Phong trào giải phóng dân tộc ở Inđơnêxia

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 52 - 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Na mÁ từ năm 1940 đến năm

2.2.1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Inđơnêxia

Trong thời kỳ bị người Hà Lan cai trị, nhân dân Indonesia đã khơng ngừng đấu tranh địi độc lập dân tộc. Cuối năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Ngày 1/3/1942, quân Nhật đổ bộ lên đảo Java. Ngày 9/3/1942, trước sức mạnh tấn công của quân Nhật, Toàn quyền Hà Lan đầu hàng, Indonesia trở thành thuộc địa của Nhật. Lúc này, đa số người dân Indonesia hy vọng vào “người bạn châu Á” sẽ có thể đem lại độc lập cho họ. Hơn nữa, sự tiến quân của người Nhật vào Đông Nam Á quá nhanh và chiến thắng của họ đối với người phương Tây quá dễ dàng, khiến cho người Indonesia càng hy vọng vào người Nhật. Trong khi đó, người Nhật lại tung hỏa mù mị dân, hứa hẹn sẽ trao trả độc lập cho Indonesia, điều mà họ mong đợi từ lâu, còn người Hà Lan thì từ chối. “Trừ một số kẻ can tâm làm tay sai cho Nhật, còn nhiều người Indonesia cũng chỉ coi dựa vào Nhật như một phương tiện để đánh đuổi thực dân “da trắng” giành độc lập tự do” [2, tr.275]. Các lãnh tụ của phong trào độc lập dân tộc như Sukarno, Hatta và các đồng chí của hai ơng đã tiến hành cuộc vận động

yêu cầu Nhật trao trả độc lập. Lúc đầu đề nghị này của các ông không được người Nhật đáp lại. Vì vậy, vào năm 1943, khi Sukarno, Hatta và các đồng chí của ơng được người Nhật đưa vào ban lãnh đạo tổ chức chính trị tên là “Trung tâm lực lượng nhân dân” (Putera), các ông đã biến Putera thành diễn đàn kêu gọi các lực lượng đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Khi người Nhật phát hiện ra điều đó thì đã muộn (đến ngày 1/3/1944, Putera bị giải thể). Hoạt động chống Nhật của các lực lượng dân tộc dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản như Saraphútđinh và Sarơ ngày càng phát triển. Nhân dân Indonesia đã nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi, như khởi nghĩa ở Singapacma, Semarang, Java và Sumatra v.v...Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo quân Peta (quân tình nguyện bảo vệ tổ quốc, một tổ chức quân đội địa phương được thành lập vào tháng 10/1943 có sự hỗ trợ của Putera) được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho quân đội Nhật, nhưng khi quân Đồng minh đổ bộ lên Indonesia cũng trở thành lực lượng chống Nhật mạnh mẽ. Tháng 2/1945, tiểu đồn Peta ở Blita và Kêridi (Đơng Java) nổi dậy. Lực lượng nổi dậy bắn vào quân đội, cảnh sát Nhật rồi chiếm thành phố Blita. Cuộc nổi dậy đơn độc này đã bị quân đội Nhật nhanh chóng dập tắt. Tuy vậy, cuộc nổi dậy này đã góp phần thổi bùng ngọn lửa chống Nhật ở Indonesia. Như vậy, những nhà lãnh đạo phong trào độc lập ở Indonesia đã vừa lợi dụng Nhật để thúc đẩy việc trao trả độc lập, vừa phát động đấu tranh vũ trang để gây sức ép với Nhật. Sự chuẩn bị yếu tố nội lực này được xem là một tất yếu, vì những nhà lãnh đạo phong trào cũng hiểu rõ bản chất của các nước thực dân.

Trong những năm 1942 - 1943, phong trào chống Nhật của các tầng lớp nhân dân và binh lính lên cao. Trước tình hình này, người Nhật buộc phải chấp nhận những yêu cầu độc lập của Indonesia. Tháng 9/1944, Thủ tướng Nhật Bản Koizo hứa sẽ trao trả độc lập cho Indonesia. Ngày 1/3/1945, người Nhật thành lập Ủy ban nghiên cứu chuẩn bị độc lập ở Java do Ratgiman đứng đầu. Ủy ban nghiên cứu chuẩn bị độc lập đã lấy 5 nguyên tắc mà Sukarno đưa ra vào ngày

1/6/1945 trong phiên họp của Ủy ban làm cơ sở cho sự thống nhất các lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh thực hiện nhà nước Indonesia độc lập.

Ngày 11/5/1945, chính phủ Nhật tuyên bố sẽ trao trả độc lập cho Indonesia vào ngày 1/1/1946. Tuy nhiên, diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai tiến triển rất mau lẹ, ngày càng bất lợi cho Nhật. Vì vậy, ngày 8/8/1945, Nguyên soái Terauchi, Tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Nhật ở khu vực phía Nam đã mời Sukarno, Hatta và Ratgiman cùng một số lãnh tụ khác của Indonesia đến Đà Lạt của Việt Nam để thảo luận về vấn đề tuyên bố độc lập của Indonesia. Terauchi quyết định cho thành lập Ủy ban chuẩn bị độc lập toàn Indonesia với đại biểu của tất cả các vùng của đất nước. Hai bên Indonesia và Nhật Bản thỏa thuận rằng, Ủy ban chuẩn bị độc lập sẽ họp vào ngày 19/8/1945 ở Jakarta. Ngày 14/8/1945, những thủ lĩnh của phong trào độc lập của Indonesia từ Sài Gòn trở về Jakarta mang theo lời hứa hẹn của Tổng chỉ huy quân đội Terauchi ở Đông Nam Á: Nhật sẽ trao trả độc lập cho Indonesia trong vài ngày tới. Lập tức Ủy ban chuẩn bị độc lập toàn quốc được thành lập ngày 14/8. Thế nhưng, hôm sau, ngày 15/8, ở thủ đô Jakarta, nhân dân Indonesia nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện. Trong tình hình đó, những người lãnh đạo các nhóm đấu tranh, trước hết là những sinh viên, trí thức trẻ tuổi muốn tuyên bố giành độc lập bằng chính sức mạnh của nhân dân Indonesia, chứ khơng phải tiếp nhận nền độc lập như một thứ “quà ban phát” từ tay người Nhật. Để thực hiện chủ trương đó, những người dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi này thấy cần thiết dựa vào uy tín và những ảnh hưởng to lớn của những người đứng đầu phong trào dân tộc của Indonesia là Sukarno và Hatta. Nhưng hai ông lại do dự, lo ngại một cuộc xung đột với người Nhật khi thiếu lực lượng trong tay.

Tối ngày 15/8/1845, một cuộc họp của những người lãnh đạo các nhóm bí mật đã diễn ra. Cuộc họp đã thông qua hai quyết định:

1. Nền độc lập của Indonesia phải do nhân dân Indonesia tuyên bố, mà không phải là “quà tặng” từ tay Nhật.

2. Yêu cầu Sukarno và Hatta không chậm trễ tuyên bố độc lập. [10, tr.522] Những người tham dự cuộc họp thông báo cho Sukarno quyết định của cuộc họp. Hatta thay mặt Sukarno và một số người cầm đầu phong trào độc lập có mặt ở đó bày tỏ với đại biểu cuộc họp: không nên tuyên bố độc lập trước khi biết chính thức tin về sự đầu hàng của Nhật và những ý định của chính quyền Nhật chiếm đóng tại đây. Sáng sớm ngày 16/8/1945, những nhà dân tộc trẻ tuổi đã đưa Sukarno và Hatta đến một thị trấn cách Jakarta không xa để mời hai ông thảo luận vấn đề độc lập tránh sức ép từ phía người Nhật.

Trước khí thế cách mạng của quần chúng, Sukarno đồng ý tuyên bố Indonesia độc lập vào ngày hôm sau. Ngay tối 16/8, Sukarno và Hatta soạn thảo

Tuyên ngôn độc lập. Nhưng bản Tuyên ngôn độc lập đã không được đọc tại

Quảng trường Ikarta (nay là quảng trường Mekdeca) như dự định ban đầu, mà lại được đọc trước ngôi nhà riêng của Sukarno với lý do tránh sự va chạm, xung đột có thể xảy ra với quân Nhật.

Sáng ngày 17/8/1945, Sukarno đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử trước các đại biểu sinh viên, công nhân, viên chức, nhà buôn và các tầng lớp nhân dân khác của thủ đô. Bản Tuyên ngôn ngắn gọn, đơn giản:

“Chúng tôi, dân tộc Indonesia trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của Indonesia. Các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao chính quyền và các vấn đề khác sẽ được quyết định thận trọng trong thời gian ngắn nhất.

Jakarta, ngày 17 tháng Tám năm 1945

Thay mặt dân tộc Indonesia: Sukarno - Hatta” [2, tr.276]

Lá cờ đỏ - trắng của Indonesia được kéo lên hai lần trong tiếng hát âm vang bài “Indonesia vĩ đại” của những người tham dự.

Dù những lời lẽ trong bản Tuyên ngơn rất thận trọng khi nói về việc chuyển giao chính quyền, nhưng bản nó đã được dân chúng đón nhân như một lời kêu gọi khởi nghĩa. Vì vậy, sau khi cơng bố Tuyên ngôn độc lập, khắp nơi trên đất nước Indonesia, nhân dân tự động nổi dậy cướp chính quyền về tay mình. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Indonesia thành công, trở thành một sự kiện tiêu biểu của khu vực, cũng như của phong trào đấu tranh giành độc lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 18/8/1945, Hiến pháp nước Cộng hòa Indonesia được ban hành. Sukarno được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa trẻ tuổi và Hatta được bầu làm phó Tổng thống. Lịch sử Indonesia bước vào thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w