Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 65 - 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác

2.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Na mÁ từ năm 1940 đến năm

2.2.5.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác

Ở Philipin, ngày 10/12/1941, quân Nhật đổ bộ vào, sau một thời gian

ngắn kháng cự, quân Mĩ và quân Philippin phải tháo chạy. Chiếm được Philippin, quân Nhật đã thiết lập được nền cai trị cùng với chính phủ thân Nhật được dựng lên ngày 23/1/1942, các Đảng phái chính trị bị giải tán. Đến ngày 6/5/1942, quân Mỹ bị Nhật đánh bại hồn tồn ở những vùng cịn lại ở Philippin. Một số người đứng đầu chính phủ Philippin thời Mỹ như Queson, Oxmena bỏ chạy sang Mỹ, một số người dựa vào Nhật và trở thành thành viên “Ủy ban hành chính” do Nhật Bản chỉ đạo. Cũng như ở một số nước khác, Nhật tuyên bố trao

trả “Độc lập” và giúp nhóm người thân Nhật tuyên bố thành lập “Cộng hịa Philippin” (vào ngày 14/10/1943) do Giơsê Loren làm tổng thống. Chính phủ

này tuyên chiến với Mỹ ngày 22/9/1944.

Trong bối cảnh đó, nhân dân Philippin đã đứng lên kháng Nhật dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản. Tháng 2/1942, người Philippin thành lập

Mặt trận dân tộc dân chủ thống nhất, gồm các đảng phái và các tầng lớp nhân

dân chống Nhật. Tháng 3/1942, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, các đội du kích tấn cơng vào qn Nhật mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng đất nước. Tháng 3/1942, Mặt trận đã thành lập Quân đội nhân dân chống Nhật gọi là Hukbalahap, đội qn này đóng vai trị nịng cốt trong kháng chiến chống Nhật và ngày càng phát triển. Trung tâm của đội quân này là căn cứ địa ở miền Trung Luzon. Họ dần dần mở rộng khu vực kiểm soát ra phần lớn đảo Luzon. Ở đây, họ đã xây dựng vùng căn cứ địa vững chắc, mở các lớp đào tạo cán bộ, xuất bản báo chí tuyên truyền chống Nhật, thực hiện những cải cách dân chủ, kêu gọi quần chúng nhân dân tích cực tham gia chống Nhật cứu nước. Trong quá trình chống Nhật cứu nước, quân đội nhân dân Philippin ngày càng trưởng thành, đến năm 1944 đã có tới 20.000 qn chính quy và 50.000 quân dự bị, loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 lính Nhật và ngụy qn, giải phóng một vùng rộng lớn tại đảo Luzon. [10, tr.513]

Khi cuộc chiến tranh chống Nhật sắp kết thúc, các lực lượng yêu nước Philippin đang đi đến gần độc lập, thì ngày 1/8/1944, Oxmena lên làm tổng thống chính phủ lưu vong tại Mĩ. Ngày 20/10/1944, quân Mĩ cùng Oxmena tiến vào Philipin. Quân Nhật tập trung lực lượng chống trả nhưng thất bại và bị truy quét trên tồn đảo.

Sau khi chiếm được thủ đơ Manila từ Nhật, quân Mỹ tiến hành trấn áp các lực lượng kháng chiến, tước vũ khí quân đội nhân dân kháng Nhật. Như vậy, thành quả những năm chống Nhật của các lực lượng dân tộc Philippin bị tiêu

tan. Tuy vậy, trước phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin, Mỹ đã phải thực hiện lời hứa của mình từ năm 1934 là trao trả độc lập cho Philippin. Ngày 4/7/1946, Philippin tuyên bố độc lập và thành lập chế độ Cộng hòa.

Ở Mã Lai, từ năm 1941, Mã Lai đã bị lôi cuốn vào cuộc Chiến tranh thế

giới thứ hai. Ngày 7/12/1941, quân phiệt Nhật chiếm bán đảo Malacca. Ngày 15/1/1942, Nhật chiếm Singapo; tháng 5/1942, toàn bộ quân Anh rút khỏi bán đảo Malacca. Ở Indonesia, người Hoa là đối tượng đàn áp của quân Nhật nên nhiều người Hoa đã chạy từ thành phố về các vùng nông thôn và rừng núi để tổ chức kháng chiến chống Nhật. Dưới sự thống trị của quân phiệt Nhật, Đảng Cộng sản Mã Lai đã lãnh đạo phong trào chống Nhật mà người Hoa là nòng cốt, họ đã xây dựng được Quân đội nhân dân kháng Nhật. Quân đội chống Nhật đã tiến hành chiến tranh du kích, khi thì tấn cơng trực diện vào qn Nhật, khi thì phá hoại giao thơng đường sắt và đến năm 1945 thì làm tê liệt hệ thống đường giao thông Nhật. [10, tr.511]

Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Quân đội nhân dân kháng Nhật đã tiến hành giải thể quân Nhật và “quân đội quốc gia” của người Ấn thân Nhật ở Mã Lai. Tháng 9/1945, quân Anh trở lại Mã Lai và thiết lập chế độ quân quản ở đây. Người Anh tiến hành giải tán Quân đội nhân dân kháng Nhật. Ngày 1/12/1945, 6.000 người của tổ chức này giao nộp vũ khí cho chính quyền quân quản Anh. Trước hàng động này của quân Anh, Đảng cộng sản Mã Lai bị chia rẽ nội bộ về tư tưởng, chính trị và tổ chức, đã đi đến thỏa hiệp, trao cho người Anh ủy ban nhân dân địa phương và chấp nhận giải tán lực lượng vũ trang. Bộ máy cai trị của người Anh lại được thiết lập ở Mã Lai. Người dân Mã Lai đã mất cơ hội tuyên bố độc lập và phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Anh.

Ở Miến Điện, trước khi Nhật chiếm Miến Điện, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, một số lãnh tụ của phong trào độc lập dân tộc Miến Điện đã chủ trương dựa vào Nhật để giành độc lập.

Từ cuối năm 1939, Ba Maw - lãnh tụ của Liên đoàn chống chia tách, Thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện tự trị - đã hy vọng dựa vào Nhật để giành độc lập, phụ tá của ông là Teein Maun đã tới thăm Nhật và đặt quan hệ với chính phủ Nhật. Từ đó, trong các bài diễn văn của các lãnh tụ, luôn luôn nhắc tới sự cần thiết phải liên minh với các cường quốc hùng mạnh vì Miến Điện q yếu khơng thể một mình chống Anh.

Aung San, lãnh tụ của Đảng Thakin cũng đặt hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để giành độc lập. Ông đã ký “Thỏa hiệp lịch sử” với Nhật. Ông cũng như nhiều lãnh tụ khác của phong trào giải phóng dân tộc, nhiều lần nhấn mạnh rằng họ xem liên minh với Nhật như một bước đi sách lược nhằm tạo khả năng thành lập quân đội dân tộc, xây dựng các cơ quan tự quản của người Miến và sau đó đạt được nền độc lập thật sự. Tháng 2/1941, Aung San bí mật từ nước ngồi về nước thơng báo thỏa thuận của mình với các thủ lĩnh Thakin, sau đó ơng cùng với 30 thanh niên Miến sang Nhật. Aung San đã xây dựng “Quân đội Miến Điện

độc lập” tại Thái Lan, đạo quân này đã theo quân Nhật trở về Miến Điện và thu

hút tới 50.000 người tham gia và được cải biên thành “Quân quốc phòng” của Miến Điện. Tháng 9/1943, đạo quân này được đổi tên thành “Quân quốc dân” và do cố vấn quân sự Nhật quản chế, Aung San được cử làm chỉ huy.

Tuy nhiên, khi chiếm được Miến Điện, người Nhật thay đổi hẳn thái độ, nuốt lời hứa đối với người Miến, ngừng cung cấp vũ khí và tài chính cho Quân đội Miến Điện độc lập. Ở những vùng do Quân đội độc lập Miến Điện chiếm giữ, người Miến đã tổ chức ra các “Ủy ban hành chính của Miến Điện tự do” nhưng cũng không được người Nhật thừa nhận. Khi người Miến đề cập đến vấn đề trao trả độc lập như thỏa ước đã ký, nhưng họ nhận được thông báo rằng khơng thể nói đến quyền độc lập khi chiến tranh vẫn tiếp diễn và các tài nguyên của Miến Điện phải được động viên cho chiến tranh. Nhưng do vẫn cần tận dụng sự ủng hộ của các nhà dân tộc chủ nghĩa khi chiến tranh còn tiếp diễn, ngày

1/8/1943, người Nhật thành lập Nhà nước Miến Điện “độc lập”. “Chính phủ độc lập” do Ba Maw làm Thủ tướng, Aung San làm bộ trưởng quốc phịng. Chính phủ này đặt dưới sự kiểm soát của Gotara Ogaoa (nguyên là một bộ trưởng trong Nội các Tokyo) “Cố vấn tối cao” của chính phủ Miến Điện.

Aung San và các thành viên của Đảng Thakin nhận ra bộ mặt thật của quân Nhật, ông và các nhà lãnh đạo Thakin đã đi vào hoạt động bí mật. Cuối năm 1943, họ đã tiến hành các cuộc chiến tranh du kích chống Nhật với quy mơ nhỏ nhưng có tổ chức tốt, đồng thời họ liên hệ với những nhà lãnh đạo khác chống Nhật của Miến Điện. Tháng 9/1942, Đảng Cộng sản Miến Điện đã phát động cuộc chiến tranh du kích chống Nhật tại vùng đồng bằng sơng Iraoađi. Năm 1944, căn cứ địa tại vùng núi Arakan và vùng Mandalay được thành lập. Tháng 8/1944, Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít (AFPFL) - hình thức của Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập - do Aung San làm chủ tịch và lãnh tụ của Đảng Cộng sản là Than Tun làm Tổng bí thư. Thành viên của Liên minh lên tới 200.000 người. Những lãnh tụ chính của cuộc kháng chiến đều tham gia vào các tổ chức lãnh đạo của Liên minh. Lực lượng vũ trang gồm Quốc dân quân Miến Điện và những đội du kích với khoảng 50.000 người. Uy tín của những nhà lãnh đạo Liên minh ngày càng được đề cao. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Miến Điện đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với tướng Maobattơn (quân Đồng minh) [5, tr.1179]. Sau khi quân đội Đồng minh từ Ấn Độ đánh vào Miến Điện, lực lượng vũ trang chống Nhật của Miến Điện liền phối hợp mở cuộc tấn công quân Nhật. Tháng 3/1945, Aung San chỉ huy quân đội Quốc dân Miến Điện phát động khởi nghĩa tấn công quân Nhật. Đến tháng 5/1945, quân Miến Điện phối hợp với quân Đồng minh chiếm được Rangun. Tháng 8/1945, những nhóm quân Nhật cuối cùng rời khỏi Miến Điện. Quét sạch quân Nhật khỏi đất nước nhưng nhân dân Miến Điện lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới chống Anh, giải phóng đất nước.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, từ năm 1940 đến 1945, phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á đã có sự chuyển biến cả về mục tiêu lẫn phương pháp đấu tranh. Từ các cuộc đấu tranh chống thực dân Phương Tây (Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ) để giành độc lập, đã chuyển sang cuộc đấu tranh vừa làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vừa chống chủ nghĩa phát xít. Trong giai đoạn này, Đơng Nam Á là một trong những khu vực thuộc địa đã diễn ra cuộc đấu tranh chống chống quân phiệt Nhật sôi động nhất để đòi độc lập dân tộc, xứng đáng là ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn, Đông Nam Á trở thành khu vực phong trào đấu tranh giành độc lập giành thắng lợi rực rỡ nhất. Tuy nhiên, mặc dù có những điều kiện khách quan thuận lợi như nhau, nhưng do sự chín muồi khơng đều nhau nên giành thắng lợi cuối cùng ở các nước khơng giống nhau: Có những nước tuyên bố độc lập, có những nước mới giải phóng một phần đất nước nhưng sau đó lại bị thực dân phương Tây tái xâm lược. Cống hiến to lớn của phong trào kháng Nhật ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 là các nước đều đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu, nên tất cả các giai cấp, đảng phái, các tổ chức chính trị, trí thức u nước có tinh thần dân tộc đều đồn kết với nhau trong một mặt trận chung – mặt trận chống phát xít, nhằm giành độc lập dân tộc.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ CHUYỂN BIẾN

CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHĨNG DÂN TỘC Ở ĐƠNG NAM Á TỪ NĂM 1940 ĐẾN 1945

3.1. Đánh giá về sự chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc ởĐơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 65 - 71)