Đặc điểm của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 30 - 31)

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở bao hàm các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, khác với các quy chế thông thường, quy chế thực hiện dân chủ là một văn bản mang tính quy phạm pháp luật, cụ thể hóa và luật hóa phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bằng một Nghị định của Chính phủ căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”.

Thứ hai, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phát huy chế độ dân chủ của dân đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, cơ sở, quy định những nghĩa vụ cụ thể của chính quyền trong việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở.

Thứ ba, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.

Thứ tư, Có sự tham gia của Mặt trận và các đồn thể nhân dân như tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,... ở mọi khâu trong thực hiện quy chế ở cơ sở, nhằm phát huy sức mạnh và vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực thi nền dân chủ XHCN.

Thứ năm, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa về dân chủ XHCN ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Thứ sáu, Mục đích của việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đồn kết xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ bảy, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện yêu cầu dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật, đi đôi với trật tự, kỷ cương, quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ tám, đây là văn bản thể hiện sự cương quyết và nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập kỷ cương, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, xem người dân là mục tiêu và động lực của sự nghiệp cách mạng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 30 - 31)