6. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Na mÁ từ
3.2.1. Về mục tiêu
Dân tộc là vấn đề cốt lõi, được đưa lên hàng đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945
Thông thường, ở các nước thuộc địa, nhiệm vụ của cách mạng khơng chỉ là vấn đề dân tộc, mà có cả vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, trong thời kì này hầu như các nước trong khu vực đều đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tất cả các nhiệm vụ giải phóng giai cấp, cải cách dân chủ trong nước đều tạm thời gác lại. Thực tế ở Đông Nam Á cho thấy, ở nước nào vấn đề dân tộc được coi trọng, được đặt ra một cách đúng đắn, thì ở đó phong trào dân tộc phát triển mạnh mẽ và đạt được thắng lợi. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam hay thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười ở Lào là bằng chứng cho việc xác định đúng vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu, còn quyền lợi của các giai cấp đều phải đặt dưới sự tồn vong của dân tộc, quốc gia. Ở Indonesia, do Đảng Cộng sản mắc sai lầm về đường lối và phương pháp cách mạng nên đã bị thất bại. Trong khi đó, giai cấp tư sản đã xác định đúng kẻ thù, tập hợp được các giai cấp
có xu hướng chống phát xít vào một mặt trận, đặt vấn đề chống phát xít lên hàng đầu nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia thành công.
3.2.2. Về khuynh hướng
Các khuynh hướng khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940 đã hội tụ thành một trận tuyến chung trong giai đoạn từ 1940 đến 1945 để giải phóng dân tộc kết hợp với chống chủ nghĩa phát xít.
Do cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật đã trở thành nội dung chính trong phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hòa nhập với phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới, hai xu hướng tư sản và vơ sản trong phong trào giải phóng dân tộc đã từng tồn tại trong giai đoạn trước, nay hội tụ lại theo một hướng chung, đứng cùng trong một trận tuyến cứu nước, dù sự hợp tác đó chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định. Vì vậy, điểm nổi bật của cuộc đấu tranh giành độc lập trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng
Khởi đầu là ở Đông Dương, tháng 9/1940, quân phiệt Nhật tiến vào Đông Dương. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã triển khai cuộc đấu tranh chống Nhật. Để phát huy sức mạnh của từng nước trên bán đảo, tháng 5/1941, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) được thành lập dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Đây là hình thức điển hình và cao nhất của mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, huy động toàn bộ lực lượng của cả dân tộc để đấu tranh chống Nhật. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc: khởi nghĩa vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị giành chính quyền. Ở Lào, Ai Lao
Ở Miến Điện, Liên minh tự do chống phát xít được thành lập vào tháng 8/1942 đứng đầu là Aung San. Đứng trong Mặt trận này bao gồm Đảng Cộng sản Miến Điện, Đảng Xã hội và Quân quốc phòng... đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
Ở Mã Lai, năm 1942, Liên hiệp nhân dân Mã Lai ra đời cùng với các đơn vị quân đội nhân dân chống Nhật. Lúc đầu giai cấp vơ sản chiếm ưu thế nhưng trong q trình phát triển, giai cấp vơ sản bị tụt lại, bỏ rơi ngọn cờ tập hợp quần chúng và mất vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh; đến năm 1943, giai cấp tư sản nắm lấy ngọn cờ này trong cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật.
Ở Philippin, Mặt trận dân chủ thống nhất chống phát xít được thành lập năm 1942, sau đổi thành Đồng minh dân chủ Philippin do giai cấp tư sản lãnh đạo.
Tại Thái Lan, phong trào chống Nhật của nhân dân Thái Lan bùng lên dưới sự lãnh đạo của Phong trào Thái tự do do Panômiông – đại biểu của những người yêu nước dân chủ tư sản đứng đầu.
Nét mới của phong trào kháng Nhật cứu nước ở các nước Đông Nam Á là lực lượng vũ trang lần lượt được thành lập vào những năm 1943 – 1945 trên cơ sở mặt trận dân tộc thống nhất.
Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, các đội Cứu quốc quân được thành lập. Ngày 22/12/1945, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Đến tháng 5/1945, Cứu quốc quân và Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân
Ở Philippin, trên cơ sở Quân đội nhân dân chống Nhật (viết tắt là Hukbalahap) thành lập năm 1942, đến năm 1944, Hukbalahap phát triển thành lực lượng chính quy đầu tiên. Năm 1944, Quân đội nhân dân được thành lập ở Mã Lai; Ở Miến Điện, Quân đội quốc gia cũng ra đời. Tháng 3/1945, lực lượng vũ trang Lào ra đời và nhanh chóng phát triển
Việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để huy động sức mạnh của cả dân tộc vào công cuộc cứu nước và việc thành lập vũ trang ở nhiều nước Đơng Nam Á đã nói lên tính cấp bách giành chính quyền ở đây.
3.2.3. Về phương pháp và hình thức đấu tranh
Mặc dù giống nhau về mục tiêu, nhưng phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 đa dạng về phương pháp và phong phú về hình thức đấu tranh
Để giành độc lập dân tộc, ở các nước Đông Nam Á, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân đã lựa chọn hình thức đấu tranh và phương pháp cách mạng khác nhau.
Ở Việt Nam, để chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân đã chuẩn bị kỹ càng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Trong cuộc cách mạng tháng Tám, Đảng đã phối hợp nhuần nhuyễn giữa bạo lực chính trị của quần chúng với sự tiên phong của lực lượng vũ trang. Sự kết hợp này đã tạo nên sức mạnh để cách mạng nhanh chóng thành cơng trong cả nước.
Ở Indonesia, ngay từ buổi đầu, phương pháp đấu tranh chính trị là phương pháp chính của giai cấp tư sản. Bên cạnh tư tưởng “bất hợp tác”, giai cấp tư sản Indonesia lại duy trì tư tưởng “hợp tác”. Hợp tác là phương tiện để đấu tranh đòi độc lập và hợp tác cũng chỉ thực hiện trong chừng mực nhất định. Bản thân các nhà lãnh đạo của phong trào độc lập đã kết hợp cả hai phương pháp để giành độc lập cho đất nước. Vừa lợi dụng Nhật để thúc đẩy việc trao trả độc lập, vừa phát động nhân dân đấu tranh để gây sức ép với Nhật.
Có tình hình như vậy là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan quy định. Như do tình hình các giai cấp – xã hội, yếu tố văn hóa – lịch sử, chính sách của qn phiệt Nhật đối với từng nước cụ thể v.v... Tùy vào từng hoàn cảnh từng
nước mà nhân dân các nước vận dụng hình thức đấu tranh nào cho phù hợp, đạt được hiệu quả.
3.2.4. Về lực lượng lãnh đạo
Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 là các lực lượng tiến bộ trong xã hội, trong đó giới trí thức u nước có vai trị nổi bật nhất
Đi đầu trong phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á phần lớn là tầng lớp trí thức. Họ có điều kiện tiếp thu nền học vấn phương Tây, am hiểu tình hình trong nước và quốc tế nên tầng lớp này ngày càng có chỗ đứng trong xã hội. Họ là bộ phận quan trọng dẫn dắt phong trào yêu nước, chống quân phiệt Nhật. Những nhà lãnh đạo cách mạng tiêu biểu như Sukarno, Hatta (Indonesia), Hồ Chí Minh (Việt Nam), Aung San (Miến Điện), Bơniphaxio (Philippin)... đều là những trí thức yêu nước tiến bộ. Dù lãnh đạo nhân dân đấu tranh theo con đường nào thì họ đều khẳng định được vai trị, vị trí lãnh tụ của mình đối với lịch sử dân tộc. Trong những giờ phút giao thời, vai trò của lãnh tụ là quan trọng nhất. Ở Indonesia, khi Nhật hoàn toàn thất bại trước phe Đồng minh, những thanh niên yêu nước đã gây sức ép với Sukarno và Hatta yêu cầu hai ông viết và đọc Tuyên ngôn độc lập. Ở Việt Nam, lãnh tụ Hồ chí Minh đã tuyên bố đứng về phe Đồng minh để chống Nhật. Trong cuộc chạy đua giành chính quyền với lực lượng Đồng minh thì những người vơ sản đã thắng nhờ trí tuệ Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã chủ động chuẩn bị bản Tuyên ngôn độc lập cho Việt Nam, xác định được ngày độc lập. Người đã chuẩn bị và đón nhận độc lập một cách chủ động.
3.2.5. Về động lực
Mặc dù động lực chính vẫn là nơng dân, nhưng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945, đã có sự tham gia của hầu hết các giai tầng trong xã hội
Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á là những nước nông nghiệp lạc hậu, với hơn 90% dân số là nông dân. Dưới ách thống trị của qn phiệt Nhật, giai cấp nơng dân bị bóc lột đến tận xương tủy. Chính vì vậy, trong phong trào đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giai cấp nông dân đã tham gia tích cực và trở thành lực lượng tham gia đông đảo nhất. Ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh nói chung và Đơng Nam Á nói riêng, cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thành cơng khi có sự tham gia của nơng dân và xác lập liên minh công – nông. Giai cấp nông dân ở các nước Đơng Nam Á có nhiều ưu điểm, nhưng đồng thời cũng có một số hạn chế nhất định. Giai cấp công nhân xuất thân chủ yếu từ nông dân, nên gần gũi và thuận lợi trong việc xác lập liên minh công – nông, nhưng vẫn mang nặng tư tưởng nông dân. Bản thân giai cấp công nhân phát triển chưa đầy đủ, thuần thục nhưng đã phải bước lên vũ đài chính trị sớm với tư cách là một lực lượng xã hội bởi sự thức tỉnh tinh thần dân tộc và sự thơi thúc của u cầu giải phóng giai cấp. Ở các nước Đông Nam Á, sự lớn mạnh của giai cấp cơng nhân rất đáng coi trọng, vì chỉ trong một thời gian ngắn, giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản đã đóng vai trị quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc. Ở một số nước như Việt Nam, Lào, giai cấp công nhân đã sớm giương cao ngọn cờ cách mạng, đưa phong trào dân tộc đi đến thắng lợi.