6. Cấu trúc luận văn
3.1. Đánh giá về sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam
3.1.1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đếnnăm 1945 gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân năm 1945 gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân loại tiến bộ
Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940, giải phóng dân tộc đã bùng lên ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Phong trào đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt và liên tục, đi từ thấp đến cao, qua nhiều giai đoạn. Từ những cuộc đấu tranh mang tính chất phong kiến, phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này đã chuyển sang mang tính chất tư sản. Từ xu hướng tư sản đơn thuần, phong trào chuyển sang xu hướng tư sản và vô sản cùng song song phát triển.
Cùng với quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á và sự phát triển của ý thức dân tộc, cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc ở Đơng Nam Á đã mang những nội dung mới và có những hình thức mới. Cùng với sự xuất hiện các hội, trường học, các tổ chức chính trị như "Hội thương nhân Hồi giáo", sau đó đổi thành "Hiệp hội Hồi giáo" ở Inđơnêxia; phong trào cải cách tôn giáo "Kaummuda" ở Mã Lai, "Hội thanh niên Phật giáo Miến Điện" ở Miến Điện; “Duy tân hội” và “Quang phục hội” ở Việt Nam... Những họat động này đã góp phần thức tỉnh lịng u nước, ý chí tự cường dân tộc của nhân dân Đông Nam Á, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh phát triển trong giao đoạn tiếp theo.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xu hướng vơ sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á đã nhanh chóng phát triển. Trong giai đoạn
này nhiều đảng cộng sản đã xuất hiện trong khu vực. Tháng 5 năm 1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập. Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cũng trong năm 1930, Đảng Cộng sản Xiêm, Mã Lai và Philippin được thành lập (vào tháng 4 và tháng 11). Ở Miến Điện, Đảng Cộng sản được thành lập năm 1939... Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước trong khu vực đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
Cũng trong giai đoạn này, phong trào dân tộc tư sản đã có những bước tiến rõ rệt. Mục tiêu của phong trào không chỉ là họat động chính trị để khai trí, chấn hưng quốc gia mà nó được đề xuất rõ ràng: địi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do kinh doanh... đồng thời, các chính đảng của tư sản dân tộc đã được thành lập, có tơn chỉ, mục đích rõ ràng thay cho các hội, nhóm của tầng lớp sỹ phu phong kiến tiến bộ ở giai đoạn trước. Mặc dù có sự khác biệt về ý thức hệ nhưng cả xu hướng vô sản và tư sản cùng song song tồn tại trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á, trong một chừng mực nhất định, cả hai xu hướng đã có lúc kết hợp với nhau.
Dù khác nhau về khuynh hướng hoặc lực lượng lãnh đạo, nhưng phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm đã giành được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa có sự thống nhất chung và mục tiêu chủ đạo là giương cao ngọn cờ độc lập của từng dân tộc.
Sau khi phát xít Nhật tràn vào Đơng Nam Á, cuộc sống của nhân dân càng trở nên khốn quẫn hơn. Cũng từ đây, nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào phát xít Nhật. Do vậy, nét mới trong phong trào giải phóng ở Đơng Nam Á giai đoạn này là sự ra đời mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng ở hầu hết các nước. Ở Việt Nam có “Việt Nam độc lập đồng minh” và các đội “Cứu quốc quân”, sau đó là “Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân”. Ở Philippin có “Đồng minh dân chủ Philippin” với đội quân Húcbalaháp trong những năm 1942 -1944. Ở Mã Lai có “Liên hiệp Mã Lai chống Nhật” cùng các đơn vị Quân đội nhân dân. Ở Miến Điện có “Liên hiệp tự do nhân dân chống phát xít” cùng với Quân đội quốc gia Miến Điện... Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 khơng cịn đơn thuần làm nhiệm vụ dân tộc mà đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đơng Nam Á đã hịa chung với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân loại tiến bộ.
3.1.2. Sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1940đến năm 1945 thể hiện sự sáng tạo của các lực lượng lãnh đạo ở Đông Nam Á đến năm 1945 thể hiện sự sáng tạo của các lực lượng lãnh đạo ở Đông Nam Á
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là từ khi quân phiệt Nhật xâm lược Đơng Dương, cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Tất cả các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tổ chức có tinh thần dân tộc đều gác lại những bất đồng hay những mâu thuẫn, đứng vào một trận tuyến chống kẻ thù, với mục tiêu giành được độc lập dân tộc. Các Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Indonesia, Philippin, Miến Điện đã tích cực xây dựng lực lượng quần chúng, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lập căn cứ địa, tiến hành chiến tranh du kích tiêu hao lực lượng địch, phát triển lực lượng cách mạng...Các giai cấp, tầng lớp đều gia nhập hàng ngũ chống quân phiệt, nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc
Phong trào đấu tranh chống quân phiệt Nhật ở Đơng Nam Á trong những năm 1940 – 1945 góp phần khơng nhỏ vào chiến thắng chung của cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân thế giới do Liên Xô đi đầu. Mặt khác, chiến thắng của các lực lượng dân chủ trước chủ nghĩa phát xít Đức, Italia ở châu Âu và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản ở châu Á đã tạo điều kiện khách quan nghìn năm có một cho phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Khu vực này đã trở thành
địa điểm đầu tiên trong hệ thống thuộc địa trên thế giới đã diễn ra những cuộc cách mạng thắng lợi, thành lập các quốc gia độc lập. Vì vậy, có thể nói sự chuyển hướng từ phong trào chống thực dân phương Tây trước đây sang cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật giành độc lập dân tộc là rất đúng đắn, sáng tạo, của nhân dân các nước Đơng Nam Á.
3.1.3. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 diễn ra không đồng đều và đưa lại nhiều kết quả khác nhau
Tuy diễn ra sôi nổi, nhưng phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á diễn ra không đồng đều, kết quả thu được cũng không giống nhau. Phong trào đấu tranh chống quân Nhật ở Campuchia và Thái Lan không bứt phá lên để trở thành cao trào quyết liệt. Ở Mã Lai, Philippin, Miến Điện dù diễn ra sôi nổi, nhưng do chủ trương của những người đứng đầu phong trào dựa vào lực lượng bên ngoài, mà thực chất là dựa vào kẻ thù của dân tộc (hoặc quân phiệt Nhật, hoặc thực dân phương Tây) để giành độc lập dân tộc. Trên thực tế dù Anh hay Mỹ hay Nhật thì ở thời điểm lúc bấy giờ đều có một bản chất giống nhau đó là: xâm lược, đặt ách thống trị, biến Đơng Nam Á thành thuộc địa của mình. Sai lầm này dẫn đến kết cục là mặc dù nhân dân ở đây chiến đấu kiên cường để giải phóng đất nước và thậm chí họ đã tự giải phóng được phần lớn đất nước trước khi quân Anh, Mỹ vào, nhưng thành quả ấy lại rơi vào tay người Anh, Mỹ. Còn những người chủ trương dựa vào Nhật để thoát khỏi sự thống trị của thực dân phương Tây, nhưng khi quân Anh, Mỹ hay Hà Lan tháo chạy thì quân phiệt Nhật lại phản bội họ biến họ thành những người phục vụ cho cơng cuộc cai trị ở chính nước mình. Họ vẫn khơng tun bố được độc lập cho nước mình trong một hồn cảnh quốc tế thuận lợi như nhau. Có tình trạng đó có thể do những ngun nhân sau:
- Nhân tố chủ quan chưa chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ, vì vậy khơng biết chớp thời cơ và kết hợp giữa nhân tố chủ quan ấy với điều kiện khách quan thuận lợi.
- Những quan niệm sai lầm, thậm chí ảo tưởng vào kẻ thù, chủ trương dựa vào kẻ thù này để đánh kẻ thù kia để mang lại độc lập cho mình.
Tuy nhiên, cũng có những nước chủ trương dựa vào sức mạnh nội lực, chuẩn bị tốt nhân tố chủ quan, tích cực góp sức cùng các lực lượng dân chủ thế giới thúc đẩy nhân tố khách quan chóng chín muồi, kịp thời đón bắt thời cơ, khi thời cơ đến phát động tồn dân tộc giành chính quyền như trường hợp Việt Nam và Lào. Có nước nhanh chóng nắm bắt diễn biến tình hình quốc tế, kịp thời chỉnh sửa chủ trương, tranh thủ thời cơ tuyên bố độc lập rồi phát động tồn dân khởi nghĩa giành chính quyền như trường hợp của Indonesia.
3.2. Một số điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở ĐơngNam Á từ năm 1940 đến năm 1945