0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA GIÁO DỤC, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA PHÁP VÀ VIỆT NĂM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2016 (Trang 82 -89 )

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn coi trọng và đẩy mạnh quan hệ với Pháp. Trên cơ sở phát triển của nền kinh tế hai nước, quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Pháp và Việt Nam diễn ra chủ yếu trên ba lĩnh vực: thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển.

Về trao đổi thương mại, Pháp hiện đang có một vị trí tương đối thuận lợi ở Việt Nam và quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được những bước tiến nhất định. Thành tựu quan trọng về quan hệ thương mại hai nước đạt được là hai nước thiết lập được cơ chế trao đổi thương mại có hiệu quả, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế hai nước. Trao đổi thương mại hai chiều đạt 1,2 tỷ Euro, tăng khoảng 10% mỗi năm trong khoảng từ năm 2004 – 2008.

Do có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế nên hai nền kinh tế Pháp và Việt Nam vẫn có điều kiện bổ trợ cho nhau thông qua nhiều con đường, trong đó trao đổi thương mại giữ vai trò quan trọng. Việt Nam cung cấp cho thị trường Pháp các mặt hàng tiêu dùng thuộc các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, thủ công và thủ công bán cơ khí, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhiệt đới ... Pháp cũng cung cấp cho Việt Nam nhiều thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhiều mặt hàng tiêu dùng mà Việt Nam không thể tự cấp như dược phẩm, bột mì, thực phẩm chế biến ... Tuy còn một số vấn đề tồn tại trong thương mại và còn có sự quan ngại của Pháp về tự do chính trị và các quyền con người, nhưng về thực chất, quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước đã được cải thiện nhiều và không có những cản trở lớn đối với sự hợp

tác. Để tận dụng được các thuận lợi trên, trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giữa các nhà cung cấp, đòi hỏi cả hai phía Pháp và Việt Nam phải tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm cũng như tận dụng các lợi thế của nhau thông qua sự ưu đãi của nhà nước.

Pháp là nhà đầu tư châu Âu hàng đầu tại Việt Nam. Pháp đứng thứ 6 trong tổng số 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam [1; tr.24]. Với hơn 200 doanh nghiệp, 141 dự án đầu tư và 2,1 tỷ Euro cam kết (trong đó đã thực hiện 1,7 tỷ Euro). Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giao thông và viễn thông, khách sạn và dịch vụ, chế biến thực phẩm, phân bố trên khoảng 30 địa phương ở Việt Nam. Các lĩnh vực có vốn đầu tư lớn là dịch vụ (52% tổng vốn), công nghiệp (37%), còn lại là nông nghiệp. Hình thức đầu tư bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh (chiếm 38%), BOT (29,6%) với quy mô trung bình là 11,59 triệu USD/dự án [2]. Một số dự án lớn Pháp đang triển khai: Nhà máy điện Phú Mỹ 2; dự án phát triển đường dây viễn thông của tâp đoàn France Telephone; hợp tác chiến lược giữa AXA và Bảo Minh; công ty ALcatel Việt Nam; hệ thống phân phối của tập đoàn Bourbon, ... hiện Pháp đang quan tâm nhiều đến các dự án về năng lượng tại Việt Nam. Đầu tư của Pháp có mặt ở nhiều tỉnh và thành phố tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực và dưới nhiều hình thức khác nhau, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Đặc biệt những năm gần đây, trong bối cảnh môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đã và đang thay đổi nhanh chóng, với triển vọng ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên hiệp châu Âu (EU), ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với việc sửa đổi Luât Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 ... Những yếu tố đó sẽ tạo nên những cơ hội mới cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Pháp. Sau 12 năm, kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống

Jacques Chirac vào năm 2004 đã cụ thể hóa nội hàm Đối tác chiến lược mà hai bên đã ký kết vào năm 2013, làm rõ các hướng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo.

Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng thể hiện mong muốn đa dạng hoá sự hiện diện của Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Sự xuất hiện của đoàn tháp tùng hùng hậu gồm hơn 50 lãnh đạo và quản lý các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Pháp trong chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande tới Việt Nam đã cho thấy, không chỉ tăng cường quan hệ chính trị - ngoại giao, Pháp còn muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ về kinh tế với Việt Nam, một quốc gia có lịch sử gần gũi với Pháp, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, đồng thời củng cố chính sách tăng cường sự hiện diện của Pháp ở châu Á - Thái Bình Dương. Pháp hiện được đánh giá là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4,3 tỷ USD trong năm 2015. Về đầu tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á, với tổng vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD, tính từ 1993. Các nhà đầu tư Pháp hiện rất quan tâm hợp tác với đối tác Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, hàng không vũ trụ, phát triển kết cấu hạ tầng, nông nghiệp.

Đầu tư FDI của Pháp đóng vai trò quan trọng, cung cấp nguồn vốn cho kinh tế Việt Nam. Thông qua nguồn vối FDI từ Pháp, nhiều nguồn lực trong nước của Việt Nam (lao động, đất đai, tài nguyên ...) đã được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả, giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc bố trí đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và vào những vùng kinh tế khó khăn. Đầu tư nước ngoài của Pháp vào Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế Việt Nam với nhiều công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực viễn thông, dầu

khí, hóa chất, điện tử, tin học ... tạo ra bước ngoặt quan trọng trong một số ngành kinh tế mũi nhọn.

Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Pháp cùng với việc thực hiện chủ trương đa phương hóa hoạt động đầu tư giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới. Việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI từ Pháp đặc biệt là theo chiến lược hướng về xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị phần các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU và thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng chính là thời cơ để Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hóa, tận dụng các lợi thế so sánh của mình.

Lĩnh vực hỗ trợ phát triển của Pháp tại Việt Nam có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Hoạt động hỗ trợ phát triển của Pháp tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 -2016 diễn ra sôi động, đa dạng và phong phú. Viện trợ ODA của Pháp đem lại những hiệu quả thiết thực, đáp ứng những nhu cầu cấp bách của Việt Nam trong các lĩnh vực như cấp nước, điện thoại, truyền hình, hàng không, sữa chữa cầu, bệnh viện… Với sự viện trợ ODA của Pháp giúp Việt Nam làm chủ một số công nghệ tương đối hiện đại, nâng cao chất lượng sản xuất và dịch vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện Pháp là bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu và là một trong những nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam. Vừa qua chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande tới Việt Nam đã thành công khi hơn 20 văn bản được hai bên ký kết, trong đó có hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Airparif, Hiệp hội Kiểm tra chất lượng không khí của vùng Ile de France và UBND TP. Hà Nội. Thoả thuận của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) về ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Bình và Cần Thơ cũng được xem xét, liên quan đến khoản vay

52,5 triệu Euro và khoản viện trợ không hoàn lại một triệu Euro nhằm tài trợ chống tình trạng nước biển dâng ... Sự hợp tác, giúp đỡ về tài chính của Pháp đối với Việt Nam trong thời gian qua góp phần không nhỏ vào thành công trên con đường đổi mới của Việt Nam.

Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa – giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Pháp và Việt Nam trong những năm 2005- 2016 hết sức phong phú và đa dạng. Pháp mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, giúp Việt Nam tiếp cận với kiến thức và công nghệ cao của thế giới và của Pháp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời trực tiếp phục vụ hợp tác Việt - Pháp. Thúc đẩy hợp tác giao lưu văn hóa, truyền thông, giao lưu nhân dân, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Văn hóa là cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong rất nhiều năm qua. Những hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn được chú trọng và thúc đẩy thông qua các cơ quan, bộ ngành đoàn thể cũng như chính những người dân của hai nước Pháp và Việt Nam từng học tập, sinh sống và làm việc tại hai nước. Chính những cá thể này đã mang văn hóa, lối sống của hai dân tộc trở thành cầu nối cho tình hữu nghị và sự hiểu biết của hai quốc gia. Cầu nối quan trọng trong những hoạt động văn hóa của Pháp tại Việt Nam đó chính là việc thành lập Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và sau đó là tại Huế.

Năm 2008, được sự chấp thuận của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã được thành lập, đặt trụ sở tại địa chỉ 19 Rue Albert 75013 Paris. Trung tâm có nhiệm vụ góp phần phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, thể thao, du lịch, truyền thông, khoa học, kỹ thuật và giới thiệu trực tiếp cho công chúng sở tại những giá trị truyền thống và những thành tựu phát triển của Việt Nam xưa và nay.

Cuộc triển lãm “Con đường di sản”, các chương trình nghệ thuật dân tộc và hiện đại, các lớp học giao lưu, bao gồm lóp tiếng Việt và văn hóa Việt, lớp đàn tranh, lớp võ cổ truyền, câu lạc bộ cắm hoa nghệ thuật, chương trình phim đã thu hút hàng ngàn người đến với Trung tâm trong suốt thời gian tổ chức. Pháp là đối tác tích cực nhất trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu về văn hóa nghệ thuật, các Festival Huế, các chương trình biễu diễn của các nghệ sỹ hai nước. Trong suốt “Năm Pháp tại Việt Nam 2013” đã diễn ra hơn 150 sự kiện văn hóa, từ triển lãm, di sản, trình diễn âm nhạc đỉnh cao tới các buổi biểu diễn giúp công chúng Việt Nam khám phá các sáng tạo đến từ nước Pháp. Thành công của "Năm giao lưu văn hóa Pháp - Việt 2013 - 2014" đã đưa Pháp trở thành điểm đến thứ hai tại châu Âu được sinh viên Việt Nam lựa chọn… là những hoạt động đáng chú ý trong suốt thời gian qua. Điều này cho thấy Việt Nam thực sự coi trọng việc giới thiệu văn hóa Việt Nam đến Pháp, cũng như truyền bá văn hóa Pháp tại Việt Nam. Việc truyền bá văn hóa giữa hai nước thực sự là thông tin giúp hai quốc gia hiểu và gần nhau hơn. Việc thành lập Trung tâm văn hóa Pháp tại Việt Nam và Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp đã thể hiện những nỗ lực và cố gắng hết sức mình của Pháp và Việt Nam trong những năm qua với mục tiêu cao cả là mang đến cho công chúng Pháp và Việt Nam những hình ảnh và giá trị truyền thống của văn hoá của cả hai nước, phát huy quan hệ đối ngoại hữu nghị giữa hai quốc gia.

Trong hoạt động giáo dục đào tạo thì đa dạng về hình thức, phát triển về quy mô và chất lượng với sự tham gia rộng rãi, tích cực của rất nhiều đối tác Pháp. Trong lĩnh vực này không chỉ thể hiện sự phong phú và năng động mà còn đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của Việt Nam, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam. Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của Pháp ở Việt Nam đã mang tới cho Việt Nam một mô hình sư phạm và kinh nghiệm đào tạo của Pháp. Giúp học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp cận được phương pháp học tập

nghiên cứu hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam lên ngang tầm với giáo dục quốc tế. Bên cạnh đó hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ góp phần vào việc củng cố hệ thống đào tạo đại học và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ khoa học cho Việt Nam tham gia vào trao đổi khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Những năm gần đây Pháp và Việt Nam đã cùng nhau phát triển rất nhiều sự liên kết ở bậc đại học, sau đại học, cũng như về các nghiên cứu khoa học, đặc biệt quan trọng là chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao giữa các trường Đại học Bách khoa Việt Nam với các trường danh giá, nổi tiếng về đào tạo kỹ sư của Pháp, được thực hiện với sự đóng góp quan trọng và to lớn của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, đã đào tạo ra nhiều thế hệ kỹ sư và nhà nghiên cứu khoa học ở Pháp. Hai nước hiện đã có nền tảng rất tốt là Trường Đại học khoa học công nghệ Hà Nội, hợp tác giữa các trường đại học trong khuôn khổ Đại học Pháp ngữ (AUF). Từ những nền tảng hợp tác về giáo dục Pháp - Việt đã có, nhiều dự án và mong muốn đã được tiếp tục tạo ra và phát triển hơn nữa, một trong những ví dụ tiêu biểu là hiện nay, Trung tâm quản lý Pháp Việt (CFVG), có tham vọng trở thành một trường lớn trong lĩnh vực thương mại của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Việc tiếp nhận sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nghiên cứu nhằm tăng cường sự hẫn dẫn của Pháp thông qua các chương trình đào tạo hiện đại đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam đào tạo được cán bộ và nhân lực giỏi cho cơ quan mình. Số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam đến Pháp học tập ngày càng nhiều, hiện Pháp đang đứng thứ ba trong số các nước tiếp nhận sinh viên Việt Nam [2]. Hai nước hiện đã có nền tảng rất tốt là trên 7.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp, số lượng sinh viên Việt Nam đông đảo thứ hai trong cộng đồng sinh viên châu Á tại Pháp. Có hàng chục nghìn cựu du học sinh Việt Nam đã học tập tại Pháp, trên tất cả các lĩnh vực. Các cựu du học sinh này rất gắn bó với Pháp và góp phần vào sự hợp tác năng động của chúng ta, đặc

biệt qua mô hình “France Alumni Vietnam” do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam thực hiện. Thống kê tại Việt Nam có 0,7% người nói tiếng Pháp, trong đó có 150.000 học viên tiếng Pháp. Nếu như, ngược lại với thời kỳ cách đây 20 năm, tiếng Pháp hiện đang chịu sự cạnh tranh của tiếng Anh, thì lại có rất nhiều sinh

Một phần của tài liệu QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA GIÁO DỤC, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA PHÁP VÀ VIỆT NĂM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2016 (Trang 82 -89 )

×