6. Cấu trúc luận văn
2.1. Các khuynh hướng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Na mÁ
2.1.1. Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản
Từ đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản trưởng thành và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, đóng vai trị lãnh đạo phong trào cứu nước ở nhiều nước Đông Nam Á. Phong trào dân tộc theo hướng tư sản ngày càng phát triển với các hoạt động phong phú, đa dạng như: đấu tranh hợp pháp nhằm bảo vệ, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; đấu tranh địi quyền lợi về kinh tế; đấu tranh chính trị địi quyền được lập quốc hội dân tộc, tham gia hội đồng dân biểu và đòi các quyền tự do dân chủ; đấu tranh ơn hịa đến khởi nghĩa vũ trang. Các đảng của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á tiếp tục khẳng định mình và phát triển thay thế các hội, đồn trước đó, trở thành những đảng có tổ chức quy củ, tơn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, đủ khả năng đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ở Indonesia, phong trào yêu nước phát triển mạnh nhất là ở đảo Giava,
sau đó lan tỏa ra các địa phương khác. Nhiều tổ chức ra đời lãnh đạo phong trào yêu nước ở đây. Tổ chức “Lương tri xã” trong buổi đầu chỉ nhằm phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của quần chúng, khơi dậy tinh thần dân tộc
thì từ năm 1915 đã đưa ra một số yêu sách về chính trị như địi lập cơ quan đại diện của nhân dân, địi quyền bình đẳng. Năm 1913 Hội Liên minh Hồi giáo ra đời, từ mục tiêu ban đầu là chống sự cạnh tranh và chèn ép của người Hà Lan, người Hoa đã đề ra mục tiêu đòi quyền tự trị của người Indonesia trong khối liên hiệp Hà Lan. Tuy nhiên hoạt động của tổ chức này không thỏa mãn ước vọng của những sinh viên Indonesia, do đó ngày 4/7/1927, một nhóm những người dân tộc chủ nghĩa cấp tiến do Sukarno và Kusama lãnh đạo đã lập ra “Liên minh
dân tộc Indonesia” tại Băngđung. Một năm sau tổ chức này đổi tên thành “Đảng dân tộc Indonesia”(PNI). Cơ sở tư tưởng và cương lĩnh của Đảng Dân
tộc là học thuyết Marhaenism, do Sukarno soạn thảo trong những năm 1926 - 1933. Tư tưởng cốt lõi của Sukarno là dân tộc chủ nghĩa, tức là tranh thủ nền độc lập dân tộc và đồn kết dân tộc, cịn mục tiêu chính trị là xây dựng một quốc gia thống nhất. Tham gia Đảng gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: “Khi mới ra đời, Đảng chỉ có 10.000 đảng viên, đến năm 1935 đã phát triển tới 20.000 đảng viên, trở thành Đảng chính trị lớn nhất Indonesia”[18, tr.547]. Đảng Dân tộc Indonesia ra đời có uy tín trong nhân dân đã tổ chức cuộc đấu tranh giành độc lập dựa trên phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân và ngày càng dành nhiều thắng lợi.
Song song với chủ trương bất hợp tác, một bộ phận giai cấp tư sản ở Indonesia chủ trương hợp tác với chính quyền thực dân. Đại diện cho phái này là Xutunô, ông và những người cùng tư tưởng đã thành lập Đảng Indonesia vĩ đại (gọi tắt là Parindra) [27, tr.106]. Năm 1936, họ đã soạn thảo “Kiến nghị Xutacgiơ” trình bày nguyện vọng hợp tác với chính phủ Hà Lan để giải quyết vấn đề độc lập cho Indonesia nhưng bị bác bỏ. Sự kiện này đã thúc đẩy những người chủ trương hợp tác và bất hợp tác xích lại gần nhau. Cũng sau sự kiện này, đã xuất hiện Liên đoàn các Đảng dân tộc (Gapi) gồm Garindo, Parindra, Đảng Liên minh Hồi giáo Indonesia và nhiều đảng phái khác.
Tháng 12/1939, Liên đoàn các Đảng Dân tộc, đứng đầu là Sukarno đã tổ chức Đại hội nhân dân Indonesia gồm 90 đảng phái. Bằng các hoạt động, các đảng phái và nhân dân cơng khai bày tỏ ý nguyện của mình cùng với chính quyền Hà Lan chống nguy cơ xâm lược của quân phiệt Nhật và Indonesia sẽ dần dần nhận được công nhận độc lập từ Hà Lan nhưng Hà Lan đã khước từ.
Ở Philippin, sau rơi vào ách thống trị mới của Mỹ (1898), nhân dân nước
này lại phải tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay đế quốc Mỹ. Mặc dù Mỹ thi hành chính sách “thực dân kiểu mới”, giấu mặt trá hình nhưng cuộc vận động đòi độc lập dân tộc của người Philippin vẫn diễn ra mạnh mẽ. Các Đảng của tư sản và địa chủ có tinh thần dân tộc như: Đảng Dân tộc Philippin, Đảng Dân chủ Philippin, Liên minh Philippin đều coi vấn đề độc lập dân tộc là mục đích tối cao. Các cuộc đấu tranh khơng cịn là cuộc cách mạng như thời kì chống Tây Ban Nha, nhưng nó diễn ra đa dạng hơn: đấu tranh nghị viện, yêu cầu phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, thành lập ngân hàng của người Philippin. Song song với những hình thức trên là hình thức đấu tranh vũ trang của đơng đảo bộ phận nông dân diễn ra không ngừng trên nhiều đảo Philippin. Những cuộc vận động đòi độc lập của người Philippin đã buộc chính quyền Mỹ phải đưa ra Đạo luật chống nổi loạn nhằm cấm việc tuyên truyền, đòi độc lập và cấm sử dụng cờ Philippin.
Năm 1912, Đảng dân chủ Mỹ thắng cử, tổng thống Wilson lên cầm quyền, công bố đạo luật Tones. Theo đạo luật này, quốc hội Philippin có quyền lập pháp, nhưng các đạo luật đưa ra có thể bị viên toàn quyền Mỹ và tổng thống Mỹ phủ quyết. Viên Tồn quyền Mỹ có quyền hành pháp, cử ra các bộ trưởng. Quyền quản lý tiền tệ do tổng thống Mỹ nắm giữ. Philippin được cử hai đại biểu của mình tham gia quốc hội Mỹ, có quyền phát biểu ý kiến nhưng khơng có quyền bỏ phiếu... Khi Mỹ tuyên bố áp dụng triệt để đạo luật Tones thì tất cả các bộ trưởng Philippin cùng Chủ tịch thượng viện Queson và Chủ tịch Hạ viện
Manuel Roxat đã phản đối và nhất loạt từ chức, rút khỏi Hội đồng nhà nước (tháng 7/1923).
Khi Đảng Dân chủ Mỹ giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử, tháng 6/ 1933, Frank Murphy lên làm toàn quyền Philippin. Vào lúc này dư luận Mỹ rất tán thành để Philippin được độc lập. Nhân cơ hội đó, một phái đồn do Oxmena và Roxat dẫn đầu đến Oasinhton để vận động quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Độc lập. Nhưng quốc hội Philippin, đứng đầu là Queson lại khơng hài lịng và bác bỏ, vì đạo luật này bất lợi cho Philippin. Sau đó ơng đã thay mặt Đảng Dân tộc thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua đạo luật khác về độc lập cho Philippin, đó là đạo luật Tydin - Mac Duphi. Nội dung đạo luật quy định sẽ thành lập nước Philippin thịnh vượng chung vào ngày 4/7/1936. Nhà nước này là thời kỳ quá độ kéo dài 10 năm, để tiến tới thành lập Nhà nước Philippin độc lập vào ngày 4/7/1946. Sau khi nhà nước Philippin độc lập ra đời, người Mỹ sẽ rút khỏi nước này. Trong mười năm đó, chế độ tự trị vẫn tồn tại ở Philippin và quyền lợi của Mỹ vẫn được bảo lưu [9, tr.13]
Nhìn chung, do chính sách của Mỹ và chủ trương đấu tranh nghị trường của Đảng Dân tộc nên cuộc đấu tranh của công - nông Philippin diễn ra không quyết liệt, Con đường độc lập dân tộc chủ yếu do giai cấp tư sản, địa chủ vạch ra và tiến hành [30, tr.79]
Đầu thế kỷ XX, ở Miến Điện bắt đầu xuất hiện các phong trào đấu tranh tự phát chống lại ách cai trị của thực dân Anh. Phần lớn các phong trào này đều do các vị cao tăng hoặc do các trí thức lãnh đạo.
Ngày 15/12/1920, cuộc tổng bãi khóa của sinh viên trường Đại học Tổng hợp Yangon đã buộc thực dân Anh sửa đổi luật giáo dục mới ban hành do có một số điều khoản xúc phạm tới sự tôn nghiêm dân tộc của Miến Điện. Sau sự kiện này, giới trí thức Miến Điện đi theo xu hướng dùng đấu tranh chính trị với thực dân Anh thay cho các hình thức đấu tranh khác.
Trong thời kì này, tại Miến Điện xuất hiện một số đảng phái chính trị mới. Trong đó có hai Đảng quan trọng, có vai trị nổi trội là Đảng Sinyetha (Đảng của người nghèo) và Đảng Thakin (Đảng của người làm chủ đất nước). Đảng Sinyetha do Ba Maw sáng lập, chủ trương giảm thuế, bảo vệ người nông dân trước bọn cho vay nặng lãi, thực hiện chế độ giáp dục bắt buộc, không phân biệt chế độ đẳng cấp, tơn giáo, tín ngưỡng và sắc tộc.
Còn Đảng Thakin ra đời từ sự lớn mạnh của tổ chức Dohbam Asiayonne
(Hội Miến Điện của chúng ta) được thành lập từ năm 1929 bởi giới sinh viên
Đại học Rangun. Đảng Thakin chủ trương “ủng hộ việc phục hồi truyền thống văn hóa Phật giáo, phản đối hệ thống giáo dục của Anh” [34, tr.189], họ chống lại áp bức bất cơng, phản kháng sự kiểm sốt kinh tế của tư bản nước ngồi; vì vậy đã thu hút đơng đảo giới nhân sỹ, trí thức tham gia, thúc giục người Miến Điện đứng lên làm chủ đất nước.
Trước làn sóng đấu tranh của nhân dân Miến Điện, chính phủ Anh phải cử “phái đồn Simon” sang Miến Điện điều tra tình hình và tham khảo nguyện vọng của người Miến Điện. Hội đồng lập pháp Miến Điện chia thành hai phái, phái do U Bape đứng đầu tách khỏi Ấn Độ; phái do Uchit Hlang lãnh đạo chủ trương không tách. Chủ trương tách khỏi Ấn Độ được Đảng Thakin và đông đảo dư luận Miến Điện tán thành. Tình hình căng thẳng dẫn đến nhiều cuộc xung đột sắc tộc Ấn - Miến trên lãnh thổ Miến Điện.
Sau cuộc khởi nghĩa Xaya Xan, thực dân Anh buộc phải ra quyết định tách Miến Điện khỏi Ấn Độ về mặt hành chính. Ngày 2/3/1935, nghị viện Anh thơng qua đạo luật cho phép kể từ ngày 1/4/ 1937, Miến Điện sẽ có một chính phủ riêng dưới sự quản lý của toàn quyền Anh. Tuy chỉ độc lập trên danh nghĩa hành chính nhưng việc Miến Điện tách khỏi Ấn Độ đã chấm dứt thời kì “thuộc địa của thuộc địa” và được coi như một thắng lợi tinh thần của nhân dân Miến Điện trong cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Anh.
Từ năm 1937 đến khi phát xít Nhật xâm lược Miến Điện, người Anh tiếp tục thao túng chính phủ Miến Điện. Thể chế mới của chính phủ Miến Điện biến thành chính quyền bù nhìn của người Anh. Ngày 17/11/1937, Miến Điện chính thức bị đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh vùng Viễn Đông là Thống chế không quân Robert Brook để chuẩn bị chống Nhật đổ bộ vào Miến Điện.
Đầu thế kỷ XX, do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân ở Mã Lai đã bùng nổ. Nhưng so với một số quốc gia khác trong khu vực, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở đất nước này vẫn phát triển chậm. Đến những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, phong trào dân tộc chủ chủ nghĩa của người Mã Lai theo Hồi giáo, nhất là trong giới trí thức phát triển mạnh mẽ. Họ đấu tranh vì một đất nước thống nhất về tơn giáo, văn hóa, cơng bằng trong thu nhập và việc làm.
Mở đầu phong trào dân tộc chủ nghĩa là giới trí thức cấp tiến, chịu ảnh hưởng từ phong trào sinh viên của trường Đại học Tổng hợp Cairo, Ai Cập. Từ giữa những năm 20, một số thanh niên Mã Lai đã cơng khai bày tỏ tình cảm chính trị của mình và đề xuất ý tưởng chống thực dân thông qua việc kêu gọi tẩy chay, tiến tới xóa bỏ những ảnh hưởng bên ngồi khơng thuộc Hồi giáo Mã Lai. Một số trong nhóm này đã hướng về chủ nghĩa dân tộc Indonesia và kêu gọi thanh niên Mã Lai xây dựng một liên minh đoàn kết với Indonesia. Khi trở về Mã Lai, đông đảo trong số họ đã tham gia phong trào sinh viên trong nước với tinh thần bài phương Tây.
Trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc ở trong nước được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sinh viên các trường Sư phạm và trường Cao đẳng Suntan Idis. Họ quan tâm đến việc xây dựng một đất nước Mã Lai vĩ đại và một đất nước Indonesia vĩ đại hơn sẽ bao gồm những lãnh thổ thuộc địa của Anh và Hà Lan. Tuy nhiên, “bộ phận cấp tiến này lại chủ yếu là con em nông dân ở vùng nông thôn xa xôi, nên quan điểm và tư tưởng mà họ đưa ra không nhất quán, dễ xao động” [29, tr.132]. Tư
tưởng của họ bị các thế lực truyền thống, giai cấp tư sản chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh phê phán gay gắt và sự phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Anh.
Một bộ phận khác trong giới trí thức đã đứng ra thành lập Hiệp hội Thanh
niên Mã Lai ở Mã Lai. Đây là tổ chức tiền thân của Hiệp hội Thanh niên Mã Lai
(KMM) được thành lập năm 1938. Tổ chức này bị chính quyền Anh ở Mã Lai giám sát chặt chẽ bởi mục tiêu của nó có tinh thần chống thực dân triệt để hơn. Trong bối cảnh xã hội Mã Lai lúc bấy giờ, phần đông người khơng dám tham gia tổ chức này, vì vậy khơng thu hút được đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Nhóm người thuộc tầng lớp trên trong xã hội Mã Lai chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh đã hướng phong trào dân tộc chủ nghĩa đi theo một hướng khác. Do ý thức về mối nguy hiểm của việc gia tăng nhanh chóng cả về số lượng dân cư lẫn sức mạnh kinh tế của cộng đồng người Hoa nhập cư, nên thay vì hướng phong trào đi theo con đường chống thực dân giành độc lập cho đất nước như các nước khác trong khu vực, họ lại hướng phong trào vào mục tiêu chống người Hoa một cách mạnh mẽ.
Biểu hiện của phong trào này là vào năm 1926, Mohamand Yunos Bin Abdullah đã thành lập tổ chức chính trị của người Mã Lai là “Hiệp hội người Mã Lai ở Singapore” [29, tr.147]. Hiệp hội bảo vệ quyền lợi kinh tế của người Mã Lai, tuyên truyền quần chúng tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Sau đó những tổ chức tương tự đã được thành lập ở nhiều nơi khác như Pahang, Selangor... Sự ra đời của các Hiệp hội này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy người dân Mã Lai bắt đầu một q trình tham gia vào các hoạt động chính trị của đất nước.
Sang những năm 1930, một làn sóng chống người Hoa lại dâng lên mạnh mẽ trên toàn bán đảo Mã Lai. Cộng đồng người Malaya đã tuyên bố cùng nhau hành động chống lại sự đe dọa từ người Hoa với khẩu hiệu: “Đất nước Mã Lai là
của người Mã Lai”. Hoạt động của nhân dân Mã Lai có nguy cơ dẫn đến rối loạn, thêm vào đó là gánh nặng do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đem lại. Cho nên chính quyền Anh đã đề ra một số biện pháp như: tăng cường kiểm sốt hoạt động chính trị của các cộng đồng dân cư; hạn chế người Hoa nhập cư; cho người Hoa đang thất nghiệp hồi hương trở về Trung Quốc [10, tr.439]. Đây là một thắng lợi bước đầu trong phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Mã Lai.
Ở Việt Nam, phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX có bước phát triển mới.
Các tầng lớp trí thức, kể cả nhà Nho thức thời, đã tiếp nhận luồng tư tưởng tư sản, xốc lên được phong trào yêu nước mang màu sắc của thời đại mới. Đại diện cho xu hướng duy tân, cải cách ơn hịa là Phan Chu Trinh. Các sỹ phu theo xu hướng này cũng là những người cổ động và thực thi nền tân học, đả phá tệ khoa cử, thói hư tật xấu, kêu gọi mở mang cơng thương nghiệp. Xu hướng này được bổ sung bởi những sỹ phu Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ. Xu hướng thứ hai chủ trương dùng bạo lực cách mạng đánh đuổi đế quốc thực dân, giành độc lập cho nước nhà nhưng lại cầu viện Nhật Bản. Đứng đầu xu hướng này là Phan Bội Châu.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX trở đi, nhiều tổ chức u nước, đảng phái chính trị có xu hướng tư sản, hoạt động bí mật và bán bí mật tiếp tục ra đời. Giới học sinh, trí thức lập nên các hội như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt.