Lĩnh vực hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 53 - 60)

Hỗ trợ phát triển là lĩnh vực nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Lĩnh vực hợp tác này mang lại cho Việt Nam nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và sự giao lưu giữa hai dân tộc thông qua văn hóa, khoa học và công nghệ… Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Thông qua các chương trình và dự án ODA, Việt Nam tiếp nhận được các thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường năng lực và phát triển thể chế.

Hiện nay Cộng hòa Pháp là nhà tài trợ châu Âu lớn nhất của Việt Nam và là nhà tài trợ song phương thứ ba về viện trợ phát triến chính thức (sau Đức và Áo), Cộng hòa Pháp còn tích cực thực hiện chính sách viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam cuối năm 2011, Cộng hòa Pháp cam kết cấp 150 triệu USD cho Việt Nam năm 2012. Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Cộng hòa Pháp tại châu Á (sau Afghanistan). Việt nam là một trong ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Cộng hòa Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Cộng hòa Pháp (AFD) và từ quỹ Đoàn kết ưu tiên (FFP) và quỹ trợ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp (FASEP). Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong số các nước nhận ODA của Cộng hòa Pháp. Cộng hòa Pháp là

nhà tài trợ thứ 2 cho Việt Nam sau Nhật Bản. Đến nay, Cộng hòa Pháp đã cấp cho Việt nam tổng số vốn trên 2 tỉ Euro cho các dự án. Viện trợ của Cộng hòa Pháp cho Việt Nam tập trung vào ba hướng chính là đào tạo, phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải và viễn thông. Cộng hòa Pháp cung cấp một số quỹ viện trợ không hoàn lại để phát triển hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học – kĩ thuật ... Ngoài ra viện trợ của Cộng hòa Pháp còn được thực hiện theo hai kênh là Nghị định thư tài chính và Cơ quan Phát triển Pháp.

Từ năm 2005, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp nâng lên thành quan hệ đối tác, Pháp liên tục tăng ODA cho Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, theo đúng cam kết tại Hội nghị các nhà tài trợ vào tháng 12/2004, Pháp tăng ODA cho Việt Nam hơn năm 2004, lên tới 339,8 triệu euro [29; tr.69]. Năm 2006, Pháp tiếp tục tăng ODA lên cho Việt Nam lên tới 281 triệu euro trong đó có 34 triệu euro không hoàn lại[29 ; tr.69]. Đặc biệt, tháng 9/2006, trong Tài liệu khung quan hệ đối tác, Pháp tuyên bố cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA là 1,4 tỷ euro trong giai đoạn 2006 - 2010. Pháp cũng xác định các ưu tiên cho hoạt động hợp tác của mình với Việt Nam trong những năm này, trong đó tính đến những ưu tiên mà chính phủ Việt Nam sẽ quyết định cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010.

Năm 2007, Việt Nam và Pháp ký kết 12 văn kiện hợp tác trị giá hàng tỷ USD trong đó có Nghị định thư về tài trợ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nghị định thư khôi phục cầu Long Biên, Thỏa ước viện trợ đường sắt nội đô Hà Nội – Nhổn, Thỏa ước AFD tài trợ cho chương trình tín dụng ngành nước, Biên bản ký kết giữa Ngân hàng BNP và Ngân hàng Phát triển và Nông thôn Việt Nam hỗ trợ ngành công nghiệp tàu thủy. Những hoạt động hỗ trợ phát triển đó chứng tỏ mối quan hệ giữa Pháp và Việt đã được tăng cường và mở rộng trên tinh thần hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy trong thế kỷ XXI như hai

bên đã khẳng định. Năm 2008, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của Pháp. Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng số vốn trên 2 tỷ Euro cho các dự án. Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương tại CG, cam kết viện trợ 280,96 triệu USD cho Việt Nam (tăng so với năm 2007 là 228 triệu USD).

Viện trợ phát triển của Pháp tại Việt Nam có những đặc điểm sau :

Sự hiện diện đầy đủ các tác nhân và công cụ hợp tác của Cộng hòa Pháp tại Việt Nam (Cơ quan Phát triển Cộng hòa Pháp – AFD, Bộ phận hợp tác và hoạt động Văn hóa – SCAC, Cơ quan Đại diện Kinh tế cộng hòa Pháp – ME và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế thuộc 2 Bộ kinh tế và tài chính cộng hòa Pháp – ADETEF).

Trong nhiều năm ODA của cộng hòa Pháp tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng ODA của Cộng hòa Pháp trên tổng số lại giảm do tổng vốn ODA tài trợ cho Việt Nam tăng nhanh. Năm 2005 tình hình này thay đổi do viện trợ ODA của cộng hòa Pháp tăng mạnh.

ODA của Cộng hòa Pháp bao gồm 15% viện trợ không hoàn lại còn lại chủ yếu là vốn ưu đãi từ Quỹ RFE (Quỹ dành cho các nước mới nổi) hoặc Cơ quan Phát triển AFD.

Tỉ lệ giải ngân đạt mức 69,1% trong giai đoạn 2001 – 2005, năm 2006 giảm xuống 34 % năm 2007 còn 27%.

Khoảng một phần ba ODA của Cộng hòa Pháp được triển khai từ Cộng hòa Pháp dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, các chương trình nghiên cứu trong khuôn khổ Hợp tác Phi tập trung. Cho đến nay Việt Nam vẫn là nước nhận viện trợ ODA của Cộng hòa Pháp lớn nhất Đông Nam Á (Xem bảng 3)

Bảng 3 : Cam kết tài trợ của Pháp cho Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 (Đơn vị : triệu USD)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

116 388 72.5 100 278 378.26 221 150

(Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Trong đó, chẳng hạn năm 2004 Việt Nam đã nhận được số vốn ODA giải ngân lên tới 96.65 triệu Euro. Số tiền này được phân bổ như sau: Nông – lâm – ngư ngiệp 46%, phát triển nguồn nhân lực 27%, phát triển xã hội 4%, vận tải 7%, năng lượng 9%, phát triển địa phương 4%, truyền thông 2%, và các lĩnh vực khác 10%.

Tổng giá trị cam kết ODA cho Việt Nam năm 2007 là 4,446 tỉ USD (tăng khoảng 18,6% so vơi năm 2006). Từ năm 2005, Cộng hòa Pháp luôn là nhà tài trợ thứ 4 và viện trợ của Cộng hòa Pháp chiếm 8% tổng giá trị, sau ngân hàng phát triểu châu Á (25,65%) Nhật (20,02%), Ngân hàng Thế giới (20%). Theo tinh thần tài liệu khung vừa quan hệ đối tác Pháp và Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (ký ngày 15/9/2006), Cộng hòa Pháp ưu tiên hỗ trợ Việt Nam vào năm lĩnh vực là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp và tài chính. Cộng hòa Pháp đã cấp cho Việt Nam vay ưu đãi với tổng số vốn đạt 2,2 tỷ Euro. Trước đây, các dự án thường có mức vốn trung bình (tối đa 55 triệu Euro/dự án). Nay Cộng hòa Pháp cam kết mức vốn lớn tới 280 triệu Euro/dự án) và quan tâm nhiều đến các dự án hạ tầng quy mô lớn. Một số dự án trọng điểm là dự án vệ tinh nhỏ VNREDSAT1 (57,8 triệu Euro), trường Đại học Công nghệ Hà Nội (100 triệu Euro), tàu điện ngầm thành phố Hà Nội (280 triệu Euro) ... Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), cam kết viện trợ 380 triệu đôla cho Việt Nam năm 2009 (tăng so với 228 triệu năm 2007).

Tính đến thời điểm năm 2012, Pháp là nhà đầu tư lớn ở châu Âu vào Việt Nam, đứng thứ hai sau Hà Lan. Như chúng ta từng được biết Pháp là nhà tài trợ ODA đầu tiên của châu Âu cho Việt Nam và là nhà tài trợ lớn thứ hai của khu vực này cho Việt Nam – chủ yếu thông qua Cơ quan Phát triển Pháp và vốn vay ưu đãi của Bộ tài chính pháp. ODA của Pháp hướng đến ba mục tiêu : hỗ trợ phát triển đô thị bền vững; hỗ trợ việc hiện đại các ngành sản xuất có tác động lớn tới xã hội và môi trường (được thực hiện thông qua các dự án đào tạo nghề, phát triển các thể chế tài chính với tác động xã hội lớn, hỗ trợ tài chính và cuối cùng là nâng cao chất lượng và năng suất của ngành nông nghiệp); giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những dự án hàng đầu của Pháp tại Việt Nam đang được xúc tiến là dự án tàu điện ngầm thí điểm số 3 tại Hà Nội. Cùng với các đối tác khác như Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng đầu tư châu Âu, Pháp hiện đã cung cấp gần nửa số vốn cho dự án này. Pháp tiếp tục nối lại việc cung cấp ODA cho ngành y tế, với bước đầu là cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện Đa khoa cần Thơ.

Pháp là nhà tài trợ song phương hàng đầu châu Âu cho Việt Nam, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam… Theo Bộ Công thương, Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh tài trợ chính của Pháp, gồm : viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Việt Nam đứng thứ bảy trong số các nước hưởng ODA của Pháp. Tính đến năm 2013, Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng số vốn trên 1,2 tỷ Euro cho hơn 210 dự án. Đặc biệt, những năm gần đây, Chính phủ Pháp liên tục cam kết tăng cường ODA cho Việt Nam. Định hướng hợp tác trung hạn với Việt Nam vào bốn lĩnh vực: hỗ trợ cải cách pháp luật; hỗ trợ chương trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục và nghiên cứu; hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế; góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện phúc lợi xã hội qua việc tham gia các hoạt động y tế cộng

đồng. Pháp đã rất sớm ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đặc biệt thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Tổng cộng, trong giai đoạn 2006 - 2015, 525 triệu Euro đã được cung cấp cho Việt Nam thông qua 17 dự án và các chương trình phát triển tham gia vào chống biến đổi khí hậu và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Các dự án “khí hậu” hiện chiếm hơn 50% tổng các khoản cam kết của AFD tại Việt Nam trong giai đoạn này. Các lĩnh vực phát triển về đô thị, năng lượng, nông nghiệp và quản lý nước được đặc biệt chú ý. Kế hoạch hành động của AFD cho giai đoạn 2016-2020 cũng sẽ nhấn mạnh tới những vấn đề môi trường. Cam kết này sẽ được cụ thể hóa bằng việc ký kết nhiều thỏa thuận trong năm 2016, đặc biệt nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.

Ngày 25/3/2014 đánh dấu tròn nửa năm mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp được nâng lên tầm đối tác chiến lược. Sự hợp tác giữa hai nước trên nền tảng mối quan hệ ấy đã và đang được thể hiện bằng nhiều hoạt động đa dạng trên mọi lĩnh vực, đem lại những kết quả đáng kể. Về hỗ trợ phát triển, Pháp tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam ở mức cao, ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an toàn xã hội, giao thông, giáo dục đào tạo, môi trường, năng lượng mới tái tạo và phát triển bền vững; và tăng vốn cho tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 10 diễn ra từ ngày 14 tới 16/9/2016 tại thành phố Cần Thơ đánh dấu một sự phát triển mới của hợp tác giữa các địa phương hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Thỏa ước tín dụng cho Dự án hỗ trợ quản lý nguồn nước và cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh và thành phố Cần Thơ, đồng thời nhất trí xem xét khả năng Pháp tham gia vào các dự án xanh ở Việt Nam về điện mặt trời, năng lượng tái tạo, cải thiện hệ sinh thái, quy hoạch tổng hợp đa ngành thân thiện với môi trường, xây dựng đô thị thông minh.

Ngày 6/9/2016, Tổng thống Pháp Francois Hollande có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc hội kiến. Pháp luôn coi trọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, Tổng thống Pháp khẳng định cam kết của Pháp duy trì ODA cho Việt Nam và cho biết, cùng với những lĩnh vực hợp tác đã có, thời gian tới Pháp sẽ tập trung mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam như: ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, xây dựng các thành phố của Việt Nam hiện đại hơn, đa dạng hóa các nguồn năng lượng ...

Có thể nói, các lĩnh vực Pháp hỗ trợ phát triển và những lĩnh vực thiết yếu trong đời sống kinh tế - xã hội, hỗ trợ thiết thực, mạnh mẽ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Các khoản viện trợ ODA của Pháp tập trung vào các lĩnh vực: phát triển nông thôn, thủy lợi, giao thông vận tải, năng lượng, bưu điện, cấp nước sạch, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường … Viện trợ ODA của Pháp cho Việt Nam chủ yếu được tiến hành dưới hình thức vốn vay và Nghị định thư tài chính. Các công ty của Pháp thực hiện dự án một cách nghiêm túc, có chất lượng nên đảm bảo hiệu quả vốn ODA. Các cơ quan quản lý và điều hành vốn ODA của phía Pháp và Việt Nam phối hợp với nhau tương đối tốt, do vậy đã nâng cao được trách nhiệm của cán bộ quản lý vốn ODA và các địa phương hưởng vốn ODA.

Nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật như: đào tạo, thảo luận chuyên ngành khác đã được tổ chức bằng nhiều hình thức và với nguồn vốn phong phú đã bổ sung cho hoạt động, hợp tác phát triển của Pháp tại Việt Nam: Nhà pháp luật Việt – Pháp; Diễn đàn đối thoại và giao lưu về kinh tế và tài chính; Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế; Quỹ tăng cường năng lực thương mại; Các học bổng đào tạo đại học và trên đại học, hợp tác phi tập trung…

Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2016, quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam có những bước tiến tích cực, đạt được nhiều thành tựu, đáp ứng được yêu cầu và lợi ích của cả phía Pháp và giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Đặc biệt là sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Francois Hollande, triển vọng quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt đang ngày càng rộng mở phía trước.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 53 - 60)