chủ ở cơ sở
1.3.2.1. Tổ chức cơng đồn tham gia tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở
Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức cơng đồn phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân ở cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, những quy định của Nhà Nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, về những quyền mà người dân được kiểm tra, giám sát, nhất là quyền làm chủ trực tiếp. Tổ chức cơng đồn phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ tổ chức cho các hội viên học tập, quán triệt các quan
điểm của Đảng được nêu trong Chỉ thị số 30/CT- TW của Bộ Chính trị, để nhân dân phát huy quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Đồng thời tổ chức cơng đồn chủ trì tổ chức học tập quy chế dân chủ cho cho đối tượng là CNVCLĐ trong các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp. Trong việc tuyên truyền, phổ biến QCDC ở cơ sở, tổ chức cơng đồn cần qn triệt tư tưởng và đồng thời là bài học mà Đảng ta đã tổng kết: phát huy quyền làm chủ của đội ngũ người lao động, đó vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. Mở rộng dân chủ XHCN, từng bước thực hiện quyền dân chủ của người lao động một cách trực tiếp và rộng rãi nhất là bản chất tốt đẹp của chế độ ta, nhằm thu hút quần chúng lao động tham gia quản lý xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan chính quyền nhà nước, cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu và vi phạm quyền làm chủ và tệ tham nhũng. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dân chủ phải trong khn khổ của pháp luật.
1.3.2.2. Tổ chức cơng đồn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội vận động người lao động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Tổ chức cơng đồn tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức để người lao động được quyền thông tin về pháp luật, về chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của người lao động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Hình thức thơng tin có hiệu quả của tổ chức cơng đồn là thơng qua đối thoại, các hội nghị, sinh hoạt định kỳ hoặc qua các buổi giao lưu, gặp gỡ những lao động xuất sắc tiêu biểu.
Tổ chức cơng đồn cũng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để người lao động thảo luận và quyết định những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của họ trong các cơ quan, nhà máy và doanh nghiệp.
Những nội dung trên đây có những cơng việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ người lao động, có những loại việc liên quan mật thiết đến đời sống, tình cảm, đạo đức của mỗi người dân. Vì vậy, tổ chức cơng đồn phải cùng lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp và doanh nghiệp bàn bạc cách tổ chức để mọi người lao động được tham gia, đề suất sáng kiến, thống nhất ý chí, phát huy trí tuệ của mình, nhằm khơi dậy ý chí xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển, có nếp sống văn hóa mới. Đồng thời tổ chức cơng đồn phải tập hợp được những thắc mắc, kiến nghị của CNVCLĐ để phản ánh với lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp hoặc cấp trên nghiên cứu trả lời và thông tin lại cho người lao động biết. Việc công khai chủ trương, kế hoạch xây dựng, phát triển cơ quan, doanh nghiệp được thông tin rộng rãi trong các hội nghị, các phương tiện truyền thông và các bảng tin công cộng trong các nhà máy, doanh nghiệp. Những công việc nêu trên sẽ đánh giá hiệu quả và kết quả của việc thực hiện dân chủ trực tiếp, qua đó từng bước bổ sung cách làm, bổ sung quy chế cho phù hợp với cơ quan, doanh nghiệp.
1.3.2.3. Tổ chức cơng đồn giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Trong việc giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức cơng đồn có vai trị rất quan trọng. Căn cứ vào nội dung quy chế (theo quy định tại chương V của bản quy chế), hoạt động giám sát gồm 3 phương thức như:
Thứ nhất, hoạt động giám sát trực tiếp của nhân dân đối với tồn bộ các hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân nhất là những quyền dân chủ trực tiếp.
Thứ hai, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của Luật Thanh tra, và quy định của QCDC.
Thứ ba, giám sát việc tổ chức để người lao động được thảo luận và quyết định những việc liên quan trực tiếp đến đời sống của họ, những việc dân thảo luận, đóng góp ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch, nghị quyết, quyết định trước khi các cấp quản lý ra quyết định.
Quá trình giám sát việc thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở Tổ chức cơng đồn là phát hiện những lệch lạc, những vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm ngay từ đầu để góp ý kiến cụ thể với người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, với các cấp ủy Đảng để tìm cách khắc phục và ngăn chặn sự vi phạm, không để khi xảy ra sự việc vỡ lở mới đề nghị thanh tra xử lý. Mọi cán bộ đồn thể phải nắm vững mục đích giám sát như đã nêu ở trên, giám sát là để thực hiện tốt hơn quyền làm chủ trực tiếp của người lao động, giám sát giúp cho cán bộ, công chức Nhà nước và công nhân trong các doanh nghiệp thi hành đúng chính sách pháp luật, phát hiện sớm những vi phạm có thể xảy ra hoặc bắt đầu xảy ra để kịp thời khắc phục.
Kết luận chương 1
Dân chủ là một thể chế do dân làm chủ và dân chủ trước hết là chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi. Q trình thực hành dân chủ có thể do tự người dân thực hiện hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra. Bản chất của dân chủ trong chế độ XHCN là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Ở nước ta hiện nay, dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa vơ cùng to lớn, vì cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Do vậy, sự ra đời của Quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước đột phá quan trọng trong việc hiện thực hóa bản chất dân chủ của chế độ ta. Quy chế dân chủ cơ sở là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quy định những biện pháp làm chủ trực tiếp của nhân dân, nhằm phát huy nội lực và sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổ chức cơng đồn và các tổ chức chính trị - xã hội khác là bộ phận trong Hệ thống chính trị có vai trị hết sức quan trọng trong q trình tun truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên, đồn viên và nhân dân Quy chế dân chủ ở cơ sở; làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng quyền và nghĩa vụ cơng dân, quyền của các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định trong quy chế dân chủ; phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện quy chế dân chủ và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chương 2