Góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 94 - 97)

Vào những năm đầu thế kỷ XXI quan hệ giữa Pháp và Việt Nam phát triển thông qua các cuộc trao đổi song phương đều đặn và thường xuyên ở cấp cao nhất. Về phía Pháp, quan hệ chiến lược về chính trị giữa hai nước Pháp và Việt Nam cũng đã đạt đến một tần suất tương đối thường xuyên bằng những cuộc gặp mặt cấp cao, ở tầm quốc gia có các chuyến thăm của các đời tổng thống Pháp dành cho Việt Nam: Tổng thống J.Chirac (tháng 11/1997 và 10/2004), của Tổng thống Pháp Francois Hollande (tháng 9/2016), đặc biệt năm 2016 có sự tham gia của Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp trong đoàn của Tổng thống Pháp tại Việt Nam, của Thủ Tướng Pháp François Fillon vào tháng 11/2009, trong mối tương quan đó về phía Việt Nam cũng có chuyến thăm đến Pháp của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 2002, của Tổng Bí Thư vào năm 2005, và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, 2013 và 2015 (khai mạc COP 21). Bên cạnh đó, mỗi năm, còn rất nhiều các chuyến viếng thăm cấp bộ trưởng được diễn ra ở cả hai chiều. Các chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của những người đứng đầu Quốc hội, các bộ của nước Pháp. Về phía Việt Nam liên tục có các chuyến thăm của các Thủ tướng, người đứng đầu chính phủ Việt Nam, các chuyến thăm của các Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ mong muốn pháp triển quan hệ với Pháp được nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Nhiều cuộc viếng thăm của các quan chức cấp cao diễn ra thường xuyên cho thấy cả Pháp và Việt Nam muốn nâng cao chất lượng quan hệ đối tác chiến lược. Việc duy trì tiếp xúc thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước là một bước tiến, là cơ sở để tiếp tục đẩy quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong tương lai. Bằng chứng cho thấy chuyến thăm ngắn nhưng đầy ắp hoạt động của Tổng thống Pháp đến Việt Nam và hàng loạt văn

kiện hợp tác được ký kết. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác thực chất và chia sẻ tầm nhìn về những vấn đề có lợi ích sát sườn với hai nước, được thể hiện trong Tuyên bố chung đưa ra ngày 6/9/2016.

Sau 12 năm, kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống Jacques Chirac vào năm 2004 đã cụ thể hóa nội hàm Đối tác chiến lược mà hai bên đã ký kết vào năm 2013, làm rõ các hướng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Francois Hollande không chỉ tạo ra xung lực giúp quan hệ hợp tác song phương hiệu quả hơn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, giáo dục, đưa quan hệ Việt - Pháp sang giai đoạn mới, mà còn cho thấy mong muốn của Pháp muốn là đối tác lâu dài của Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đối phó với những thách thức trong tương lai. Quan hệ Pháp và Việt Nam đang phát triển tích cực trên mọi lĩnh vực và cùng quyết tâm chung đưa Đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp hướng tới một tầm nhìn hợp tác dài hạn, đáp ứng lợi ích và quan tâm chung của hai nước. Hai bên thống nhất tăng cường trao đổi tiếp xúc ở các cấp, nhất là cấp cao, đồng thời phát huy vai trò của các cơ chế điều phối, chỉ đạo hợp tác song phương; trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục - đào tạo.

Quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đã hình thành nhiều cơ chế hợp tác song phương trên các lĩnh vực luật pháp, kinh tế... Về phần mình Việt Nam luôn nhấn mạnh Pháp là đối tác châu Âu ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam về hợp tác pháp triển, trao đổi thương mại, đầu tư trực tiếp cũng như văn hóa, y tế, giao dục... Nhiều lĩnh vực hợp tác và giao lưu mới được mở ra ở cấp trung ương cũng như giữa các địa phương hai nước. Việt Nam coi trọng việc tăng cường và phát triển quan hệ nhiều mặt với Pháp, chủ động đưa ra phương châm: quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy giữa hai nước trong thế kỷ XXI. Việt Nam thể hiện mong muốn hai bên phát triển mạnh hơn nữa về quan hệ

hợp tác sẵn có giữa hai nước, cả về bề rộng lẫn chiều sâu, xứng đáng là một mẫu mực trong quan hệ giữa một nước phát triển với một nước đang phát triển, giữa một nước châu Âu và một nước châu Á. Điều đó, thể hiện qua lời nhận xét của Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi trả lời phỏng vấn hãng tin AFP của Pháp, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande từ ngày 5 đến 7/9/2016: “Quan hệ Việt Nam - Pháp mang những chuẩn mực đặc biệt giữa hai dân tộc từng có mối liên hệ sâu sắc trong lịch sử; nhất là giữa một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở châu Âu với một đất nước đang phát triển năng động, tích cực hội nhập quốc tế ở châu Á”.

Ngoài việc nâng cao về chất lượng quan hệ đối tác chiến lược theo phương châm “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy trong thế kỷ XXI”, Việt Nam muốn thông qua Pháp là cầu nối để quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu. Nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của cộng đồng thế giới, trong đó có Pháp và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của Việt Nam. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng trong quan hệ đối ngoại: trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); được các nước trong khu vực nhất trí đề cử là ứng cử viên duy nhất của châu Á vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Điều này đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế và chính trị thế giới với tư cách là thanh viên có trách nhiệm, đối tác tin cậy trong việc cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng, dân chủ, hài hòa và phát triển thịnh vượng, qua đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đó là những cơ sở, tiền đề quan trọng để Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các nước đối tác với nước ngoài, trong đó có đối tác Pháp và châu Âu.

Với quyết tâm cao của hai nước, quan hệ chính trị Pháp Việt sau Chiến tranh lạnh có những thay đổi tích cực, góp phần phát triển quan hệ hợp tác Á –

Âu. Việt Nam và Pháp có quan điểm gần gũi và cùng nhau phấn đấu để tăng cường tiến trình đối thoại Âu – Á. Các chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất của cả hai bên, là những lực đẩy quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương liên tục phát triển, phát huy tiềm năng và đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi bên. Mối quan hệ thông qua kênh Quốc hội cũng được tăng cường, thông qua đó các Nghị sỹ và bạn bè Pháp hiểu rõ hơn về tình hình của Việt Nam và đều bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Cũng qua các chuyến thăm cấp cao, cho phép hai bên trao đổi một cách thực chất về các vấn đề an ninh, quốc phòng trong khu vực cũng như trên thế giới, với tinh thần tin cậy tham khảo ý kiến lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Có thể khẳng định rằng: “Pháp và Việt Nam có quan hệ đặc biệt về chính trị với tầm quan trọng chiến lược”.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w