6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Về phương pháp và hình thức đấu tranh
Mặc dù giống nhau về mục tiêu, nhưng phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 đa dạng về phương pháp và phong phú về hình thức đấu tranh
Để giành độc lập dân tộc, ở các nước Đông Nam Á, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân đã lựa chọn hình thức đấu tranh và phương pháp cách mạng khác nhau.
Ở Việt Nam, để chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân đã chuẩn bị kỹ càng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Trong cuộc cách mạng tháng Tám, Đảng đã phối hợp nhuần nhuyễn giữa bạo lực chính trị của quần chúng với sự tiên phong của lực lượng vũ trang. Sự kết hợp này đã tạo nên sức mạnh để cách mạng nhanh chóng thành công trong cả nước.
Ở Indonesia, ngay từ buổi đầu, phương pháp đấu tranh chính trị là phương pháp chính của giai cấp tư sản. Bên cạnh tư tưởng “bất hợp tác”, giai cấp tư sản Indonesia lại duy trì tư tưởng “hợp tác”. Hợp tác là phương tiện để đấu tranh đòi độc lập và hợp tác cũng chỉ thực hiện trong chừng mực nhất định. Bản thân các nhà lãnh đạo của phong trào độc lập đã kết hợp cả hai phương pháp để giành độc lập cho đất nước. Vừa lợi dụng Nhật để thúc đẩy việc trao trả độc lập, vừa phát động nhân dân đấu tranh để gây sức ép với Nhật.
Có tình hình như vậy là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan quy định. Như do tình hình các giai cấp – xã hội, yếu tố văn hóa – lịch sử, chính sách của quân phiệt Nhật đối với từng nước cụ thể v.v... Tùy vào từng hoàn cảnh từng
nước mà nhân dân các nước vận dụng hình thức đấu tranh nào cho phù hợp, đạt được hiệu quả.