Lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 39 - 48)

Cộng hòa Pháp là một cường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ ở châu Âu cũng như trên thế giới. Cộng hòa Pháp còn là một trong những nước có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Liên minh châu Âu và là một trong những trụ cột hiện nay của liên minh này. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, đặc biệt là quan hệ kinh tế đang có bước phát triển vượt bậc với nhiều hứa hẹn. Cộng hòa Pháp đang là nước đứng đầu châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam, Cộng hòa Pháp không chỉ để tranh thủ những lợi thế của mối quan hệ truyền thống trước đây để phát triển mà còn mở cánh cửa để Việt Nam xâm nhập vào Liên minh

châu Âu, mở rộng và phát triển mối quan hệ song phương và đa phương với các nước thành viên trong tổ chức này. Hai bên đã thành lập hội đồng cao cấp vì sự phát triển và hợp tác kinh tế Việt Nam và Cộng hòa Pháp được triển khai từ năm 2006. Cộng hòa Pháp đã định hướng hợp tác trung hạn với Việt Nam, tập trung thế mạnh của Cộng hòa Pháp vào 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có trọng tâm kinh tế: Pháp luật và chính sách, giáo dục và nghiên cứu, trao đổi văn hóa và chuyển giao tri thức, hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện xã hội.

Theo Báo Lao động số ra ngày 13/22/2009 hiện Pháp đứng thứ hai trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ mười trong tổng số 77 nước và lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Tính đến tháng 2/2009, Pháp đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn cam kết khoảng 2,38 tỷ USD cho 198 dự án. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giao thông và viễn thông, khách sạn và du lịch, chế biến thực phẩm. Hai Thủ tướng đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước vào đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, hàng không vũ trụ, viễn thông, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và đặc biệt trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu…

Tuy nhiên trong mối quan hệ này, lợi thế không chỉ là một chiều thuộc về Cộng hòa Pháp, mà Việt Nam cũng hội đủ thực lực để thu hút sự quan tâm của Cộng hòa Pháp, hai nước cùng dẫn dắt mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam ngày càng phát triển. Việt Nam còn là một nước thành viên tích cực của ASEAN, có vai trò quan trọng trong tổ chức này, có thể làm cầu nối cho Cộng hòa Pháp trong việc tăng cường các mối quan hệ, mở rộng thị trường của Cộng hòa Pháp ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Lợi thế và sức hấp dẫn của mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đã tóm gọn trong phát biểu của Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Jean Nogareda năm 2004: “Chính sách

Việt Nam của Cộng hòa suy tính trên quy mô khu vực. Chính sách này mang lại lợi ích cho cả hai nước, Cộng hòa Pháp có thể giúp Việt Nam phát triển và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với châu Âu. Để đáp lại, Việt Nam giúp Cộng hòa Pháp có lại chỗ đứng trong châu Á. Đó là một bàn đạp cho sự trở lại châu Á của Cộng hòa Pháp.”

Quan hệ thương mại giữa Pháp và Việt Nam trong thời gian qua liên tục phát triển. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Cộng hòa Pháp tăng mạnh hơn hàng hóa của Cộng hòa Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn xuất siêu vào thị trường Cộng hòa Pháp. (Bảng 1)

Bảng 1: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam –Pháp từ năm 2005 – 2006

( Đơn vị 1.000 USD) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 VN xuất 652.696 797.183 884.351 970.800 808.551 1.095.148 1.658.883 VN nhập 447.803 421.094 1.155.321 829.400 864.396 968.966 1.204.967 Kim ngạch XNK 1.100.499 1.218.277 2.093.672 1.800.200 1.672.947 2.064.114 2.863.850

Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Pháp và Việt Nam tăng liên tục (khoảng 10% - 15%) đưa Cộng hòa Pháp trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại Tây Âu. Năm 2003, buôn bán hai chiều đạt 1,3 tỷ Euro, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cộng hòa Pháp 890 triệu Euro và nhập từ Cộng hòa Pháp hơn 400 triệu Euro. Năm 2006, kim ngạch hai chiều tiếp tục tăng khoảng 10%, đạt 1,6 tỷ Euro.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam và Cộng hòa Pháp và vốn đầu tư của Cộng hòa Pháp sang Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá đều đặn, giữ vị trí dẫn đầu trong các nước

thuộc Liên minh châu Âu. Cộng hòa Pháp là bạn hàng châu Âu thứ 3 của Việt Nam. Năm 2008, tổng trị giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang nước này đạt xấp xỉ 786 triệu USD.

Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước trong năm 2009 đạt khoảng 1,73 tỷ Euro tăng khoảng 5,92% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ yếu nhờ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Cộng hòa Pháp về Việt Nam ước đạt 500 triệu Euro, tăng 27,8% so với năm 2008.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Cộng hòa Pháp đạt 808.551.500 USD, chiếm 1,4% kim ngạch của cả nước và giảm 16,7% so với năm 2008. Nhập khẩu hàng hóa từ Cộng hòa Pháp về Việt Nam năm 2009 tăng đột biến so với các năm trước đó. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cộng hòa Pháp đạt 864.396.304 USD, tăng 4,2% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, nền kinh tế Cộng hòa Pháp có nhiều dấu hiệu phát triển khả quan. Nhu cầu thị trường Cộng hòa Pháp dự kiến có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ đối với các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh về xuất khẩu. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Cộng hòa Pháp năm 2010 có thể chỉ tăng nhẹ so với năm 2009. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2011 đạt 2.864 triệu USD (tăng 39% so với 2.064 triệu USD năm 2010). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp tiếp tục phát triển nhanh chóng. Năm 2012, trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt 3,3 tỷ EUR, tăng 22% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 1.659 triệu USD (tăng 51,5% so với năm 2010), chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cộng hòa Pháp đạt 1.205 triệu USD ( tăng 24,4% so với năm 2010), chiếm 1,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt

Nam, và tập trung chủ yếu là thiết bị hàng không, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử, hóa chất và đồ uống có cồn.

Về mặt kinh tế, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 6 của các doanh nghiệp Việt Nam trong số các thị trường thuộc châu Âu. Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, trong năm 2013, giá trị trao đổi thương mại 2 chiều của Việt Nam với Pháp đạt mốc 3,5 tỷ euro, tăng 6% so với năm 2012. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 2,79 tỷ Euro, tăng 4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 704 triệu Euro, tăng 14,7%.

Chỉ riêng trong tháng 1/2014, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 214,45 triệu USD với nhiều mặt hàng đa dạng, chủ yếu là điện thoại các loại và linh kiện (trên 89,13 triệu USD, tăng 12,07% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 41,5% tổng trị giá xuất khẩu); giày dép (24,86 triệu USD, tăng 40,81%); dệt may (19,09 triệu USD, tăng 19,83%); đồ gia dụng, hàng nông – lâm - thủy sản, đồ điện, điện tử, cao su ... Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu sang Pháp có kim ngạch tăng trưởng trong tháng đầu năm 2014 như: cà phê tăng 18,47%; thủy sản tăng 29,68%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 40,54%; hạt điều tăng 93,81%; rau quả tăng 57,69%; sản phẩm từ cao su tăng 62,32%; xuất khẩu hạt tiêu tăng khá mạnh, tăng 405,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nguồn TTTVN ngày 13/3/2014 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2013, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp vẫn giữ được đà tăng trưởng. Mức xuất siêu đạt hơn 2 tỷ Euro, giảm chút ít so với kỉ lục xuất siêu 2,1tỷ Euro năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã đạt 3,5 tỷ Euro (tăng 6% so với năm 2012), trong đó kim nghạch xuất khẩu đạt 2,79 tỷ Euro, tăng 4% và kim ngạch xuất khẩu đạt 704 triệu Euro, tăng 14,7%. Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam và Pháp tiếp tục tăng trưởng ổn định, Pháp tiếp tục là một trong những thị trường hàng đầu trong

các nước Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bất chấp những khó khăn của các nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam vào Pháp vẫn duy trì thị phần hoặc tăng nhẹ so với năm 2012 từ 1% - 4%. Cụ thể, xuất khẩu điện di động, máy móc, linh kiện điện tử đạt 956 triệu Euro, giầy dép - 484 triệu Euro, dệt may - 323 triệu Euro, thủy sản – 76,9 triệu Euro, cà phê và hạt tiêu – 86,2 triệu euro. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nguyên liệu dược phẩm đã tăng từ 36.000 Euro lên 142.000 euro năm 2013, tăng 300% ...

Trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp liên tục tăng trưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp trong năm 2014 đạt hơn 3,51 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt trị giá 2,39 tỷ USD, tăng 8,8% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp là 1,11 tỷ USD, tăng 11,9 % so với 2013. Kim ngạch thương mại trong năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD minh chứng rõ nét cho sự hợp tác phát triển giữa hai nước. Trong năm 2015, quan hệ thương mại giữa Pháp và Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh với giá trị trao đổi hai chiều đạt 4,07 tỷ euro (4,31tỷUSD). Quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Pháp và Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá trao đổi thương mại hàng hóa giữa 2 nước trong năm 2015 đã tăng hơn 2 lần so với năm 2010.

Tháng 12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết đã tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp ngày càng trở nên sâu sắc hơn.

Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước liên tục tăng cao nhờ tăng trưởng tốt ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đạt 2,06 tỷ USD, năm 2011 đạt 2,86 tỷ USD và năm 2012 đạt 3,75 tỷ USD. Tốc độ tăng bình

quân của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong cả giai đoạn từ 2010 – 2012 là 39% và đối với nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Pháp về Việt Nam là 22,8%. Và đến năm 2013, kim ngạch thương mại 2 nước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 14,7% so với một năm trước đó do sự suy giảm mạnh của nhập khẩu. Bước sang giai đoạn 2014-2015, tổng trị giá buôn bán 2 chiều giữa 2 nước đã bắt đầu tăng trở lại ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu nhưng tốc độ tăng của xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Theo đánh giá của Hải quan, trong nhiều năm qua, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp luôn lớn hơn trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ thị trường này nên cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam. Đáng chú ý là mức thặng dư thương mại này liên tục tăng kể từ năm 2010 đến năm 2015.

Cụ thể, năm 2010, cán cân thương mại giữa 2 nước đạt 0,13%; năm 2011 đạt 0,45% và năm 2012 đạt 0,57%. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, từ năm 2013 – 2015, cán cân thương mại của 2 nước lần lượt tăng từ 1,21%; 1,28% và 1,69%. Trong 7 tháng đầu năm 2016, cán cân thương mại của Việt Nam – Pháp đạt 1,01%.

Cũng theo số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, hiện tại Pháp là thị trường cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn thứ 3 ở châu Âu và đứng thứ 18 trong tổng số các thị trường nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của các doanh nghiệp Việt Nam trong số các thị trường thuộc châu Âu và đứng thứ 13 trong tổng số các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – Pháp đạt 2,23 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Pháp là 613 triệu USD, giảm 16,6% và xuất khẩu

sang thị trường này là 1,62 tỷ USD, tăng nhẹ 1,2% so với 7 tháng/2015. Trong 7 tháng/2016, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Pháp các mặt hàng như: điện thoại các loại và linh kiện; giày dép, sản phẩm dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; thủysản;càphê;…

Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và Pháp, giai đoạn 2010-2015 và 7 tháng/2016

Sau khi quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Hai chính phủ đang tích cực đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược thông qua nhiều chuyến thăm cấp cao. Từ đầu năm 2014 đã có một số chuyến thăm cấp cao, Bộ trưởng Ngoại thương của Pháp, bà Fleur Pellerin, sẽ thăm Việt Nam vào ngày 21-22/7/2014. Trong lĩnh vực kinh tế, diễn đàn kinh tế cấp cao lần thứ hai đã diễn ra tại Paris vào tháng 4/2014, do ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam và ngài Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Phục hồi sản xuất và Công nghiệp số, đồng chủ trì. Về hợp tác doanh nghiệp

quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển hợp tác công nghiệp song phương lâu dài.

Là nước xuất khẩu thứ 15 vào Việt Nam, Cộng hòa Pháp giữ vị trí đặc biệt quan trọng trên thị trường dược phẩm và hàng không. Cộng hòa Pháp chủ yếu xuất sang Việt Nam các mặt hàng công nghệ như máy móc, thiết bị viễn thông, hàng không, dược phẩm… là các sản phẩm có giá trị cao. Còn Việt Nam xuất sang Cộng hòa Pháp chủ yếu hàng tiêu dùng chất lượng cao như giày dép, hàng may mặc, thực phẩm đông lạnh, sản phâm thủ công mỹ nghệ… Trong giai đoạn gần đây, khả năng cạnh tranh trên thị trường Cộng hòa Pháp của mặt hàng truyền thống của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trước do vấp phải cạnh tranh gay gắt về giá cả đến từ các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ,…. (Xem bảng 2)

Bảng 2: Mặt hàng XNK năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng nhập khẩu ( Đơn vị: USD )

Điện thoại các loại

và linh kiện 448.871.613

Phương tiện vận tải khác

và phụ tùng 307.939.358 Giày dép các loại 244.873.024 Dược phẩm 230.151.406

Hàng dệt, may 201.998.787 Máy móc, thiết bị, dụng

cụ, phụ tùng khác 197.636.276 Hàng thủy sản 131.707.442 Sản phẩm hóa chất 42.422.494 Gỗ và sản phẩm gỗ 83.357.102 Sữa và sản phẩm sữa 29.727.694

(Nguồn Tổng Cục Hải quan)

Năm 2015 – 2016 Pháp vẫn là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam. Các

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 39 - 48)