6. Cấu trúc luận văn
2.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Na mÁ từ năm 1940 đến năm
2.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc ở Lào
Cách mạng Lào trong thời kỳ chống Nhật được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh vấn đề dân tộc giải phóng (đã đề ra tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI, VII) và chỉ rõ muốn đánh Pháp đuổi Nhật giành lại độc lập dân tộc cho từng nước thì “phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương hợp lại”. Để huy động lực lượng dân tộc của từng nước, Đảng quyết định phải thành lập ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương một mặt trận dân tộc riêng. Ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh.
Sau Chiến tranh Pháp – Thái (1940 - 1941), người Lào nghĩ rằng có thể dựa vào Nhật để chống Pháp giành độc lập dân tộc, nhưng từ giữa năm 1941 trở đi, được sự giải thích của các tổ chức cách mạng, họ đã nhận thấy Nhật – Pháp đều là kẻ thù của dân tộc Lào. “Phong trào Lào” được Pháp lập ra do Phumi Nosavan cầm đầu là giải pháp để chống Thái Lan và giành ảnh hưởng với Nhật khi Nhật vào Đông Dương, cũng không lôi kéo được nhân dân khỏi ảnh hưởng của cách mạng. Quần chúng được tập hợp trong các tổ chức xã hội, như Hội
tương tế, hoặc các tổ chức chính trị, như Hội phản đế, sau là Ai Lao độc lập đồng minh [38, tr.317]. Một bộ phận trí thức, học sinh, viên chức nhạy cảm với
thời cuộc đã sang Thái Lan hy vọng tìm con đường chống Pháp. Tại đây, họ chịu ảnh hưởng của phong trào dân tộc “Thái Xêry” (Thái tự do) nên đã tập hợp lại lập ra phong trào “Lào Xêry” với mục tiêu giành độc lập dân tộc dựa vào lực lượng đồng minh. Tuy nhiên, tổ chức Ai Lao độc lập đồng minh là một hình thức mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng lúc bấy giờ, đã tập hợp một số công nhân,
thanh niên, viên chức, dân nghèo thành thị, thu hút được phong trào “Lào Xêry”. Nhờ đó, từ cuối năm 1944 đầu năm 1945, tại các thành phố, thị xã, thị trấn chủ yếu của Lào như Viêng Chăn, Thà Khẹt, Xavannakhet, Păcsan, PăcHinbun ... phong trào yêu nước của quần chúng diễn ra sơi nổi.
Trong khi đó, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng bất lợi cho phe phát xít. Ở Đơng Dương, mâu thuẫn Pháp – Nhật càng trở nên gay gắt, đặc biệt sau khi Đơ Gơn chuẩn bị chống Nhật. Tình thế thất bại gần kề buộc Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, Nhật độc chiếm Đơng Dương.
Để củng cố nền thống trị của mình, Nhật diễn trị trao nền “độc lập” cho Lào bằng việc cho quốc vương Xixavangvong tuyên bố Vương quốc Luông Phabang “độc lập” (ngày 8 /4/1945) nhưng dưới quyền một “cố vấn tối cao” người Nhật đặt bản doanh tại Thàkhẹt. Nhìn chung lực lượng chiếm đóng của Nhật ở Lào mỏng, Nhật chỉ kiểm sốt được các thành thị, một số trục giao thơng chính, cịn vùng rừng núi, nông thôn bị bỏ ngỏ. Đây là một thuận lợi cho cách mạng Lào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đơng Dương, lực lượng chính trị của Đảng được mở rộng và từ năm 1945, lực lượng vũ trang cũng bắt đầu được xây dựng. Ngày 28/3/1945, chiến khu Nake thuộc tỉnh Xacôn (Đông Bắc Thái Lan được thành lập. Tháng 7/1945, quân Nhật càn quét, chiếm Nake, lực lượng vũ trang cách mạng được chuyển sang tả ngạn sông Mekong và phân tán vào các cơ sở quần chúng, làm nòng cốt xây dựng các đội tự vệ chiến đấu mang tên là “Tự vệ Itxala” (Tự vệ tự do). Tổng hội Việt kiều cũng thành lập đơn vị vũ trang đầu tiên lấy tên là Việt Nam độc lập quân (ngày 11/5/1945). Tháng 6/1945, lực lượng này được điều về căn cứ ở Viêng Chăn, Thàkhẹt, Xavannakhẹt chuẩn bị lực lượng.
Để tập hợp các lực lượng vào mặt trận chống Nhật, lực lượng Lào Itxala (Lào tự do) đã liên lạc với nhóm “Lào pên Lào” (Lào của người Lào) của trí thức, tiểu tư sản, viên chức ... có những xu hướng chính trị khác nhau. Trong
“Lào pên Lào” có cả bộ phận nguyên là “Lào Xêry" đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng. Tổ chức “Lào pên Lào” có các cơ sở tại các tỉnh Luông Phabang, Viêng Chăn, Khăm Muộn, Xavanakhẹt, Xaravan, Attôpư và hoạt động tích cực, vận động nhân dân đứng lên chống Nhật giành chính quyền.
Tin Nhật đầu hàng quân Đồng minh, chính quyền tay sai ở các nước Đơng Dương rệu rã, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động khởi nghĩa và khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi truyền đến Viêng Chăn ngày 20/8 làm cho nhân dân Lào quyết tâm vùng lên dành độc lập tự do. Khơng khí cách mạng bao trùm lên các tầng lớp nhân dân thủ đơ, chính quyền cũ cũng ngả về phía cách mạng. Từ sáng ngày 16/8/1945, tại Viêng Chăn, hơn 500 cơng nhân xí nghiệp giấy đã biểu tình địi Nhật trả nhà máy cho người Lào. Cuộc đấu tranh thắng lợi đã tạo khí thế cho nhân dân, lôi kéo các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng. Ngày 20/8, nhân dân ở Savannaket và ngày 21/8 ở Thàkhẹt đã khởi nghĩa thắng lợi.
Tại Viêng Chăn, khi nhân được sự ủng hộ của hoàng thân Phếtxarạt và Phanha Khăm Mạo (Tỉnh trưởng Viêng Chăn), Việt kiều và nhân dân các bộ tộc Lào tổ chức cuộc mít tinh lớn vào ngày 23/8/1945 ở Chợ Mới, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang với khẩu hiệu “Nước Lào độc lập muôn năm”, “Hoan
nghênh Việt Nam độc lập”. Tại cuộc mít tinh, Phanha Khăm Mạo thay mặt chính
quyền Lào tuyên bố Việt - Lào đồn kết chống kẻ thù chung. Từ đó, Việt kiều trên đất Lào sát cánh cùng các bộ tộc Lào tiến tới giành độc lập vào năm 1945 cho Lào. Sau cuộc mít tinh chính quyền mới ở Viêng Chăn được thành lập, các công sở đều do người Lào làm chủ [38, tr.327]
Ngày 20/8/1945, quân Anh nhảy dù xuống Đông Bắc Thái Lan rồi tiến sang Lào để giải giáp quân Nhật, theo gót Anh là quân Pháp. Ngày 25/8/1945, tàn quân Pháp ở Lào cùng viện binh được quân Anh trợ giúp đã chiếm Bản Con, cách Viêng Chăn 61 km. Ngày 31/8, quân đội Anh buộc Nhật phải trả tù binh và tước khí giới của Nhật. Ngày 5/9, tiểu đội Pháp được Anh ủng hộ đã tiến vào
Viêng Chăn, tập hợp tù binh lại, chiếm nhà giám binh thành phố, treo cờ Pháp lên. Trước hành động ngang ngược của Pháp, lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã vây chặt quân Pháp. Quân Pháp phải rút chạy khỏi Viêng Chăn về Noong Khai. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Viêng Chăn thành cơng. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền độc lập non trẻ thắng lợi.
Từ cuối tháng 8 đến thượng tuần tháng 9/1945 phong trào khởi nghĩa đã lan rộng khắp cả nước. Ngày 6/9/1945, nhân dân Lào ở Xavannakhẹt đón mừng hồng thân Xuphanuvong, người lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Lào. Hoàng thân đã tiến hành tổ chức, củng cố lực lượng cách mạng và chỉ đạo nhân dân kháng chiến giành chính quyền thắng lợi ở các tỉnh Thà khẹt (ngày 25/8), Xiêng Khoảng ( ngày 27/8), Sầm Nưa (ngày 9/9), Phongxalỳ (ngày 10/9)và Luông Phabang. Tại Luông Phabang, vào đầu tháng 9/1945, lực lượng cách mạng đã chiếm giữ những nơi quan trọng rồi nhanh chóng tiến về hồng cung. Vua Xixavangvông phải đầu hàng cách mạng.
Nhưng ngay từ ngày 28/8, quân Pháp đã tiến vào Kinh đô, liên lạc với vua Xixavangvông, được sự đồng ý của quân Tưởng, Pháp đã chiếm Luông Phabang. Nhân dân ở đây lại phải đứng lên chống Pháp, buộc quân Pháp rút khỏi thành phố, chạy về Nậm U, Pacxong, Tulakhon.
Song song với quá trình giành và bảo vệ chính quyền là q trình thành lập chính phủ Lào tự do. Chỗ dựa của hồng thân Phếtxarạt là số quan lại, cơng chức và số quân lính bảo an , nhưng họ đều mong muốn dân tộc độc lập, đều u cầu có chính phủ thực sự của Lào. Lực lượng Việt kiều cũng mong muốn nước Lào được độc lập và có chính phủ độc lập. Từ tình hình đó, Xứ ủy Lào khơng chỉ dựa vào lực lượng trí thức u nước thức thời, có uy tín ở Lào như Hồng thân Xuphanuvong, Xingcapo Sisân, Kham Mạo, Katay…mà cịn thơng qua Mặt trận Lào Itxala để vận động thành lập chính phủ độc lập. Ngày 15/9/1945, Phó vương Phếtxarạt tuyên bố thống nhất nước Lào và cho rằng
chính phủ Lng Phabang muốn giữ quy chế bảo hộ của Pháp, và như vậy không đủ tư cách đại diện cho nhân dân Lào. Sau đó Phếtxarạt cùng với các lực lượng yêu nước khác đứng lên phát động phong trào chống Pháp. Ông lập nên phong trào “nước Lào tự do” (Lào Itxala). Những thủ lĩnh Lào Itxala đã tiến tới thành lập Ủy ban khởi nghĩa để bàn về vấn đề thành lập chính phủ thực sự của toàn dân, ratuyeen bố độc lập và quyết định thảo ra Hiến pháp lâm thời. Ủy ban khởi nghĩa đã được những trí thức, cơng chức cao cấp, như Katay, hồng thân Xuvana Phuma, Chậu Somsanit ... đồng tình ủng hộ.
Những người yêu nước Lào đã soạn thảo Hiến pháp, lập ra “Khana Cammacan Latxađon” (Ủy ban nhân dân), chuyển Ủy ban khởi nghĩa làm nhiệm vụ của một nghị viện dân biểu. Nghị viện xem xét cơ cấu chính phủ và định ngày tuyên bố độc lập.
Ngày 12/10/1945, tại Viêng Chăn, chính phủ lâm thời Lào Itxala (Nước Lào tự do) được thành lập do ông Kham Mạo làm thủ tướng. Khăm Mạo đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới bản tuyên bố độc lập của quốc gia, sau đó ban bố Hiến pháp tạm thời, quốc ca và Quốc kỳ Lào [38, tr.332] Sự kiện này không chỉ là lời tuyên bố độc lập tự do của dân tộc, mà còn là lời khẳng định sự thống nhất quốc gia, là mốc lịch sử từ khởi nghĩa giành chính quyền từng phần ở địa phương đến giành chính quyền ở Trung ương thành công ở Lào.
Cách mạng Tula (cách mạng tháng Mười) tại Lào đã lập nên chính phủ, quốc hội lâm thời dưới sự lãnh đạo của phong trào “Nước Lào tự do”. Nhưng vào cuối năm 1945, quân Pháp dưới danh nghĩa quân Đồng minh tiến vào nước Lào. Ngày 25/3/1946, Pháp chiếm Viêng Chăn và sau đó là kinh đơ Lng Phabăng; khôi phục ngai vàng của vua Lào và ép Lào Itxala chạy sang Thái Lan. Như thế, thành quả của cách mạng khơng được duy trì, nhưng nó đã mở đầu cho phong trào dân tộc đích thực, đấu tranh vì nền độc lập của nước Lào.