Vai trị của tổ chức cơng đồn thành phố Cần Thơ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 50 - 62)

hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp

2.2.2.1. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến Quy chế thực hiện dân chủ của các tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp của thành phố

Công tác tuyên truyền, phổ biến quy chế thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, ln được cơng đồn các cấp trong thành phố xem là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu . Trước hết, Liên đồn tham gia phối hợp với chính quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong công nhân lao động các chủ trương của Đảng, những quy định của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp, như phối hợp giữa Ban Giám đốc và BCH công đồn cũng như giới chủ để tổ chức họp cơng nhân quán triệt nội dung Chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh những nội dung về quyền người lao động được biết, được bàn, được quyết định, được giám sát, kiểm tra hoạt động của các Ban Giám đốc, giới chủ. Các đợt tuyên truyền phổ biến đã thu hút hàng chục ngàn lượt công nhân tham gia. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thường xun có sự đổi mới.

Tại nhiều doanh nghiệp các BCH cơng đồn đã rất chú trọng tới việc tổ chức học tập, tuyên truyền cho những đối tượng là những lao động có uy tín,

người từng tham gia qn đội, người lao động là đảng viên hoặc những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nhằm tạo sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi mọi thành viên trong xã hội cho công tác triển khai, thực hiện quy chế dân chủ.

Thời gian qua, việc phối hợp giữa Liên đoàn Lao động thành phố với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đồn viên, hội viên tích cực thực hiện quy chế dân chủ cũng được đẩy mạnh. Liên đoàn Lao động thành phố đã tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền, thu hút hàng chục ngàn lượt công nhân tham gia, với những hình thức thích hợp và sinh động, đã làm cho các buổi sinh hoạt hấp dẫn, tạo sự phấn khởi cho người lao động. Mặt khác, do được tuyên truyền nên người lao động nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó đã tích cực, chủ động trong việc tham gia xây dựng và thực hiện những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của các doanh nghiệp.

Để chỉ thị, nghị quyết và pháp lệnh về thực hiện quy chế dân chủ của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đến được với đoàn viên và người lao động, trong thời gian qua Liên đoàn Lao động thành phố đã phối hợp với Hội đồng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố, hoặc các phòng tư pháp, trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện đã tổ chức nhiều cuộc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về Quy chế dân chủ cơ sở. Do vậy, những quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, những nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ ở cơ sở mà bản chất là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đến được với người lao động các doanh nghiệp.

Gắn với tuyên truyền vận động người lao động trong các doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động thành phố đã phối hợp tổ chức trên 20 lớp tập huấn nghiệp vụ về các luật, pháp lệnh liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho đối tượng chun trách cơng đồn, để từ đó đội ngũ cán bộ này tuyên truyền cho

người lao động trong các doanh nghiệp, đã thu hút gần 2.000 lượt cán bộ chun trách cơng đồn tham gia.

Trong quá trình tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, để rút kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, chỉ đạo thực hiện, nhằm chấn chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà cơ sở quan tâm, thì Liên đồn Lao động thành phố sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm về thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp để đánh giá lại những việc đã làm được, những việc chưa làm được, đồng thời tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các doanh nghiệp từ năm 2005 đến nay đã từng bước phát huy quyền dân chủ của công nhân và đội ngũ quản lý ở các doanh nghiệp, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động được lãnh đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn.

Liên đồn Lao động thành phố đã có kế hoạch chỉ đạo cơng đồn các cấp tuyên truyền thực hiện nội dung các cuộc vận động, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với mơ hình xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, từng bước triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng đơ thị văn minh, doanh nghiệp có đời sống văn hóa lành mạnh mang lại quyền lợi thiết thực cho người lao động. Vì vậy, gần như tất cả người lao động đều hăng hái tham gia. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã xây dựng được nhiều doanh nghiệp là điểm sáng văn hóa. Trong các doanh nghiệp đó người lao động thực sự là người làm chủ. Ngoài ra người lao động tự giác thành lập ra các Câu lạc bộ để tổ chức các đợt sinh hoạt giao lưu văn hóa lành mạnh, đồng thời góp phần tạo ra sự đồn kết gắn bó trong cộng đồng.

Nhìn chung, việc tham gia tổ chức và thực hiện các phương thức tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ của tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp

đã có chuyển biến tích cực, có hiệu quả, nhiều nơi được các cấp ủy Đảng, chính quyền và tập thể ghi nhận. BCH Cơng đồn ở các doanh nghiệp đã xây dựng được Quy chế phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ. Bám sát vào nội dung của Quy chế dân chủ và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, BCH Cơng đồn các doanh nghiệp đã chủ động tổ chức hoặc phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực, phù hợp để đưa các nội dung của Quy chế dân chủ tới từng phân xưởng, từng tổ lao động. Qua đó làm cho Quy chế dân chủ được thực hiện có hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa BCH Cơng đồn với lãnh đạo các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, uy tín của tổ chức cơng đồn ngày càng được khẳng định.

Như vậy, tổ chức cơng đồn thành phố Cần Thơ đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các doanh nghiệp, để công nhân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Cơng đồn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Cơng đồn thành phố đối với các doanh nghiệp.

2.2.2.2. Công tác triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các doanh nghiệp

Trong những năm qua, Cơng đồn các cấp trong thành phố rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức học tập quán triệt nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước như tiếp tục duy trì và phát huy tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 87/2007/NQ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (nay là Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc);

kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ hàng năm của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thành phố, đặc biệt là Chỉ thị 32/CT- TU ngày 18/02/2002 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Liên đoàn Lao động thành phố đã triển khai đến các cấp cơng đồn trong trên địa bàn tun truyền về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để người lao động phát huy quyền làm chủ trong xây dựng đơn vị, doanh nghiệp trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ có đủ phẩm chất, năng lực làm việc. Đồng thời, tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về Luật Lao động, Luật Cơng đồn lồng ghép nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cho cán bộ CĐCS, người lao động khối doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhận thức được việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là điều kiện quan trọng trong xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần việc thực hiện Quy chế dân chủ được thể hiện qua nhiều hình thức: Cơng khai phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động doanh nghiệp, cũng như phổ biến và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Việc tổ chức hội nghị người lao động hàng năm được tổ chức cơng đồn phối hợp thực hiện nghiêm túc. Thông qua hội nghị, người lao động được trực tiếp đối thoại với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Ban Giám đốc doanh nghiệp và tham gia xây dựng, bổ sung các nội quy, quy chế, đề xuất các biện pháp duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng quy chế về tiền lương, tiền thưởng, các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, vệ sinh an tồn lao động, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và những nội dung liên quan đến việc làm

của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Tổ chức cơng đồn của hầu hết các công ty cổ phần, công ty TNHH đã thực hiện nghiêm túc việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ. Theo tính chất cơng việc của từng doanh nghiệp, CĐCS đề nghị với người sử dụng lao động quy định thêm những nội dung cần công khai liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động để người lao động biết: công khai đơn giá tiền lương trên một sản phẩm, tiền chuyên cần, trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí cơng đồn, đóng BHXH, BHYT, BHTN; cơng khai tài chính hàng năm về các nội dung liên quan đến người lao động... và được niêm yết nơi thuận lợi, dễ nhìn hoặc được đưa vào quy chế của doanh nghiệp.

Năm 2001, Ban chỉ đạo đã hướng dẫn tổ chức cơng đồn các doanh nghiệp tiến hành hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 30/CT- TW của Bộ Chính trị và các nghị định của Chính phủ, đồng thời bước đầu rút ra các bài học kinh nghiệm trong phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Năm 2003, Liên đoàn Lao động thành phố đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30/CT- TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29/NĐ- CP về thực hiện Quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp.

Năm 2014, tổng kết 10 năm (2005-2014) thực hiện Nghị quyết 4a/NQ- BCH.TLĐ ngày 06/01/2005 của BCH Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam khóa IX về “Nâng cao hiệu quả hoạt động cơng đồn tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”.

Năm 2016, thực hiện sự Hướng dẫn số 01HD/BCĐ ngày 29/9/2016 về việc thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng có chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở” Liên đoàn Lao động thành phố đã mở 03 cuộc hội nghị triển khai Kết luận số 120-KL/TW và Kế hoạch tổ chức thực hiện Hướng dẫn 120- HD/BCH cho 893 cán bộ cơng đồn các cấp

Từ năm 2012 đến 2016, Liên đoàn Lao động thành phố đã cùng các BCH cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp trực tiếp phối hợp với chủ doanh nghiệp giải quyết cho hơn 2.768 lượt cơng nhân bị xâm hại quyền và lợi ích của người lao động, cụ thể:

Năm 2012: có 70 người lao động của cơng ty TNHH taxi, chậm trả lương và mỗi ngày bị trừ tiền 55.000đ không rõ nội dung. Kết quả giải quyết người sử dụng lao động đã chi lương kịp thời và thỏa thuận chấp nhận chỉ trừ số tiền số tiền 8.000đ đễ hỗ trợ khi xảy ra tai nạn và 2.000đ tiền tiếp thị kinh doanh.

Năm 2013, có 02 vụ ngừng việc với 150 cơng nhân do các công ty làm ăn thua lỗ nợ BHXH, BHYT và nợ lương cơng nhân. Liên đồn Lao động thành phối hợp cùng các ngành tham mưu cho UBND chỉ đạo các ngân hàng giải quyết cho công ty vay để giải quyết chế độ chính sách cho người lao động được thỏa đáng.

Năm 2014, có 1.608 cơng nhân của 07 doanh nghiệp lãng công với các yêu cầu thưởng các ngày lễ, tết; kiến nghị về môi trường làm việc; công ty không cơng khai đơn giá lơ hàng. Liên đồn lao động thành phố và BCH CĐCS làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp và thống nhất chung giải quyết đảm bảo các quyền và lợi ích của CNLĐ và doanh nghiệp. Kết quả, CNLĐ thống nhất, hiểu rõ và vui vẽ trở về làm việc.

Năm 2015, có 680 cơng nhân của 02 cơng ty thủy sản chủ doanh nghiệp thay đổi cách tính định mức sản phẩm khơng phù hợp đồng thời không công

khai cho người lao động nên đã xãy ra tranh chấp lao động về lợi ích. Cơng đồn các cấp, phối hợp cùng các ngành và chủ doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp với người lao động thống nhất với định mức theo đơn giá cũ.

Năm 2016, có 260 CNLĐ tại 02 doanh nghiệp kiến nghị về tiền thưởng Tết, chất lượng bữa ăn ca, môi trường làm việc không đảm bảo an tồn,… qua đó tổ chức Cơng đồn đã làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp xem xét các kiến nghị của người lao động, kết quả chủ doanh nghiệp thống nhất và có biện pháp khắc phục và xem xét thực hiện các chế độ đối với CNLĐ trên cơ sở đơi bên cùng có lợi.

Cơng tác thanh kiểm tra, tiếp xúc với công nhân ở trên 30 doanh nghiệp để giải quyết quyền lợi cho cơng nhân. Cũng trong năm 2013 có trên 900 cơng nhân ốm đau, tai nạn lao động, sinh đẻ được hưởng quyền lợi, đảm bảo chế độ; tổ chức tuyên truyền phổ biến Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện Quy chế dân chủ cho tất cả công nhân ở các doanh nghiệp với trên 36.000 lượt người tham dự; đấu tranh với giới chủ trong các doanh nghiệp nước ngồi bảo đảm quyền lợi của cơng nhân như chế độ ăn trưa, xây dựng mơi trường văn hóa cơng nhân, bảo đảm các điều kiện về bảo hộ lao động hoặc đóng BHXH, BHYT,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của tổ CHỨC CÔNG đoàn TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ cơ sở tại các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 50 - 62)