Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 100 - 106)

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt đạt được cũng như một số tồn tại, hạn chế của quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa Pháp và Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2016, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực này trong giai đoạn tiếp theo.

Hợp tác kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, cần phải có biện pháp, mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực hợp tác này.

Cả Pháp lẫn Việt Nam cần có quy hoạch, chính sách cụ thể để tăng cường quan hệ thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để

phát huy tối đa hiệu quả của hợp tác kinh tế như nỗ lực cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu. Về nhập khẩu, Việt Nam nên ưu tiên nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, trang thiết bị phục vụ sản xuất hơn là nhập khẩu hàng tiêu dùng. Phát triển thêm nhiều trung tâm xúc tiến thương mại tại Cộng hòa Pháp cũng như tại Việt Nam, tăng cường sự hỗ trợ của các Đại sứ quán đối với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam trong tìm kiếm đối tác, tổ chức nhiều hội chợ, xây dựng cơ sở dữ liệu và trung tâm thông tin doanh nghiệp hai nước.

Đối với lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, lập các dự án có công nghệ tiên tiến hiện đại để thu hút vốn đầu tư từ Pháp. Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên cho các lĩnh vực đầu tư để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với lĩnh vực hỗ trợ phát triển, cần cải thiện công tác tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA từ Pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phát triên hạ tầng, giao thông vận tải, văn hóa giáo dục, y tế, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực.

Hợp tác trong lĩnh văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa hai nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cơ sở để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác phát triển. Vì vậy, cả hai nước, nhất là Việt Nam cần có chương trình, kế hoạch cụ thể để hợp tác thực sự có chiều sâu.

Giao lưu văn hóa hai nước, đặc biệt là hợp tác Pháp ngữ và các dự án ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong hợp tác văn hóa, vì vậy, hai nước cần thống nhất đầu tư nâng cao về số lượng cũng như thực chất và hiệu quả thực tế. Các con số ngày càng giảm của các trường song ngữ Việt - Pháp và các trường có giảng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết phải có một sự hỗ trợ,

mở rộng hợp tác trong lĩnh vực liên quan này từ các dự án cấp chính phủ, nhà nước hay phi chính phủ hai nước.

Cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế giữa hai nước, bởi đây là yêu cầu cần thiết để đẩy mạnh hợp tác với các nước nói chung cũng như với Pháp nói riêng.

Thông qua các hoạt động hợp tác văn hoá, cần tăng cường hơn nữa lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị, từ đó thúc đẩy quan hệ Pháp - Việt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế.

Cần tận dụng sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt ở những ngành, những lĩnh vực thế mạnh của Pháp mà Việt Nam đang thiếu như khoa học công nghệ cao, xây dựng, y khoa, kiến trúc ... Nếu tận dụng các chương trình đào tạo chất lượng cao của Pháp, Việt Nam sẽ có một đội ngũ cán bộ kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ có năng lực và chuyên môn hiện đại.

Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật từ năm 2005 đến năm 2016 chủ yếu được thực hiện trên bình diện quốc gia. Để quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực này thực sự có chiều sâu, cần triển khai và thực hiện sự hợp tác giữa các địa phương của hai nước.

Để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của hai nước cho nhau, cần đẩy mạnh các chương trình giao lưu văn hóa Pháp - Việt, tổ chức các sự kiện văn hoá tiêu biểu của hai nước. Đặc biệt, cần kêu gọi tinh thần đoàn kết của các tổ chức người Việt tại Pháp tại các tỉnh có đông cộng đồng người Việt sinh sống như Paris, Lyon, Marseille, Bordeaux, Toulouse, GrenobỊe ... Triệt để tận dụng vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, coi Việt kiều tại Pháp là “cầu nối”, là sứ giả quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè Pháp. Thông qua việc gìn giữ và phát huy bản sắc

văn hoá dân tộc, thông qua những đóng góp về tri thức, những dự án hợp tác đầu tư, từ thiện ở trong nước, Việt kiều tại Pháp là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Pháp và Việt Nam có chế độ chính trị khác nhau, vì vậy trong quan hệ hợp tác vẫn không tránh khỏi những khótrong quan hệ khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện hợp tác, cần quán triệt quan điểm tôn trọng lẫn nhau để giữ vững môi trường hoà bình, ổn định trong quá trình thực hiện hợp tác.

KẾT LUẬN

Sự biến động của tình hình thế giới, cùng với nó là quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến chiều hướng phát triển của nhân loại. Các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều chủ trương tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực để tăng cường sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật...Trong bối cảnh lịch sử đó, sự tăng cường hợp tác từ “đối tác” lên “đối tác chiến lược” giữa Pháp và Việt Nam là yêu cầu có tính tất yếu.

Mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đã có từ lâu đời, kể từ khi Pháp chủ trương truyền bá văn hóa của mình ra bên ngoài. Tuy nhiên, mối quan hệ đó diễn ra không bằng phẳng, mà có lúc thăng, có lúc trầm. Nếu như từ thế kỷ XIX đến năm 1954, mối quan hệ của hai nước mang tính chất tiêu cực, giữa quốc gia đi xâm lược với quốc gia bị xâm lược, thì từ năm 1954 đến nay, nó đã chuyển sang theo chiều hướng tích cực. Ngay cả trong giai đoạn từ năm 1954 đến nay, mặc dù quan hệ giữa hai nước mang tính tích cực, nhưng không phải lúc nào “cơm cũng lành, canh cũng ngọt”, mà đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm. Nhưng nhìn chung, cùng với thời gian, quan hệ giữa hai nước ngày càng nồng ấm. Từ quan hệ ở mức độ các tổng đại diện (trong những năm 60 của thế kỷ XX), hai nước đã ký Hiệp định quan hệ ngoại giao chính thức (năm 1973), quan hệ đối tác chiến lược (năm 2013) và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược (năm 2016)

Từ năm 2005 đến 2016, quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đã được mở rộng và ngày càng có chiều sâu, không chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà cả trên các lĩnh vực khác, nhất là kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật.

Về kinh tế, hiện nay Pháp là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, là nước châu Âu có đầu tư trực tiếp lớn nhất và là nước đứng thứ hai thế giới về viện trợ phát triển song phương cho Việt Nam. Các doanh nghiệp của

Pháp hiện có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Cả Pháp và Việt Nam đều rất chú trọng thúc đẩy hợp tác văn hóa – giáo dục, khoa học – kỷ thuật, coi đây là cơ sở để thúc đẩy quan hệ chính trị cũng như kinh tế. Sự hợp tác trong lĩnh vực này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ thông tin - truyền thông, nghe nhìn, xuất bản sách, thời trang, cho đến giao lưu văn hóa. Nhưng dấu ấn đậm nét nhất trong lĩnh vực này là hợp tác của chương trình Pháp ngữ, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ. Riêng trong lĩnh vực đào tạo, hai nước đã triển khai chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV); Trung tâm đào tạo về quản lý Việt – Pháp (CFVG); thành lập hai trung tâm Đại học Pháp (PUF); Viện tin học Pháp ngữ (IFI);...

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2016 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế : Một số lĩnh vực quan trọng vẫn chưa có được vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của hai nước; quan hệ kinh tế vẫn

chưa tránh khỏi bị mất ổn định bởi tác động của các yếu tố khách quan; hai bên chưa khai thác hết thế mạnh kinh tế của mình để đẩy mạnh hợp tác; hợp tác trong lĩnh vực văn hóa vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu...

Mặc dù vậy, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa Pháp và Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2016 có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước; làm “cầu nối” giữa Việt Nam với EU sau Chiến tranh lạnh ; thúc đẩy văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật hai nước ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 100 - 106)