6. Cấu trúc luận văn
2.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Na mÁ từ năm 1940 đến năm
2.2.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật tiến vào Việt Nam, mở đầu cho q trình xâm lược Đơng Nam Á, thực dân Pháp phải nhượng bộ quân Nhật. Từ đây, nhân dân Việt Nam sống dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giờ đây lại có thêm nhiệm vụ chống quân phiệt Nhật để giành độc lập dân tộc.
Trước tình hình mới, Đảng cộng sản Đơng Dương triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ VII (tháng 11/1940) và Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (tháng 5/1941). Nghị quyết của hai hội nghị này là sự kế thừa Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI, nhưng được phát triển sát với tình hình thực tế đang và sẽ diễn ra, nâng lên mức toàn diện hơn. Đặc biệt, ở Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì và đưa ra những kết luận quan trọng: đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đưa lên thành nhiệm vụ hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”[12, tr.352]. Hội nghị quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh (Việt Minh)
tranh cho độc lập dân tộc, các tổ chức lấy tên là Hội cứu quốc; Đảng cũng chủ trương giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia thành lập Ai Lao độc lập đồng
minh và Cao Miên độc lập đồng minh.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, công việc chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa được toàn Đảng, toàn dân tiến hành khẩn trương.
Đảng Cộng sản Đông Dương chú trọng xây dựng lực lượng trong quần chúng. Mặt trận Việt Minh cơng bố 10 chính sách lớn được nhân dân ủng hộ. Đảng và Mặt trận thí điểm cuộc vận động thành lập các hội cứu quốc ở Cao Bằng. Đảng cũng chú trọng xây dựng lực lượng chính trị trong các tầng lớp trí thức, sinh viên, tư sản dân tộc. Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hóa
Việt Nam, vận động văn nghệ sỹ, trí thức thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam (tháng 6/1944). Đảng cũng tăng cường
cơng tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tranh thủ những ngoại kiều ở Đơng Dương có tinh thần chống Nhật. Báo chí của Đảng và Việt Minh như Cờ giải phóng, giải phóng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi
lính...lần lượt ra đời góp phần quan trọng cho q trình vận động tập hợp lực
lượng.
Cơng tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được Đảng và Mặt trận chuẩn bị khẩn trương. Đội du kích Bắc Sơn được củng cố mang tên Cứu quốc
quân và tiến hành đánh du kích chống Pháp (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942)
ở vùng Bắc Sơn - Võ Nhai. Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Ở Nam kỳ, sau cuộc khởi nghĩa năm 1940 thất bại, các đội vũ trang vẫn tiếp tục hoạt động. Đảng chú ý tới xây dựng căn cứ địa cách mạng. Các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang được Trung Ương Đảng chọn làm căn cứ du kích, trong đó vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng thành căn cứ địa cách mạng.
Từ giữa năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ hai có những chuyển biến mau lẹ: Lực lượng Đồng minh liên tiếp giành thắng lợi, cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc. Trong bối cảnh đó, Đảng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp chuẩn bị khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (ngày 22/12/1944) [12, tr.358]
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đơng Dương. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng ngay trong đêm 9/3 đã ra chỉ thị
“Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù trước mắt là quân
phiệt Nhật, chủ trương phát động cao trào “kháng Nhật, cứu nước”
Cũng như ở một số nước Đông Nam Á, quân phiệt Nhật cũng diễn trò “trao trả độc lập” cho Việt Nam, đưa vua Bảo Đại làm “Quốc trưởng” và Trần Trọng Kim đứng ra thành lập chính phủ thân Nhật, giúp đỡ các đảng phái thân Nhật như Đại Việt quốc xã, Phụng sự quốc gia, Việt Nam quốc gia độc lập, Nhật
- Việt vệ đồn cùng nắm giữ chính quyền. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn,
bản chất của quân Nhật đã bị bóc trần, nhân dân ta ngày càng thêm căm thù Nhật và đứng lên kháng Nhật cứu nước.
Từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cách mạng chuyển sang cao trào. Tại căn cứ Việt Bắc, lực lượng vũ trang cùng nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt xã, tổng, châu. Phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói” đã đưa hàng chục triệu quần chúng ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ tập dượt đấu tranh chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Ngày 15/5/1945, trên cơ sở của Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Việt Nam giải phóng quân đã ra đời. Bảy chiến khu cách mạng được xây dựng ở cả Bắc, Trung, Nam. Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời. Ủy ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt
Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Giữa tháng 8/1945, quân Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ở trong nước, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, khơng đủ sức nắm ngọn cờ dân tộc. Thực dân Pháp ráo riết hoạt động để trở lại Đông Dương. Các Đảng phái thân Pháp, thân Tưởng Giới Thạch cũng chạy đua để cướp chính quyền
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945 quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào đã tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thơng qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc
giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Từ ngày 14/8 đến 18/8, ở một số xã, huyện thuộc một số tỉnh đã chớp thời cơ giành chính quyền. Ngày 16/8, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước..
Ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi hồn tồn. Tiếp sau đó là Huế (ngày 23/8), rồi Sài Gịn (ngày 25/8) giành thắng lợi. Từ 26 đến 28/8, quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh cịn lại. Chỉ trong 15 ngày (từ 14 đến 28/8/1945), cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã ra đời, khẳng định ý chí
của nhân dân Việt Nam quyết giữ nền độc lập và tự do mà mình đã đạt được:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [12, tr. 370]