Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 42 - 47)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của tổ chức cơng đồn trongviệc thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ việc thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế- xã hội củathành phố Cần Thơ thành phố Cần Thơ

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên 1.401 km2, chiếm 3,49% diện tích tồn vùng, khơng có rừng tự nhiên và cách biển Đơng 75 km. Thành phố nằm trên trục giao thương giữa vùng Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía Tây Nam (phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp).

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nữa mở và đồng bằng châu thổ. Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km; tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ơ mơn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thốt nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cịn có hệ thống kênh rạch

dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hồ dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC. Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm). Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nơng nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích tồn thành phố; mùa khơ thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt; đặc biệt, thời gian gần đây tình hình khơ hạn kéo dài và xâm nhập mặn tiến sâu vào sông hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ hiện có 09 đơn vị hành chính, bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Ơ Mơn, Bình Thủy, Thốt Nốt), 4 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh), với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ năm 2015, thành phố có tổng số dân là 1.253.791 người, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ gần 49,7%, nữ giới chiếm tỷ lệ trên 50,3%; số dân sống ở thành thị chiếm trên 65,8%, số dân sống ở nông thôn chiếm gần 34,2%. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ là đơn vị có dân số đứng hàng thứ 10 và đứng hàng thứ 4 so với 5 thành phố trực thuộc Trung ương (cao hơn thành phố Đà Nẵng).

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, tháng 2/1976 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định nhập tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Ngày 27/12/1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII, quyết định tách tỉnh Hậu Giang trở lại thành hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng. Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; ngày 01/01/2004 chia tách tỉnh Cần Thơ thành lập tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương; đến ngày 24/6/2009, Chính phủ quyết định cơng nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Cần Thơ là thành phố có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, song trong quá trình ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố cũng phát sinh nhiều vấn đề tác động đến người dân, đòi hỏi cấp ủy đảng các cấp đẩy mạnh cơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác tun truyền nói riêng, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà cịn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố rất vui mừng trước Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 27/02/2005 “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là Nghị quyết đặc biệt quan trọng, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của thành phố. Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông MêKông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thơng vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa

bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phịng, an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước”.

Nghị Quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời đã mở hướng tháo gỡ những khó khăn và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Nhiều cơng trình, dự án mang tầm quốc gia, có sự lan toả trong vùng đã và đang triển khai, nhằm đưa Cần Thơ phát triển ngang tầm một thành phố trung tâm của cả nước. Những khó khăn về giao thơng đang được giải quyết bằng các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, mở thêm tuyến đường nối miền Tây với miền Đông Nam bộ và nhiều con đường nối liền các tỉnh trong khu vực; cầu Cần Thơ đã hồn thành nối đơi bờ sơng Hậu; sân bay Cần Thơ đang được nâng cấp trở thành cảng hàng không quốc tế; luồng Định An sẽ được cải tạo để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vào cảng Cần Thơ. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành…Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học cơng nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố Cần Thơ khơng ngừng nổ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút tốt hơn các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư đã được thực hiện như cải tiến thủ tục hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thơng, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm chi phí đào tạo nghề và chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp mới thành lập… Hiện nay, thành phố Cần Thơ rất quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sao cho có hiệu quả nhất. Đến với thành phố Cần Thơ, các nhà đầu tư sẽ sớm nhận ra nơi đây thực sự là “Nơi hội tụ” bởi môi trường đầu tư thân thiện.

Trên cơ sở đó, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2010 – 2015, thành phố Cần Thơ đạt được kết quả quan

trọng trên các lĩnh vực: “ kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 12,19%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 78,46 triệu đồng, tương đương 3.626 USD, tăng 2,15 lần so với năm 2010. Cơ cấu các ngành, lĩnh vực kinh tế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản; đến năm 2015, tỷ trọng khu vực I chiếm 6,75%, khu vực II chiếm 35,45%, khu vực III chiếm 57,8% trong cơ cấu GDP. Các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển đáng kể, nguồn lực xã hội tiếp tục được phát huy, đóng góp bước đầu vào sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) trên 103.300 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên 320.900 tỷ đồng; dịch vụ vận tải phát triển cả đường bộ, đường thủy và hàng khơng, dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng bình quân 5,2%/năm; sản xuất nơng nghiệp phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, chất lượng cao, cơ bản hồn thành cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn tăng 3,7%/năm; tổng vốn đầu tư trên địa bàn trên 200.000 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên 58.200 tỷ đồng” [14, tr 8-11].

Xây dựng và phát triển đô thị đạt kết quả quan trọng, việc đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ và cải tạo nâng cấp, chỉnh trang, tạo cảnh quan đơ thị, cùng với một số cơng trình lớn được kêu gọi đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trên địa bàn, tạo điểm nhấn cho thành phố, góp phần xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, y tế có nhiều tiến bộ; quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp, mở rộng hệ thống giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo của thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, mở rộng, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao ... góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Văn hóa – xã hội khơng ngừng phát triển; chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, rút ngắn dần khoảng cách giữa nội thành và ngoại thành, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn

1,84% vào năm 2015 (giảm 6% so với năm 2010). An ninh chính trị được giữ vững, đảm bảo trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Cơng tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ, đáp ứng được vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới; hệ thống chính trị khơng ngừng được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả.

Bên cạnh kết quả đạt được, thành phố vẫn cịn những khó khăn, hạn chế cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo: Kinh tế có phát triển, nhưng chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; mơi trường và cơ chế, chính sách chưa thật sự thơng thoáng để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngồi (FDI). Cơng tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch có mặt chưa tốt; kết cấu hạ tầng trên một số lĩnh vực cịn yếu và khơng đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố. Văn hóa - xã hội cịn nhiều bất cập như: tỷ lệ trường học đạt chuẩn cịn thấp; tình trạng q tải ở một số bệnh viện; chất lượng nguồn nhân lực và việc ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào sản xuất cịn hạn chế; dạy nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng yêu cầu; việc cụ thể hóa về xây dựng con người Cần Thơ theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX cịn chậm. An ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội cịn tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cịn hạn chế nhất định; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa thật sự vững chắc; cơng tác cải cách hành chính, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 42 - 47)