6. Cấu trúc luận văn
1.2. Những nhân tố chủ quan
1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội của Đông Nam Á trước năm 1940.
Sau khi hồn thành cơng cuộc xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân
phương Tây đều áp dụng chính sách cai trị đối với thuộc địa của mình. Dù thể chế chính trị của các nước Đơng Nam Á có khác nhau, nhưng đều do chính phủ chính quốc chi phối, điều khiển. Các mặt hành pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...đều tập trung vào tay viên Thống đốc, Thống sứ hoặc Tồn quyền do chính quốc cử sang thuộc địa.
Hình thức cai trị của các nước thực dân là trực tiếp hoặc gián tiếp. Thực dân Anh áp dụng chế độ cai trị gián tiếp ở một phần quần đảo Mã Lai và Bắc Kalimantan... Ở một số khu vực khác, các nước thực dân sử dụng chế độ cai trị trực tiếp với hệ thống quan chức thực dân được áp dụng từ trung ương đến vùng rồi đến hàng tỉnh.
Ở Đông Dương, thực dân Pháp sáp nhập ba nước Việt Nam, Lào, Camphuchia thành Liên bang Đơng Dương và chia thành 5 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Ai Lao và Cao Miên. Để cai trị Miến Điện, thực dân Anh đã sáp nhập quốc gia này thành một tỉnh của Ấn Độ với bộ máy cai trị thống nhất, đứng đầu là viên Toàn quyền, nhưng các tiểu quốc San, Karen thì áp dụng chế độ cai trị gián tiếp.
Bên cạnh việc xây dựng và củng cố bộ máy thống trị thuộc địa ở Đông Nam Á, các nước thực dân đều thực hiện chính sách “chia để trị”, chia rẽ dân tộc, tơn giáo, gây thù hằn giữa các dịng họ, tơn giáo, tín ngưỡng ... để làm suy yếu khối đại đồn kết của các quốc gia dân tộc và quên đi nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở các nước này. Chính quyền thực dân thường kết hợp hài hòa giữa “chia để trị” với “hợp để trị” trong việc cai trị ở thuộc địa. Thực dân Pháp từ chỗ lập “Liên bang Đông Dương” sau đó đã chuyển sang “Khối liên hiệp Pháp” [12, tr.99]. Thực dân Anh thì tiến hành cải cách hành chính tại các thuộc địa của
chúng. Những điều chỉnh trong chính sách cai trị của các nước thực dân một phần là do phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các nước Đông Nam Á.
Thực dân phương Tây cịn thi hành nhiều chính sách thâm độc về văn hóa như duy trì các hủ tục lạc hậu, nạn mê tín dị đoan, tuyên truyền cho chính sách “khai hóa văn minh” của chính quốc. Chính sách cai trị hà khắc của các nước thực dân làm cho mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với chính quốc ngày càng sâu sắc. Vì vậy, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân phương
Tây, xã hội các nước Đông Nam Á có sự biến đổi. Các giai cấp cũ bị phân hóa và xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. Trong lòng xã hội châu Á đã xuất hiện tầng lớp doanh nhân người bản địa kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa. Họ xuất thân từ tầng lớp địa chủ, quý tộc, quan lại có quan hệ tốt với phương Tây và hoạt động chính của họ là thầu khốn cho các chủ Tây hay lập các đồn điền, hãng buôn. Tầng lớp này cùng các nhà bn, thầu khốn người Hoa đã tạo nên tầng lớp các nhà tư bản giàu có, tuy địa vị kinh tế của người bản địa yếu hơn người Hoa rất nhiều. Địa vị chính trị - xã hội của tầng lớp này khơng được chế độ thực dân đề cao, họ ln bị chèn ép và chưa có uy tín lớn trong xã hội người bản địa. Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền cùng với việc bóc lột thơng qua hệ thống thuế mà chính quyền thuộc địa áp dụng là nguyên chính làm tăng nên sự đói nghèo, bần cùng hóa của giai cấp nơng dân. Cuộc sống của nông dân ở nông thôn tương phản với cuộc sống phồn vinh náo nhiệt ở nhiều đô thị, nhất là các khu phố, công sở của người Tây và nhiều phố chợ người Hoa. Đời sống khổ cực khơng lối thốt, bị nhiều tầng áp bức bóc lột là nguyên nhân khiến họ căm thù thực dân sâu sắc. Chiếm số đông trong xã hội các nước Đông Nam Á
nên giai cấp nơng dân trở thành lực lượng chính trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước này.
Một biến đổi nữa là sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học người địa phương. Đa số họ xuất thân từ tầng lớp quý tộc, giới thương gia, quan lại người bản địa và tầng lớp người lai, nhất là người lai Âu – Á. Từ cuối thế kỷ XIX, nhất là từ những năm 20 của thế kỷ XX, họ bắt đầu trở thành một trong những lực lượng chính trị chính, lãnh đạo phong trào dân tộc đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước Đông Nam Á.
Giai cấp công nhân làm thuê cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Ở nhiều nước, nhất là các nước Đông Nam Á hải đảo và Thái Lan, lực lượng công nhân người Hoa chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giai cấp công nhân Đông Nam Á. Tuy nhiên, công nhân người Hoa phần lớn là “cơng nhân gia đình”, làm việc trong các xí nghiệp gia đình. Ở Việt Nam, giai cấp cơng nhân bị ba tầng áp bức bóc lột nên căm thù thực dân Pháp sâu sắc, được kế thừa truyền thống đấu tranh của dân tộc. Trên cơ sở đó, giai cấp cơng nhân nhanh chóng vươn lên lãnh đạo cách mạng Việt Nam
1.2.2. Sự biến đổi kinh tế của các nước Đông Nam Á
Trước khi thực dân phương Tây xâm lược, nền kinh tế các nước Đông Nam Á vẫn là nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên để khai thác. Sau khi xâm lược Đơng Nam Á thì khai thác thuộc địa, biến thuộc địa thành thị trường cung cấp nguyên liệu thô và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp từ chính quốc là mục tiêu tối thượng của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nếu như từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX trở về trước, sự khai thác bóc lột của thực dân phương Tây đối với Đơng Nam Á chủ yếu bằng thương mại siêu lợi nhuận, dùng vàng, bạc để đổi lấy các nông phẩm, hương liệu quý tự nhiên của vùng nhiệt đới thì từ cuối thế kỉ XIX trở đi, hình thức đầu tư vốn, cơng nghệ và khai thác thuộc địa, bóc lột cả tài nguyên lẫn sức lực con người trở nên phổ biến với
quy mô ngày càng lớn. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm nền kinh tế các nước Đông Nam Á biến đổi sâu sắc.
Trong nông nghiệp, thực dân phương Tây rất chú trọng phát triển kinh tế
đồn điền, trong đó có các trang trại trồng hồ tiêu, thuốc lá, mía, bơng, gai đay và sau này là cây cao su, cà phê và trồng lúa để xuất khẩu. Ở các bang thuộc miền Tây Malaya, khu vực Tây Java và phía Đơng đảo Sumatra của Indonesia, Nam Kỳ, Nam phần và cao nguyên Trung phần của Việt Nam, vùng Hạ Lào từ cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện các đồn điền cao su lớn. Người Hà Lan và Pháp cũng đưa cây cao su đến các thuộc địa ở Đông Nam Á để trồng, ở những nơi này, cây cao su tăng nhanh hơn bất kì một cây trồng nào khác, kể cả việc cấy lúa truyền thống. Ở Đông Dương, nhiều đồn điền cao su được hình thành ở khu vực miền Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Việc phát triển các đồn điền được tiến hành mạnh mẽ từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX bởi các công ty lớn của Pháp, được ngân hàng Đông Dương bảo trợ. Từ năm 1925 dến 1929, vốn đầu tư vào ngành này đã lên tới 700 triệu Frăng, diện tích trồng trọt tăng nhanh từ hơn 18.00 ha và 5 năm sau tăng vọt lên gấp 4 lần , đạt 78.620 ha.[12;213]
Ngoài các đồn điền trồng cao su, hồ tiêu cịn có các đồn điền trồng cây hoa màu thu nhiều lợi tức như mía, chuối, thuốc lá, bơng, đay v.v...Do chính sách mở cửa thị trường, ngành kinh doanh đồn điền, trong đó có việc bn bán đất, lập các trang trại lớn chuyên trồng cây xuất khẩu và áp dụng thuê mướn người lao động ngày trở nên phổ biến. Tại đảo Luzon xuất hiện ngày càng nhiều giới chủ đồn điền là người Hoa và người lai giữa Tây Ban Nha và người bản xứ. Các tá điền kí hợp đồng với chủ đất và thường trích một nửa thu nhập từ việc bán sản phẩm đường mía hay thuốc lá đã qua chế biến để trả tiền thuê đất. Còn các tá điền cũng thường thuê khoán việc cho lao động làm thuê và trả theo sản phẩm hay ngày công.
Ở Philippin, ngành trồng và chế biến mía đường phát triển mạnh mẽ. Tại Indonesia đã hình thành nên các tập đồn kinh doanh mía đường, từ khâu canh tác đến chế biến và xuất khẩu. Diện tích các đồn điền trồng mía tăng lên rất nhanh gấp hai lần trong khoảng từ năm 1900 đến 1929, đến giữa những năm 30 của thế kỉ XIX đã có trên 707 đồn điền, trong đó người Hoa địa phương sở hữu 164, người bản địa sở hữu 6, số còn lại là của tư bản nước ngồi (tư bản Mỹ, tư bản Hoa ở Hồng Cơng, Singapo, tư bản người Âu).
Ở Indonesia, tất cả ruộng đất của chính phủ đều cho các nhà tư bản thuê để lập đồn điền. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở khu vực này có đến 2.400 đồn điền trồng các loại cây cơng nghiệp như thuốc lá, kí ninh, cao su, mía...[4, tr.79]
Việc thực dân Anh ở Miến Điện và thực dân Pháp ở Đông Dương khuyến khích ngành kinh doanh lúa gạo, nhất là xuất khẩu gạo đã thúc đẩy hình thành các trang trại trồng lúa nước. Với sự bùng nổ diện tích canh tác cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, nghành sản xuất lúa gạo của Miến Điện và Nam Kì của Việt Nam, vùng đồng bằng trung tâm của nước Xiêm từ cuối thế kỉ XIX cho đến những năm 30 của thế kỉ XX trở thành bát gạo của châu Á. Do lượng xuất khẩu gạo ngày càng tăng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đưa đến phá vỡ từng phần xã hội tự cung tự cấp và tiến tới quan hệ hàng hóa - tiền tệ ngày càng phổ biến ở các vùng thôn quê. Do sự mở rộng nhanh chóng diện tích trồng lúa nên những vùng trước đây vốn thưa thớt dân cư như vùng Hạ Miến hay Nam Bộ của Việt Nam đã thu hút dòng người nhập cư từ các vùng trung tâm. Điều này không chỉ thúc đẩy các vùng đất mới mà quan trọng hơn là mở rộng dung lượng thị trường nội địa từng nước, thúc đẩy quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó có thị trường sức lao động- một trong những đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong công nghiệp, thực dân phương Tây mở rộng quy mơ khai thác mỏ và hình thành các nghành công nghiệp chế biến
Nghành khai thác mỏ bằng phương tiện thủ công khá thịnh hành ở các nước Đông Nam Á trước khi thực dân phương Tây biến thành thuộc địa. Người Hoa và người bản địa đã mở các mỏ khai thác thiếc, sắt, đồng, vàng ở khắp các nước trong khu vực.
Tại Mã Lai, người Hoa hầu như làm chủ việc khai thác thiếc cho tới khi người Anh thiết lập chế độ bảo hộ cho các bang miền tây Mã Lai. Tại các mỏ, người Hoa chủ yếu đóng vai trị là người thầu khốn, nộp thuế bằng cả hiện vật và tiền cho chính quyền địa phương.. Từ năm 1874, khi thực dân Anh thiết lập chế độ công sứ đối với tiểu quốc Perak và sau đó là hai vương quốc khác là Selangor và Sungai thì cơng cuộc khai thác thiếc ở Mã Lai phát triển lên một bước mới. Các công ty của tư bản Anh đầu tư vốn, thiết bị, mở nhiều mỏ xưởng mới. Các mỏ này có thiết bị kĩ thuật và tổ chức khai thác tiên tiến nên dần dần đã đẩy lùi tư bản Hoa xuống vị trí thứ hai. Với sự đầu tư lớn, cơ khí hóa cao nên từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Anh mới thực sự chi phối nghành khai thác thiếc ở Mã Lai. Đây là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và có trang bị kĩ thuật hiện đại nhất so với các mỏ được khai thác lúc đó ở Đơng Nam Á. Cũng từ đầu thế kỉ XX, người Anh bắt đầu quan tâm đến đầu tư khai thác thiếc ở miền Nam Thái Lan. Các công nghệ hiện đại của Anh đã dần dần chiếm lĩnh nghành khai thác quặng này, làm cho đảo Phuket của Thái trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở Đông Nam Á về khai thác thiếc.
Một nghành cơng nghiệp mới, non trẻ nhưng địi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao được người Anh chủ trương phát triển ở một số thuộc địa như Miến Điện và Brunei là nghành khai thác dầu mỏ. Ngoài ra, thực dân Anh ở Miến Điện cũng quan tâm khai thác các loại khống sản như bạc, thiếc, chì, vơnfram.
Ở Việt Nam, từ khi Pháp thiết lập chế độ cai trị thì ngành khai thác mỏ trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Pháp tập trung khai thác than đá để xuất khẩu. Dù việc khai thác than đá tăng nhanh nhưng kĩ thuật, phương tiện khai thác chủ yếu là bằng sức người, chỉ có 6% sản xuất than được cơ khí hóa. Pháp cịn đầu tư vào một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, làm bia rượu, thuốc lá, nước giải khát, đường mía mà điển hình là xay xát lúa gạo. Giai đoạn 1919 – 1929, số vốn đầu tư của Pháp tăng lên 7 lần, bình quân hàng năm đạt 540 triệu frăng [10, tr.287]
Ngoài ngành khai thác mỏ, ở Đông Nam Á các nước thực dân chú trọng các ngành sản xuất công nghiệp như chế biến đồ ăn thức uống như rượu bia, thuốc lá, cơng nghiệp chế biến gỗ, đường mía v.v... Những sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa. Cịn các nghành cơng nghiệp nhẹ như dệt vải, may mặc, dày da v.v...thì chính quyền thực dân khơng quan tâm nhiều.
Như vậy, từ thế kỷ XIX trở đi, nhất là từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự tác động qua lại giữa tư bản phương Tây, tư bản người Hoa với thị trường nội địa Đông Nam Á và thế giới đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực. Nhiều nghành kinh tế mới như ngân hàng, tài chính, khai thác mỏ công nghiệp, kỹ nghệ chế biến nhất là chế biến thực phẩm, nơng sản và gỗ rừng được hình thành. Trải qua Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, sự buôn bán giữa các nước phương Tây và Đơng Nam Á gặp nhiều khó khăn đã buộc chính quyền thực dân phải thi hành chính sách “tự lực thuộc địa”. Ở chính quốc, trong những năm đó do chiến tranh và khủng hoảng nên hàng hóa khó sản xuất và vận chuyển sang thuộc địa. Vì thế nhiều ngành cơng nghiệp chế tác, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ra đời làm cho nền công nghiệp của các nước Đơng Nam Á có điều kiện tăng tiến hơn. Mặt khác, cũng do chính sách muốn đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở thuộc địa để cạnh tranh giữa các thực dân với nhau đã làm cho khả năng cơng nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu có điều kiện gia tăng. Nền kinh tế của Đông Nam Á từ cuối thời thuộc địa khơng cịn là nền kinh tế phong kiến nơng nghiệp, khép kín như xưa nữa. Một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa từng bước ra đời. Nhưng những ngành có cơng nghệ cao địi hỏi vốn lớn, các sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh với hàng nhập từ chính quốc thì các nước thực dân hầu như khơng chủ trương phát triển tại các xứ thuộc địa. Chính nền cơ cấu nền cơng nghiệp chuyên khai