Lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 60 - 68)

Về hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa, hiệp định giữa Chính phủ hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp về các trung tâm văn hóa được chính thức ký kết vào tháng 11/2009 nhân chuyến thăm của Thủ tướng Pháp Francois Fillon đến Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu trổi đổi văn hóa của Pháp tại Việt Nam như của Việt Nam tại Pháp. Trên cơ sở đó, lực lượng chủ đạo thực hiện các hoạt động giao lưu trao đối văn hóa Pháp tại Việt Nam vẫn là Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống Viện Pháp tại Việt Nam (Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và IDECAF tại thành phố Hồ Chí Minh). Căn cứ vào chủ trương chính sách ngoại giao văn hóa chung của Pháp và chủ trương chính sách ngoại giao văn hóa cụ thể của Pháp tại Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ quảng bá văn hóa Pháp, các trung tâm văn hóa Pháp xác định hai mục tiêu chính: Hỗ trợ các

chương trình văn hóa và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam; góp phần vào các đối thoại về văn hóa. Hàng năm, các trung tâm văn hóa Pháp tổ chức trên dưới 60 buổi nhạc và kịch, khoảng 60 cuộc gặp gỡ và thỏa luận, 20 cuộc triển lãm và hơn 200 buổi chiếu phim Pháp và Pháp ngữ - Patrick Girard (3013) “Trao đổi văn hóa Pháp Việt” [28; tr.72-77].

Những năm qua, mặc dù ngân sách dành cho hoạt động ngoại giao văn hóa nói chung và hoạt động ngoại giao văn hóa của Pháp tại Việt Nam bị cắt giảm mạnh nhưng Pháp vẫn ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động trao đổi văn hóa Pháp như tham gia với vai trò là đối tác chính của chương trình Festival Huế (8 lần tham gia), hỗ trợ đào tạo cán bộ cho ngành nghệ thuật, cử chuyên gia tới Việt Nam thực hiện các chương trình đào tạo tại Nhạc Viện Hà Nội, Nhà hát Nhạc vũ kịch, Trường múa Việt Nam và Trường Đại học sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thông qua dự án “Quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa Việt Nam” với số tiền đóng góp lên đến 1,4 triệu Euro - Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (2014), [51]. Nhiều chương trình hoạt động bảo tồn, phục hồi các di sản vật thể và đào tạo cán bộ bảo tàng, làm công tác di sản cũng được Pháp triển khai tại Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cũng cho rằng chưa bao giờ trong 40 năm qua, Pháp và Việt Nam lại hiện diện một cách phong phú và sôi động như vậy tại mỗi nước: "Hai năm đầy ắp sự kiện, với quyết tâm chính trị của hai chính phủ, với sự sáng tạo và đam mê của mọi đối tác, Năm giao lưu Pháp - Việt Nam 2013- 2014 là khám phá lẫn nhau giữa hai dân tộc gắn bó và cùng chia sẻ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. "Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cũng nhấn mạnh tầm cao mới trong quan hệ Việt - Pháp thông qua việc hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9/2013 nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều trao đổi trong các lĩnh vực quốc phòng, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học ... đã tạo nên bức tranh đa dạng của Năm Việt Nam tại Pháp và thể hiện đầy đủ bề sâu của mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Năm Việt Nam tại

Pháp đã tạo đà mới đầy hứng khởi cho quan hệ song phương. Nhiều sự kiện lớn đang được chuẩn bị như một sự tiếp nối những thành công đã đạt được.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam đã có sự Phát triển mạnh mẽ sau gần 30 năm Đổi mới, do đó, hợp tác với Việt Nam là hợp tác “có qua lại” có nghĩa là Việt Nam phát huy vai trò tích cực tham gia đóng góp cả về nhân lực và tài lực trong các chương trình hợp tác với Pháp mà Việt Nam là đối tác thụ hưởng. Các cơ quan tổ chức, đối tác Việt Nam được Pháp xác định là một trong những “nhân tố mới” quan trọng mà Pháp đang khuyến khích và huy động tham gia. Trước hết, đó là các đối tác Chính phủ Việt Nam thường xuyên có hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa với Pháp như Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Festival Huế… Ngoài ra Đại sứ quán Pháp cũng tập trung tìm kiếm các nhân tố như cá nhân, tổ chức doanh nghiệp Pháp hay các cá nhân, tổ chức Việt Nam đối các trong các chương trình, dự án, các thành viên trong khối Pháp ngữ như Bỉ, Canada, phái đoàn Wallonie Bruxelles, Áo… liên kết với các trung tâm văn hóa châu Âu tại Việt Nam (Viện Geothe, Trung tâm văn hóa Ý Casa Italia…) phối hợp thực hiện các chương trình sự kiện như Ngày văn học châu Âu, liên hoan âm nhạc châu Âu, liên hoa phim châu Âu, Liên hoan múa đương đại… giới thiệu quảng bá văn hóa châu Âu tại Việt Nam. Quan hệ chặt chẽ giữu trung tâm văn hóa Pháp L’espace và Viện Geothe vẫn là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kết hợp giao lưu, quảng bá văn hóa tại Việt Nam.

Chủ trương liên văn hóa được áp dụng và phát huy hiệu quả tại Việt Nam. Trước đây hoạt động ngoại giao văn hóa của các trung tâm văn hóa Pháp có sự độc lập, chịu sự điều hành và quản lí trực tiếp của Đại sứ quan Pháp hay Bộ Ngoại giao Pháp, Viện Pháp tại Paris, ít có giao lưu, liên kết với các trung tâm văn hóa Pháp trong khu vực thì hiện nay, trong xu hướng hoạt động liên văn hóa, Trung tâm văn hóa Pháp tại Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Thành phố

Hồ Chí Minh) cùng với Trung tâm văn hóa Pháp các nước trong khu vực (Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hongkong, Trung Quốc…) có sự liên kết gắn bó với nhau và với Bộ văn hóa trong nước, Bộ Ngoại giao Pháp, Viện Pháp tại Paris… tạo điều kiện cho các nghệ sĩ Việt Nam đến Pháp sáng tác, giao lưu với các nghệ sĩ Pháp tổ chức tua lưu diễn quốc tế tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Giao lưu trao đổi hợp tác văn hóa không chỉ nhằm quảng bá hình ảnh, văn hóa Pháp mà còn là xây dựng hình ảnh nước Pháp là điểm đến cho các nghệ sĩ Việt Nam tự do sáng tạo, giao lưu. Thông qua các cuộc triễn lãm được tổ chức thường xuyên, L’espace đã thực hiện mục tiêu kết nối việc truyền bá văn hóa Pháp với việc tạo một sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ của Việt Nam được thể hiện tài năng. Bên cạnh đó, chính phủ Pháp, các địa phương của Pháp cũng tích cực hỗ trợ cung cấp địa điểm, tạo điều kiện cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn âm nhạc dân gian Bắc Bộ, Nam Bộ, giới thiệu văn hóa phi vật thể, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, chèo, cải lương… trang phục thuyền thống áo dài Việt Nam, các nghệ nhân truyền thống như gốm sứ, mây tre đan… của Việt Nam sang Pháp thể hiện tài năng sáng tác của nghệ sĩ.

Có thể thấy, mặc dù có những điều chỉnh về chính sách ngoại giao văn hóa Pháp đối với Việt Nam để phù hợp với tình hình chính quốc và quan hệ giữa Pháp và Việt Nam sau thời điểm khủng hoảng nợ công tại châu Âu nhưng nhiệm vụ quảng bá văn hóa Pháp, khôi phục hình ảnh, vai trò và ảnh hưởng của văn hóa Pháp tại Việt Nam vẫn được Chính phủ Pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được thực hiện thông qua mạng lưới các cơ quan, tổ chức đại diện ngoại giao của Pháp, các trung tâm văn hóa Pháp tại Việt Nam.

Tổng thống Francois Hollande cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này (6/9/2016), khẳng định Pháp luôn dành ưu tiên cho việc tăng cường hợp tác với Việt Nam, Pháp cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các

lĩnh vực khoa học - công nghệ, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo để ngày càng có nhiều học sinh, sinh Việt Nam sang theo học tại Pháp; tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác về nông nghiệp, dược phẩm, văn hóa, thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự hiểu hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước, hai dân tộc. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và Pháp, chú trọng lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng dụng vệ tinh, đồng thời tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch, đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo. Hai bên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nghiên cứu, phối hợp phát triển Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trở thành trường Đại học đẳng cấp quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hợp tác chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 10 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/9 tới tại thành phố Cần Thơ.

Về hợp tác nghe nhìn, truyền thông, đây là lĩnh vực mới mà Pháp quan tâm chú trọng triển khai tại Việt Nam. Mặc dù là mới nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển nhanh của khoa học công nghệ, phát triển mạng lưới thông tin nghe nhìn thì đây được coi là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác hàng đầu. Pháp triển khai các chương trình, dự án hợp tác tại Việt Nam toàn diện trên tất cả các mặt: điện ảnh, truyền hình, phát thanh, internet, báo chí và hợp tác các công nghệ mới. Định hướng hoạt động trong ba nội dung :

Một là, thông báo cho các nhà chuyên môn của Pháp về sự phát triển nghe nhìn của Việt Nam, tạo điều kiện cho các chuyên gia của Pháp hiểu rõ hơn về sự phát triển của thị trường và các quy định về nghe nhìn tại Việt Nam để xác định chính sách, lựa chọn chương trình thích hợp với các đối tác Việt Nam. Để thực hiện điều này, chính phủ các cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp tại Việt Nam, các cơ quan tổ chức chính phủ và các nhà khai thác phát thanh truyền hình nước ngoài tại Pháp (AEF, CFI, TVFI, Unifrance, Francophonie diffusion, các văn

phòng xuất khẩu của âm nhạc Pháp…) thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin. Tùy viên nghe nhìn trả lời trực tiếp các câu hỏi chuyên môn mà các chuyên gia nghe nhìn của Pháp (các nhà sản xuất, đạo diễn, các liên hoan phim, nhà xuất khẩu nội dung, các kênh truyền hình…)

Hai là, tăng cường sự hiên diện của Pháp trong lĩnh vực nghe nhìn trên màn hình ảnh Việt. Trong lĩnh vực truyền hình: quảng bá và phát sóng tại Việt Nam kênh truyền hình quốc tế Pháp 24 (năm 2010) và kênh TV5 Monde (bắt đầu có phụ đề tiếng Việt từ tháng 4/2011), triển khai gói kênh VSTV do Canal + Overseas và Đài truyền hình Việt Nam thực hiện năm 2010 [51]. Tương tự, việc các kênh truyền hình của Việt Nam tiếp cận với các nhà sản xuất và các chương trình của Pháp mang đến sự quan tâm dặc biệt. Với sự hỗ trợ của Đài truyền hình TVFI và của CFI, một thỏa thuận đối tác với Đài truyền hình Việt Nam đã được kí vào tháng 11/ 2010. Chương trình Chợ quốc tế (đặc biệt là chương trình Gặp gỡ của TVFI), tạo điều kiện cho các cuộc tìm hiểu đối tác Việt Nam và Pháp về thị trường cung của Pháp và nhu cầu của Việt Nam.

Trong lĩnh vực Điện ảnh, vai trò của Đại sứ quán Pháp, Unifrance có vị trí chủ đạo cho các hoạt động phát triển điện ảnh Pháp tại Việt Nam. Đại sứ quán Pháp với sự hỗ trợ của Unifrance ưu tiên triển khai quá trình phân phối thương mại của Điện ảnh Pháp, luôn dựa vào đối tác địa phương là các nhà phân phối, khai thác hoặc các hoặc Liên hoan phim Việt Nam và đảm bảo việc kết nối các nhà chuyên môn của hai nước thhông qua các cuộc gặp gỡ hoặc các chợ phim lớn như Điểm hẹn Unifrance hoặc Liên hoan phim Cannes. Bộ phim “Quận 13: Tối hậu thư” đã được phát hành trên cả nước Việt Nam năm 2010 và tương tự mới đây, bộ phim “Nhóc Nicolas” cũng được phát hành vào cuối tháng 5/2011. Ngoài ra, Đại sứ quán tại Việt Nam cũng chiếu hàng tuần một bộ phim Pháp tại ba Trung tâm văn hóa : L’Espace tại Hà Nội vào tối thứ sáu, Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế (tối thứ sáu) và IDECAF tại thành phố Hồ Chí Minh (chiều thứ bảy). Tổng

cộng 116 bộ phim được trình chiếu vào năm 2010. Chương trình đã thu hút 15.790 khán giả mua vé [51].

Hàng năm, Đại sứ quán Pháp tổ chức hoặc đồng tổ chức bốn sự kiện dành riêng ngành nghệ thuật chiều thứ bảy: liên hoan phim Pháp ngữ (tháng ba), liên hoan phim châu Âu (tháng năm), liên hoan phim tài liệu (tháng sáu), liên hoan phim khoa học vào tháng 11 (lần thứ nhất vào năm 2011). Năm 2012, các phim Pháp trình chiếu ở Việt Nam đã thu hút hơn 250.000 người xem [51].

Ba là, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các chuyên gia giữa hai nước. Năm 2010, thông qua đầu mối Đại sứ quán, kênh truyền hình quốc tế Pháp CFI đã tiến hành hỗ trợ bốn nhóm Truyền hình Việt Nam (VTV, VCTV, VNews và VTC) đào tạo các phóng viên và các nhà chuyên môn truyền hình. Thông qua các hoạt động của CFI vào năm 2011, nước Pháp đã trở thành đối tác đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam với khoảng 20 tuần đào tạo được tổ chức bởi các chuyên gia Pháp (các phóng viên, các nhà sản xuất, các đạo diễn, các giám đốc ban…) tại trụ sở kênh Truyền hình nhà nước [51]. Ngoài ra, kênh phát thanh Radio France cũng đang triển khai những chương trình hợp tác với Đài phát thanh Việt Nam. Năm 2010, Đại sứ quán Pháp ký kết thỏa thuận hợp tác với Thông tấn xã Việt Nam thiết lập một bản tin thời sự Pháp ngữ được phát sóng năm 2011 trên kênh “VNews” và do các biên tập viên của nhật báo “Le Courrier du Việt Nam” sản xuất.

Về hợp tác sách và thư tịch, sách và thư tịch là ngành “công nghiệp văn hóa” đặc biệt thế mạnh của Pháp. Nhiệm vụ chính của hoạt động hợp tác sách và thư tịch của Pháp tại Việt Nam là quảng bá và tôn vinh sách pháp ngữ, trong đó chú trọng cung cấp sách và tạp chí thường xuyên cho các cơ quan tham gia vào việc phổ biến văn hóa Pháp, hỗ trợ các nhà xuất bản, các dịch giả và xuất bản tác phẩm của Pháp sang tiếng Việt. Theo Pháp, hoạt động hợp tác sách và thư tịch phải đem lại niềm hứng thú đọc sách. Do đó, Chính phủ Pháp hỗ trợ tổ chức

các hoạt động như Ngày hội Pháp ngữ, Ngày hội đọc sách, Triển lãm sách Pháp, những cuộc gặp gỡ với các nhà văn đương đại, kỉ niệm ngày sinh hay ngày mất của các tác giả lớn… Đây được coi là những hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam để chia sẻ hứng thú đọc sách, viết sách và sáng tác văn học.

Trong hợp tác với các đối tác và các cơ quan văn hóa Việt Nam, Pháp chú trọng công tác quản lí việc cung cấp tạp chí và sách Pháp. Pháp chỉ cung cấp sách và tạp chí tại các thư viện lớn, trung tâm tư liệu, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan báo chí, trung tâm tiếng Pháp và các hiệp hội…

Để truyền bá tư tưởng Pháp tại Việt Nam, văn phòng hợp tác sách và thư tịch Đại sứ quán Pháp đã phối hợp với với các nhà xuất bản của Việt Nam để thực thi chương trình hỗ trợ xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh (PAP). PAP đã giúp xuất bản sang tiếng Việt hơn 350 đầu sách Pháp. Mỗi năm có hai đợt xét duyệt hồ sơ trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ xuất bản. Thời hạn nộp hồ sơ được ấn định vào ngày 31 tháng 5 cho đợt xét duyệt vào tháng sáu và ngày 30 tháng 11 cho đợt xét duyên vào tháng một [51].

Để đào tạo cho các nhà chuyên môn hoạt động trên lĩnh vực sách, văn phòng

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w