Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 81 - 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

3.3.2. Bài học kinh nghiệm

Phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 đã giành được những thắng lợi rực rỡ. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là bằng chứng cho thấy có thể giành chính quyền theo khuynh hướng tư sản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng Tháng Mười năm 1945 Lào là những bằng chứng cho thấy có thể giành chính quyền theo khuynh hướng vơ sản. Những thắng lợi quan trọng này đã đưa các nước Indonesia, Việt Nam, Lào trở thành những quốc gia độc lập. Đối với các nước khác, mặc dù chưa giành được độc lập trong giai đoạn này, nhưng nó đã đặt nền tảng để tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi trong các giai đoạn tiếp theo.

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của một số nước cũng như chưa thành công của một số nước Đông Nam Á trong những năm 1940 – 1945 để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị. Đó là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp; bài học về dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ; bài học xây dựng lực lượng cách mạng, từ lực lượng chính trị đến lực lượng quân sự, huy động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; bài học về kết hợp thời, thế và lực để lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh; bài học phân hóa kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; bài học về khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc cách mạng.

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 là tinh thần đoàn kết mọi từng lớp nhân dân, vì quyền lợi tối cao của quốc gia, dân tộc. Nếu vì quyền lợi phe nhóm, cục bộ, địa phương, vì cá nhân thì khơng thể thành cơng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười năm 1945 Lào hay Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Inđơnêxia thành cơng trước hết là nhờ có sự tham gia của hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Các giai tầng trong xã hội ở các nước này đã thống nhất thành một khối vì một mục tiêu chung. Ở Việt Nam là “Việt Nam độc lập đồng minh” (Việt Minh). Ở Lào là “Ai Lao độc lập đồng minh”, còn ở Indonesia là “Trung tâm lực lượng nhân dân” (Putera). Ở một số nước khác trong khu vực, mặc dù các mặt trận dân tộc dân chủ thống nhất cũng đã được thành lập, nhưng khơng thống nhất được tồn dân thành một khối nên chưa thể giành được thắng lợi. Ở Việt Nam, chủ trương của Chủ tich Hồ Chí Minh: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến

vạn năm cũng khơng địi lại được”, mọi giai tầng trong xã hội thành một khối, tạo nên sức mạnh làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Công tác tổ chức lực lượng cách mạng, tạo thời cơ và nắm bắt, tận dụng được thời cơ để tiến hành công tác cách mạng theo mục tiêu đã định là một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 để lại. Một số nước trong khu vực do không chuẩn bị những tiền đề chủ quan, không phát huy được yếu tố nội lực, có những tính tốn sai lầm ... nên đã bỏ mất cơ hội giành độc lập khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Trong khi đó, nhân dân Việt Nam, do chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những nhân tố chủ quan và khách quan, khi thời cơ đến, họ đã tự chủ đứng lên giành độc lập dân tộc. Sự tự chủ thể hiện từ việc xác định đúng kẻ thù cách mạng, biết tập hợp lực lượng, nắm bắt đúng thời cơ, phát động khởi nghĩa, tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa dân chủ trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, các nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần dựa và sức mạnh thực lực của quốc gia, không nên trông chờ vào sự hứa hẹn của các nước lớn.

Trước đây, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt Nhật và các dân tộc bị áp bức ở Đông Nam Á là mâu thuẫn thù địch, một mất một còn. Ngày nay, sau khi giành được độc lập, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng mức độ và biểu hiện của mâu thuẫn này đã thay đổi khác trước. Mâu thuẫn này biểu hiện trong cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế công bằng (mâu thuẫn trước đây mang tính chính trị nhiều hơn). Nhưng khơng nên coi đó là mâu thuẫn địch - ta, một mất một còn như thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cần thực hiện đường lối đối thoại, hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cùng bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng tồn

tại hịa bình với các đế quốc cũ. Việt Nam cũng đang thực hiện đường lối này, tuy thế vẫn phải luôn luôn nâng cao cảnh giác với âm mưu can thiệp và phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bên ngoài.

KẾT LUẬN

Sau khi bị thực dân phương Tây xâm lược và thống trị, nhân dân các nước Đông Nam Á đã liên tục đứng dậy đấu tranh để giải phóng dân tộc. Như một dịng thác chảy, phong trào phát triển liên tục, rầm rộ, ngày càng phong phú và đa dạng về hình thức đấu tranh. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đấu tranh là mục tiêu độc lập dân tộc, tuy nhiên, khi tình hình thế giới và khu vực thay đổi, thì phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á cũng đã có sự chuyển biến kịp thời để thực hiện mục tiêu đề ra.

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Năm 1940, quân phiệt Nhật bắt đầu xâm lược Đông Nam Á. Hai sự kiện nổi bật này đã có tác động lớn đến tình hình thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nỏi riêng. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến các nước Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sức người, sức của cho cuộc chiến tranh. Sự xâm lược và thống trị của quân phiệt Nhật đã làm biến đổi sâu sắc tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Tất cả những yếu tố trên đã tác động sâu sắc đến tất cả các nội dung của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945. Một trong những biểu hiện của nó là sự chuyển hướng của phong trào.

Từ cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (9/1939), phong trào giải phóng dân tộc phát triển từ thấp đến cao, do nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội đứng ra lãnh đạo. Trong buổi đầu là các cuộc đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến, do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo. Tiếp đó là phong trào giải phóng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, song hành cùng các phong trào theo khuynh hướng tư sản, là các phong trào theo khuynh hướng vô sản. Đây là thời kỳ, phong trào giải phóng dân

tộc ở Đơng Nam Á chĩa mũi nhọn vào thực dân phương Tây để đòi độc lập và đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng chưa có nước nào giành được thắng lợi cuối cùng.

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhất là sau khi quân phiệt Nhật xâm lược Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn, rầm rộ hơn. Từ các cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề cơ bản là độc lập dân tộc, phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này từ năm 1940 đến năm 1945 cịn có sứ mệnh cùng nhân loại tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh. Nếu như trước đây, dối tượng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đơng Nam Á khác nhau, thì từ năm 1940 đến năm 1945, tất cả đều tập trung vào cùng một đối tượng, đó là quân phiệt Nhật. Mặc dù phong trào vẫn diễn ra chủ yếu theo hai khuynh hướng, tư sản và vô sản, nhưng các cuộc đấu tranh khơng cịn đơn lẻ, mà đã thống nhất trong các mặt trận dân tộc đoàn kết. Các mặt trận dân tộc đoàn kết đã tập hợp tất cả mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh dân tộc để giành thắng lợi cuối cùng. Chính các mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở để phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Lào giành thắng lợi theo khuynh hướng vô sản vào năm 1945. Mặt trận dân tộc thống nhất cũng là cơ sở để phong trào giải phóng dân tộc ở Indonesia giành thắng lợi theo khuynh hướng tư sản vào năm 1945. Và cũng chính các mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở để phong trào giải phóng dân tộc các nước khác trong khu vực phát triển, làm cơ sở cho thắng lợi trong giai đoạn tiếp theo.

Trước đây, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945. Trong những năm gần đây, hầu hết các ý kiến đều đã có sự thống nhất: phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân loại tiến bộ; sự chuyển hướng của phong trào

thể hiện sự sáng tạo của các lực lượng lãnh đạo ở Đông Nam Á; phong trào diễn ra không đồng đều và đưa lại nhiều kết quả khác nhau

Thơng qua tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945, có thể rút ra một số điểm nổi bật như: Dân tộc là vấn đề cốt lõi, được đưa lên hàng đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945; các khuynh hướng khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940 đã hội tụ thành một trận tuyến chung trong giai đoạn từ 1940 đến 1945 để giải phóng dân tộc kết hợp với chống chủ nghĩa phát xít. mặc dù giống nhau về mục tiêu, nhưng phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 đa dạng về phương pháp và phong phú về hình thức đấu tranh; lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 là các lực lượng tiến bộ trong xã hội, trong đó giới trí thức u nước có vai trị nổi bật nhất; mặc dù động lực chính vẫn là nơng dân, nhưng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945, đã có sự tham gia của hầu hết các giai tầng trong xã hội

Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 khơng chỉ tác động đến tình hình khu vực, mà cịn có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Thơng qua phong trào này, nhân dân các nước Đông nam Á thực sự thức tỉnh cả về ý thức dân tộc, cả về ý thức giai cấp. Chính sự thức tỉnh này là cơ sở quan trọng để tăng cường bảo vệ nền độc lập trong giai đoạn hiện nay.

Đối với các nước châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh, phong trào dân tộc ở một số nước Đông Nam Á từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 đã trở thành tấm gương cho họ noi theo. Thắng lợi của phong trào dân tộc ở Đông Nam Á từ năm 1940 đến năm 1945 cũng đã để lại nhiều bài học quí giá cho các nước trên thế giới trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thanh Bình (CB), Lê Văn Anh, Bùi Thị Thu Hà, Văn Ngọc Thành (1999),

Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

2. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế

kỉ XX- Một cách tiếp cận, Nxb,Đại học sư phạm, Hà Nội.

3. Đỗ Thanh Bình (2006), Cuộc đấu tranh chống chính sách “Chia để trị” của

chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương, Mã Lai, Miến Điện. Nghiên cứu Đông

Nam Á, Số 3(78)- 2006, tr3-10.

4. Ngô Văn Doanh (1995), Indonesia – những chặng đường lịch sử. NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. D.G.E.Hall (1997), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á. Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. D.N. Ai Đích (1964) Xã hội Indonesia và nhiệm vụ cấp bách của Đảng cộng

sản Indonesia. Nxb. Sự thật, Hà Nội.

7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đông Nam Á- Những vấn đề Lịch sử và

hiện tại. Nxb. Thế giới, Hà Nội.

8. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến

cách mạng tháng Tám, Nxb. TP. Hồ Chí Minh

9. Trần Khánh (2009), So sánh chế độ cai trị thực dân của Tây Ban Nha và Mỹ

ở Philippin, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (111).

10. Trần Khánh (CB).(2012).Lịch sử Đông Nam Á, tập 4. Nxb. KXH, Hà Nội.11. Trần Khánh (2009), Vấn đề xác định thời điểm thiết lập chủ nghĩa thực dân

phương Tây ở Đông Nam Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (110), 2009.

12. Đinh Xuân Lâm (1998). Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb.Giáo dục, Hà Nội

14. Phạm Nguyên Long (1997), Hòa hợp dân tộc ở Việt Nam, Lào, Campuchia

trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến bộ xã hội và an ninh khu vực.Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Phạm Nguyên Long (1997), Đông Nam Á trên đường phát triển. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập. Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội , t.11. 17. Lương Ninh- Vũ Dương Ninh (CB) (2008). Tri thức Đơng Nam Á. Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà nội.

18. Lương Ninh( CB), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh( 2015). Lịch sử Đông

Nam Á.Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Lương Ninh (1996). Nước Lào- Lịch sử và văn hóa. Nxb. CTQG, Hà Nội. 20. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), Lịch sử thế giới cận đại. Nxb.

Giáo dục , Hà nội.

21. Vũ Dương Ninh (2000), Một số chuyên đề lịch sử thế giới. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Vũ Dương Ninh (2000), Việt Nam- Đông Nam Á những chặng đường thế kỉ

XX. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6( 45) 2000, tr3-13

23. Võ Văn Nhung (1962), Lược sử Inđônêsia. Nxb Sử học, Hà Nội

24. Nguyễn Quang Ngọc (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Hùng Phi (2006), Lịch sử Lào hiện đại, tập 1. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Lê Văn Quang (1995), Lịch sử vương quốc Thái Lan, Nxb. TP. HCM 27. Nguyễn Anh Thái (CB) (2001), Lịch sử thế giới hiện đại.Nxb. Giáo dục. 28. Phạm Đức Thành (1997), Cách mạng tháng Mười với phong trào giải phóng

dân tộc ở Đơng Nam Á. Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4 (29) 1997, tr 32 – 36.

30. Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Mianma. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 31. Phạm Thanh Tịnh (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Inđơnêxia. Nxb. Văn hóa- Thơng tin.

32. Phạm Thanh Tịnh (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Myanma. Nxb. Văn hóa- Thơng tin.

33. Phạm Thanh Tịnh (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Malaixia. Nxb. Văn

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN BIẾN của PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc ở ĐÔNG NAM á từ năm 1940 đến năm 1945 (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w