Lĩnh vực giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 68 - 82)

Giáo dục và đào tạo là mảnh đất tốt để phát triển mối quan hệ hợp tác và đối tác giữa hai nước, đồng thời là một trong những trọng tâm hợp tác ưu tiên giữa Pháp và Việt Nam trong nhiều năm qua. Pháp coi hợp tác giáo dục, đào tạo là hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao văn hóa của Pháp đối với Việt Nam. Hợp tác về giáo dục đã đưa quan hệ hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam đi vào chiều sâu, giúp người Việt hiểu rõ hơn về văn hóa, ngôn ngữ Pháp và ngược lại. Văn hóa và giáo dục của Pháp giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người Việt và cũng là mối quan tâm đặc biệt của nhiều thế hệ người Pháp. Hợp tác về giáo dục, đào tạo giữa Pháp và Việt Nam đã hình thành và phát triển từ đầu những năm 80. Các lĩnh vực hợp tác với Pháp tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới ... Nước Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam. Hai mục tiêu cơ bản Pháp đặt ra trong quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo với Việt Nam: nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam, có thêm nguồn nhân lực có chất lượng cao; phát triển giáo dục, hợp tác giáo dục với Việt Nam chính là phát triển hình ảnh của Pháp, cũng như nền văn hóa, giáo dục Pháp, quảng bá cho những thành quả thu được tại các trường đại học Việt Nam với sự hỗ trợ của các trường đại học Pháp thông qua việc xây dựng những kiểu mẫu hình cho các cơ quan chức năng Việt Nam tham khảo.

Các hợp tác giữa chính phủ hai nước đã được triển khai từ những năm 1990, khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa. Những dự án này đã giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở giai đoạn đất nước đang thiếu về

nhiều mặt. Đó là dự án trung tâm đào tạo tiếng Pháp chuyên ngành (CFC) ra đời năm 1990, Trung tâm đào tạo Pháp Việt về quản lý (CFVG) năm 1992, Nhà Pháp luật Việt Pháp năm 1993, chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao của Việt Nam (PFIEV) năm 1997, chương trình đào tao giảng viên đại học trong những năm 1890 và 1990… với sự tài trợ của Chính phủ Pháp được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp) và ba trường kỹ sư hàng đầu của Việt Nam là trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Pháp là một trong những nước đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đến nay đã có 2407 người tốt nghiệp Thạc sĩ và gần 600 học viên và nghiên cứu sinh Tiến sĩ đang được đào tạo tại CFVG; 1.700 kỹ sư tốt nghiệp và khoảng 2.000 sinh viên đang theo học theo khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PEIEV; 3.000 bác sĩ, dược sĩ Việt Nam được đào tạo tại các bệnh viện của Pháp cùng với 6.000 người Việt Nam đang theo học các trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Pháp và khoảng 9.000 người đã và đang theo học các chương trình liên kết đào tạo với Pháp tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở trình độ Đại học và Thạc sĩ [51].

Trong năm 2003 có hai dự án mới được kí kết giữa hai Chính phủ dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. Thứ nhất, Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên cao cấp về bảo dưỡng công nghiệp tại Đại học Bách khoa Hà Nội với tổng kinh phí hơn 17 triệu Euro. Dự án này giống dự án đã được thực hiện tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, nhưng với quy mô kinh phí 1,5 lần. Thứ hai, dự án hợp tác đào tạo thanh tra và cán bộ quản lý giáo dục (FICEV) với kinh phí khoảng 11 triệu Euro. Dự án này đào tạo hơn 800 thanh tra viên giáo dục cho các cơ sở giáo dục - đào tạo của 61 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong thời gian thực hiện dự án (2003-2005), Pháp tài trợ 1,7 triệu Euro giúp bộ phận thanh tra giáo dục Việt Nam xây dựng khung pháp lý, xác định các

nhiệm vụ chuẩn trong công tác thanh tra; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho 339 thanh tra viên và hơn 20.000 cộng tác viên thanh tra; cung cấp các công cụ đào tạo có chất lượng sư phạm cao, trong đó có hơn 30.000 cuốn sách về nghiệp vụ thanh tra giáo dục; cung cấp trang thiết bị giảng dạy hiện đại.

Nhiều sáng kiến được cụ thể hóa nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống đại học Việt Nam trước nhu cầu ngày càng tăng đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Các Trung tâm Đại học Cộng hòa Pháp (PUF) tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là một dự án chung của Việt Nam và Cộng hòa Pháp, đảm nhiệm các chương trình đào tạo bậc cử nhân và thạc sĩ của Cộng hòa Pháp tại các trường đại học của Việt Nam. Các lĩnh vực đào tạo cơ bản sẽ được triển khai thuộc các lĩnh vực sau: khoa học và công nghệ, khoa học đời sống và công nghệ sinh học, khoa học kinh tế và quản lý, khoa học xã hội và nhân văn. Các Trung tâm Đại học Cộng hòa Pháp cấp văn bằng của nước Pháp được châu Âu và quốc tế công nhận. Điều đó có nghĩa là sinh viên học tại Trung tâm Đại học Cộng hòa Pháp hoàn toàn tương đương với một trường đại học của nước Pháp trong khi vẫn ở tại Việt Nam. Các Trung tâm Đaị học Cộng hòa Pháp dựa vào mạng lưới gồm hơn 20 trường đại học danh tiếng của nước Pháp sang Việt Nam tham gia đào tạo (Paris 6, Paris 12, Lyon 2, Toulouse 1, Aix – Marrseille, Bordeaux 4, Rennes 1, Caen ...). Như vậy, phần lớn giảng viên của Trung tâm Đại học Cộng hòa Pháp và giảng viên người Việt phối hợp chặt chẽ với giảng viên Cộng hòa Pháp. Chương trình đào tạo và thi cử hòa toàn gống với chương trình đào tạo và thi cử của sinh viên nước Pháp và đặc biệt văn bằng sinh viên Trung tâm Đại học Pháp nhận được là văn bằng Cộng hòa Pháp và không khác với sinh viên nước Pháp nhận tại một trường Đại học Cộng hòa Pháp. Các Trung tâm Đại học này, bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam năm 2006, đã cấp khóa đầu tiên vào năm 2009. Năm 2010, hơn 600 sinh viên đã được cấp bằng của các Trung tâm Đại học Cộng hòa Pháp. Ngoài việc

đảm bảo tính thống nhất và danh tiếng của mô hình Đại học Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, các trung tâm này cũng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp.

Giữa năm 2008, Pháp và Việt Nam đã bàn đến việc thành lập trường Đại học Pháp – Việt về khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Trường dự kiến đặt tại khu vực Láng – Hòa Lạc, với quy mô đào tạo khoảng 800 sinh viên/năm. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giảng dạy đại học và nghiên cứu giữa hai nước giữa Pháp và Việt Nam. Để có thể tham gia vào công việc giảng dạy tại trường Đại học này, Việt Nam đã cử 30 tiến sĩ sang thực tập và nghiên cứ đào tạo tại Pháp. Trong vòng mười năm, chúng ta cũng sẽ cử 400 người sang Pháp làm và trở về thành giảng viên của trường này. Có thể nói sau mười năm nữa, đây là trường có nhiều tiến sĩ nhất ở Việt Nam và học nhiều nhất ở Pháp về, bên cạnh các nước khác [30]. Trên cơ sở thỏa thuận liên Chính phủ về thành lập và phát triển trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội hoạt động đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo đa ngành thế mạnh của Pháp và tương ứng với những định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam là : Công nghệ sinh học – dược học, khoa học vật liệu – công nghệ nano, nước - môi trường – hải dương học, công nghệ thông tin – truyền thông, năng lượng tái tạo, vũ trụ và ứng dụng. Điểm đặc biệt của trường Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH) là sự gắn kết, quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế về quản trị, điều hành, đổi mới, tổ chức doanh nghiệp. Trường Đại học Pháp – Việt về khoa học và công nghệ có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam và đối với Pháp. Phía Pháp đang tích cực hỗ trợ đào tạo khoảng 400 tiến sỹ giảng dạy ở trường này, theo kế hoạch bắt đầu triển khai ngay trong năm 2010 [9; tr.14-120].

Bên cạnh đó, Pháp tiếp tục triển khai những chương trình dự án hợp tác đào tạo với Việt Nam đang phát huy hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ

Việt nam thực hiện kế hoạch đào tạo 10.000 tiến sĩ từ nay đến 2020. Ngoài các chương trình, dự án cấp Bộ và cấp Chính phủ đang thực hiện, Pháp cũng mở ra các chương trình liên kết đào tạo đa dạng như chương trình liên kết đào tạo giữa các trường Đại học Pháp với các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam, những dự án nghiên cứu chung Pháp - Việt. Hiện có 40 trường đại học Pháp đang triển khai thực hiện 76 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, trong đó có 32 chương trình đại học, 40 chương trình thạc sĩ và 4 chương trình tiến sĩ.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, hai bên tiếp tục đẩy mạnh triển khai một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo như: Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV); Trung tâm đào tạo về quản lý Việt – Pháp (CFVG) đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; dự án thành lập hai trung tâm Đại học Pháp (PUF) tại Đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Viện tin học Pháp ngữ (IFI); tiếp tục hoàn thiện và phát triển trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, do Pháp tài trợ 100 triệu Euro, đây là một trong bốn trường đại học tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Hoạt động kết nghĩa giao lưu giữa các trường của Việt Nam và Pháp cũng đẩy mạnh, hiện có khoảng mười quan hệ kết nghĩa giữa các trường THCS hai nước, như trường Koudekerque Branche (vùng Nord Pas de Calais) và trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng); trường Hồng Bàng (Hải Phòng) và trường song ngữ Viglino (Val d’Aoste); trường tư thục Pháp Saint Joseph d’Izmir và trường THPT Trần Phú (Hải Phòng). Ngoài ra, có hai cơ sở đào tạo từ mẫu giáo đến phổ thông trung học của Pháp tại Việt Nam (Trường Pháp quốc tế Alexandre Yersin tại Hà Nội và Trường Pháp quốc tế Colette tại thành phố Hồ Chí Minh). Hàng năm Chính phủ Pháp dành 80 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nhằm giúp Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính sách học bổng của Pháp tập trung chủ yếu cho các chương trình đào tạo ở

bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong vòng mười năm qua và có khoảng 5.000 sinh viên (Pháp là nơi có lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ ba trên thế giới).

Tổng thống Francois Hollande cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này (6/9/2016), khẳng định Pháp luôn dành ưu tiên cho việc tăng cường hợp tác với Việt Nam, Pháp cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước và hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch, đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo. Hai bên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nghiên cứu, phối hợp phát triển Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trở thành trường Đại học đẳng cấp quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hợp tác chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 10 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/9 tới tại thành phố Cần Thơ. Cũng trong chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande là vị Tổng thống thứ ba của Pháp sang thăm Việt Nam sau các chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004. Khẳng định lĩnh vực giáo dục là một bộ phận quan trọng của quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Một mặt, rất nhiều người Việt Nam mong muốn học tiếng Pháp. Pháp mỗi năm đón tiếp rất nhiều sinh viên Việt Nam. Số lượng sinh viên Việt Nam đông đảo thứ 2 trong cộng đồng sinh viên châu Á tại Pháp (khoảng 6.500 sinh viên), đất nước thứ 3 trên thế giới đón tiếp nhiều du học sinh Việt Nam, không tính các nước đón tiếp sinh viên Việt Nam trong khu vực châu Á. Có hàng chục nghìn cựu du học sinh Việt Nam đã học tập tại Pháp, trên tất cả các lĩnh vực. Các cựu du học sinh này rất gắn bó với Pháp và góp phần vào sự hợp tác năng động của chúng ta, đặc biệt qua mô hình “France Alumni Vietnam” do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thực hiện.

Pháp và Việt Nam cũng đã phát triển nhiều chương trình hợp tác đại học và khoa học. Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) Hà Nội, được xây dựng vào

năm 2009 thông qua một hiệp định liên chính phủ là một ví dụ điển hình. USTH thực hiện các chương trình đào tạo đa ngành (công nghệ sinh học - sinh dược, công nghệ thông tin và truyền thông, nước - môi trường, hải dương học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, không gian và ứng dụng) với sự hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu hỗn hợp Pháp - Việt trình độ cao. Một đội ngũ hơn 50 trường đại học của Pháp và các tổ chức nghiên cứu thực hiện hỗ trợ về mặt sư phạm, khoa học và tổ chức cho nhà trường. Sự độc đáo của USTH thể hiện ở chỗ nhà trường vận hành dựa trên 3 hoạt động vững chắc: giảng dạy, nghiên cứu và kết nối với các doanh nghiệp. Pháp cũng tham gia trong lĩnh vực khoa học thông qua Ngôi nhà khoa học và công nghệ tại Hà Nội, một tập hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu (CIRAD, IRD, CNRS, EFEO).

Có thể thấy, những năm qua, hợp tác giáo dục – đào tạo của Pháp tại Việt Nam tập trung vào việc hợp tác nhằm nâng cao số lượng sinh viên, giảng viên đi đào tạo và hỗ trợ công tác giảng dạy tại Việt Nam thông qua các hình thức đào tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độ cao ở đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư và quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng cao, do đó, hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực ở Việt nam của Pháp có sự chuyển hướng, không chỉ chú trọng vào số lượng con người mà phải nhằm mục tiêu hướng tới là “chuyển giao công nghệ” cung cấp phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm đào tạo bằng tiếng Pháp hoặc “theo mô hình của Pháp”.

Việc phát triển du học tại Cộng hòa Pháp, Pháp có lợi thế của một nền giáo dục hiện đại, chất lượng được thế giới công nhận, Chính phủ Pháp đài thọ phần lớn chi phí học tập thực tế cho sinh viên đăng kí vào các trường công lập (Pháp là một trong những quốc gia có mức học phí tại các trường công lập thấp nhất thế giới). Sinh Viên Việt Nam du học tại Pháp được trợ cấp về nhà ở, bảo hiểm xã hội, giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ vui chơi, đi lại và ăn uống, đặc

biệt, sinh viên có quyền đi làm thêm mà không cần giấy phép, sinh viên sau khi

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 68 - 82)