Làm “cầu nối” giữa Việt Nam với EU

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 97 - 99)

Chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam chịu sự bao vây, cấm vận của một số nước trên thế giới, đứng đầu là Mỹ. Trong nước, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, do cơ chế quản lý cũ kỹ, lạc hậu trước sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Pháp là nước tư bản phương tây đầu tiên đến với Việt Nam bằng lời khẳng định của Tổng thống F.Mitterand “tôi đến đây là để đóng lại một chương và mở ra một chương mới”, tuyên bố sự hòa giải hoàn toàn giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Pháp hoan nghênh Việt Nam bình thường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Pháp lên tiếng kêu gọi Mỹ xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, coi đó là việc làm “lỗi thời” đối với hiện tại, thời kỳ mà cả nhân loại đang xích lại gần nhau “chung sống hòa bình” và dân tộc nào cũng đang mưu tìm “quốc kế dân sinh”. Pháp đánh giá cao công cuộc đổi mới của Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước.

Pháp ủng hộ Việt Nam trong việc tái hòa nhập với cộng đồng thế giới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực. Về kinh tế, Pháp đóng vai trò quan trọng

trong việc đưa Việt Nam tái hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Pháp tổ chức các cuộc gặp gỡ, bàn bạc “nhóm các nước bạn với Việt Nam” nhằm thanh toán nợ nần của Việt Nam đối với các tổ chức tài chính quốc tế để Việt Nam có thể bước tới bình thường hóa với các tổ chức này.

Về chính trị, với sự quan tâm đến Việt Nam, với chiến lược hướng về châu Á, Pháp đã có nhiều hoạt động đối ngoại tích cực đối với Việt Nam, đó là đưa Việt Nam hòa nhập với cộng đồng thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện đường lối ngoại giao độc lập của Pháp trong lúc Việt Nam ở trong tình trạng bị bao vây, cô lập vì Mỹ đang thi hành chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế. Trung Quốc cũng thực hiện các chính sách thù địch chống Việt Nam. Các nước ASEAN và một số nước khác chưa có quan hệ với Việt Nam. Thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, hai nước đã tăng cường sự hiểu biết về nhau, xác định vị trí của nhau trong chính sách đối ngoại của mình bước đầu hình thành quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Những lĩnh vực hợp tác này đã khơi dậy tiềm năng của Việt Nam, khai thông con đường Việt Nam đến với thế giới.

Cùng với những nỗ lực trong quan hệ với Pháp và cộng đồng thế giới, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế và tiến hành bình thường hóa quan hệ với các nước lớn. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Ngày 17 tháng 7 năm 1995, Việt Nam và EU ký hiệp định khung về hợp tác. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tháng 8 năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ đã khai trương Đại sứ quán tại Washington và Hà Nội. Việc Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh tạo cơ sở để các nước trên thế giới phát triển quan hệ với Việt Nam. Tại Hội nghị cấp cao Francophonie lần thứ VII, vào tháng 11 năm 1997. Đây là sự kiện quan trọng ghi

nhận những nỗ lực của Pháp nhằm đưa Việt Nam tái gia nhập cộng đồng này. Các sự kiện lịch sử trên là những dấu mốc quan trọng nâng Việt Nam lên một vị thế mới, góp phần đưa Việt Nam hòa nhập với thế giới, tạo những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Pháp Việt hướng tới thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 97 - 99)