Thúc đẩy văn hó a giáo dục, khoa học kỹ thuật hai nước phát triển

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 99 - 100)

hai nước phát triển

Văn hóa cũng là công cụ để hai nước phát huy ảnh hưởng. Hai nước đã phát huy ảnh hưởng, hình ảnh của nhau thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc trao đổi văn hóa trong những năm qua. Các hoạt động tích cực giao lưu, tiếp xúc và trao đổi văn hóa hai nước đang và ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tăng cường sự hiểu biết, quảng bá hình ảnh và phát huy ảnh hưởng của Pháp và Việt Nam.

Pháp triển khai ngoại giao văn hóa với mục tiêu hàng đầu là mở rộng ảnh hưởng và thể hiện vị thế cường quốc của mình trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Pháp chủ trương mở rộng không gian văn hóa Pháp ra bên ngoài thông qua việc truyền bá văn hóa, ngôn ngữ Pháp. Đương nhiên, đằng sau mục tiêu phát huy ảnh hưởng đó là mục tiêu kinh tế như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và tạo cơ sở hợp tác kinh tế thuận lợi tại sở tại.

Không thể phủ nhận nhân tố văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Văn hóa là cầu nối, là công cụ và là động lực để thúc đẩy quan hệ song phương toàn diện giữa Việt Nam và Pháp. Nếu ta có thể thúc đẩy giao lưu văn hóa để hai quốc gia hiểu nhau nhiều hơn, sâu hơn, gắn bó hơn nữa nhằm cùng tìm kiếm cơ hội thương mại, đầu tư thì Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến và trình độ cao của Pháp giúp phát triển kinh tế xã hội của ta ngày càng bền vững. Cũng như hình ảnh Việt Nam sẽ được biết đến nhiều hơn tại Châu Âu giúp Việt Nam có thêm nhiều đối tác phát triển quan trọng cho tương lai. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển

của Việt Nam và có thể thực hiện được thông qua nhân tố văn hóa nếu được sử dụng phù hợp và hiệu quả.

Như vậy, trong đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển, ngoại giao văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng cả trên khía cạnh chính trị, kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhân tố văn hóa đã và đang trở thành một cột trụ hữu hiệu của ngoại giao Việt Nam hiện đại song hành cùng lĩnh vực chính trị và kinh tế trong mối quan hệ qua lại hữu cơ. Trong đó, Ngoại giao văn hóa tạo nền tảng tinh thần, chất “keo dính” làm bền chặt quan hệ chính trị và kinh tế, đồng thời có lúc đóng vai trò “phá băng”, “mở đường” cho ngoại giao chính trị và kinh tế. Ngoại giao kinh tế tạo cơ sở vật chất để củng cố và làm sâu sắc ngoại giao văn hóa và chính trị. Ba cột trụ này tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho ngoại giao Việt Nam, góp phần tạo dựng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 99 - 100)