6. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Về động lực
Mặc dù động lực chính vẫn là nông dân, nhưng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945, đã có sự tham gia của hầu hết các giai tầng trong xã hội
Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á là những nước nông nghiệp lạc hậu, với hơn 90% dân số là nông dân. Dưới ách thống trị của quân phiệt Nhật, giai cấp nông dân bị bóc lột đến tận xương tủy. Chính vì vậy, trong phong trào đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giai cấp nông dân đã tham gia tích cực và trở thành lực lượng tham gia đông đảo nhất. Ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh nói chung và Đông Nam Á nói riêng, cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thành công khi có sự tham gia của nông dân và xác lập liên minh công – nông. Giai cấp nông dân ở các nước Đông Nam Á có nhiều ưu điểm, nhưng đồng thời cũng có một số hạn chế nhất định. Giai cấp công nhân xuất thân chủ yếu từ nông dân, nên gần gũi và thuận lợi trong việc xác lập liên minh công – nông, nhưng vẫn mang nặng tư tưởng nông dân. Bản thân giai cấp công nhân phát triển chưa đầy đủ, thuần thục nhưng đã phải bước lên vũ đài chính trị sớm với tư cách là một lực lượng xã hội bởi sự thức tỉnh tinh thần dân tộc và sự thôi thúc của yêu cầu giải phóng giai cấp. Ở các nước Đông Nam Á, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân rất đáng coi trọng, vì chỉ trong một thời gian ngắn, giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc. Ở một số nước như Việt Nam, Lào, giai cấp công nhân đã sớm giương cao ngọn cờ cách mạng, đưa phong trào dân tộc đi đến thắng lợi.