHXH. Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai sẽ không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng cán bộ, phấn đấu thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN, bảo đảm an sinh xã hội xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai.
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
3.1.1.1. Chức năng
Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đặt tại thành phố Lào Cai, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là theo quy định).
34
Bảo hiểm xã hội thành phố chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Lào Cai và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố.
Bảo hiểm xã hội thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3.1.1.2. Nhiệm vụ
Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:
Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thành phố; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố.
Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
35
Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định;
Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế;
Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định.
Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc; giám sát việc thực hiện kế hoạch thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia