Lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 48 - 53)

Trong lĩnh vực đầu tư, Cộng hòa Pháp tăng cường hỗ trợ, đầu tư vào Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược và mục tiêu của nước ta ngay sau đổi mới. Cộng hòa Pháp cũng là nước thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam từ rất sớm, ngay từ những năm đầu tiên khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành (năm 1987). Cộng hòa Pháp đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988, ngay khi Việt Nam thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp của Cộng hòa Pháp có mặt tại Việt Nam, nhiều doanh

nghiệp, ngân hàng Cộng hòa Pháp vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh như các ngân hàng (BFCE, BNP, Societe Generale, Indosuez, Crédit Lyonnais), các tập đoàn công nghiệp hóa chất – dược (Rhone Poulenc, Sanofi), công nghiệp chế tạo xe hơi (Renault, Peugeot), công nghiệp xây dựng (Spie Batignolle, Bourgues) ... Liên tục tăng nhiều năm qua, Cộng hòa Pháp luôn là quốc gia dẫn đầu nước Liên minh châu Âu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Và đến năm 2005, Cộng hòa Pháp là nước đứng thứ 6 trong tổng số 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến năm 2006, số dự án đầu tư của Cộng hòa Pháp đã tăng lên tới 512 dự án, trong đó 178 dự án hoạt động với số vốn lên tới 2.2 tỉ USD, chiếm 4% trong tổng số FDI của Việt Nam. Về đầu tư, năm 2009, Cộng hòa Pháp đứng đầu các nước châu Âu và đứng thứ 13 trong tổng số các nước và lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Năm 2009 Cộng hòa Pháp đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn cam kết khoảng hơn 3 tỉ USD cho 216 dự án. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tính đến ngày 31/12/2010 thì Cộng hòa Pháp có 321 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí đạt 2954,2 triệu USD đứng thứ 15 về giá trị vốn đăng kí. Riêng đến năm 2010 có 41 dự án của Cộng hòa Pháp được cấp giấy phép với tổng giá trị vốn đăng kí là 30,1 triệu USD.

Nguồn vốn đầu tư của Pháp ở Việt Nam rất đa dạng, trong đó chủ yếu là đầu tư trực tiếp dưới hình thức các công ty liên doanh (chiếm 54% tổng dự án); xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) (gần 30% số dự án) và hình thức công ty 100% vốn nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2011, tổng số vốn đầu tư của Pháp tại Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD, có 340 dự án đầu tư còn hiệu lực. FDI phân bổ tại 32 địa phương của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực truyền thông (22,9% tổng số vốn, dịch vụ (17,7%), sản xuất, phân phối nước, điều hòa (17%), công nghiệp (12%) và nông nghiệp, phân phối hàng hóa, giải trí, xây dựng và tài chính ngân hàng. Vốn đầu tư của Pháp chủ yếu theo hình

thức liên doanh (chiếm 34%), hợp đồng hợp tác kinh doanh (21%), đầu tư 100% vốn nước ngoài (20,5%).

Tính đến tháng 3/2013, Pháp có 383 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3,1 tỷ USD, vốn điều lệ 1,6 tỷ USD, đứng thứ 16 trong tổng số 101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có 240 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại 24 tỉnh, thành phố của Việt Nam và tạo việc làm cho hơn 24 nghìn lao động. Quy mô trung bình của các dự án đầu tư khoảng 16,24 triệu USD/dự án. Hình thức đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam là hợp đồng hợp tác kinh doanh ; xây dựng, khai thác, chuyển giao công nghệ - BOT. Các dự án đầu tư lớn của Pháp tại Việt Nam như : France Telecom đầu tư thực hiện hợp đồng hợp tác xây dựng 540 nghìn đường dây điện thoại, trị giá 467 triệu USD tại phía Tây thành phố Hồ Chí Minh ; Công ty điện lực Pháp (EFD) đầu tư vào Nhà máy điện Phú Mỹ 2 với tổng số vốn 400 triệu USD…

FDI của Pháp tại Việt Nam phân theo hình thức, tính đến cuối tháng 9/2010, FDI của Pháp ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu dưới hình thức hợp tác liên doanh, với 84 dự án và tổng số vốn là 1,086 triệu USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư của Pháp vào Việt Nam [13]. Với hình thức này hai bên cùng góp vốn theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một xí nghiệp mới. Thông qua hình thức này, với tiềm lực mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tài chính của các công ty Pháp kết hợp với giá nhân công rẻ ở Việt Nam nhằm hạ giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Hình thức có nhiều dự án đầu tư đứng thứ hai của Pháp là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này thu hút 7 dự án nhưng lại chiếm đến 21% tổng số vốn đầu tư dự án của Pháp. Ngoài các hình thức đầu tư chủ yếu trên, hiện nay phía Pháp còn đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức công ty cổ phần với số vốn đăng ký hơn 15 triệu USD. Pháp chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam theo hình thức công ty cổ phần.

FDI của Pháp tại Việt Nam phân theo ngành, các dự án đầu tư của Pháp vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, xây dựng, thực phẩm với 181 dự án có tổng số vốn đăng kí lên tới 936 triệu USD, tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ với 102 dự án và tổng số vốn đăng kí là 1,78 tỷ USD. Số dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít hơn, chỉ có 22 dự án với tổng số vốn thấp 215 triệu USD. Nếu như đầu tư của Đài Loan, Singapore vào Việt Nam chủ yếu hướng vào các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch thì nhà đầu tư Pháp tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ - tổng hợp thu hút 102 dự án với tổng số vốn đầu tư 1,7 tỷ USD, trong đó riêng thông tin và bưu chính viễn thông có 35 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 677 triệu USD. Đây là lĩnh vực mà qua đó Việt Nam có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ mới, có được đội ngũ cán bộ đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc dân nhanh chóng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời đây cũng là lĩnh vực Pháp có khả năng thu hồi vốn nhanh và có thế mạnh với các hãnh viễn thông hàng đầu thế giới như France Telecom, Actel…[13]. Qua số liệu thống kê vốn đầu tư của Pháp ở Việt Nam vào các ngành trên, dễ dàng nhận thấy khá phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

FDI của Pháp tại Việt Nam phân theo địa phương, đầu tư của Pháp được phân bố tương đối đồng đều trên 26 tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu tại miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu,…) chiếm 87%, đây là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều khu vực công nghiệp, khu chế xuất nên thu hút được nhiều dự án nhất. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chiếm 20%, miền trung chiếm tỷ lệ nhỏ là 2% [31]. Có thể nói, mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút FDI của Pháp tương đối và đồng thuận với mức độ thuận lợi của yếu tố kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Điều này thể hiện việc

Pháp tin tưởng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đồng thời đánh giá cao mối quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng của Pháp ở Đông Nam Á. Lĩnh vực hợp tác đầu tư giữa Pháp và Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2016, diễn ra sôi nổi. Chiều 6/9/2016, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Pháp Francois Hollande nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương và nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác trong các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không, y tế - dược phẩm, môi trường, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Tổng thống Pháp khẳng định cam kết của Pháp duy trì ODA cho Việt Nam. Hai bên nhấn mạnh tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác, đầu tư và kinh doanh, hướng tới xây dựng các mối quan hệ đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hollande lần này sẽ là xung lực quan trọng đưa quan hệ hai nước phát triển hiệu quả và thực chất hơn nữa. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương. Tổng thống Pháp đánh giá cao Việt Nam với vị trí quan trọng ở Đông Nam Á và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Khoảng 300 công ty Pháp đang làm ăn tại Việt Nam, và Tổng thống Pháp mong muốn sau chuyến thăm lần này sẽ có thêm nhiều công ty Pháp đến Việt Nam đầu tư. Góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, vào những thành công trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay. Những đóng góp đó bổ sung nguồn vốn, góp sức thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu chi ngân sách, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một phần của nền kinh tế thị trường trong khu vực và trên toàn cầu, chính thương mại đang góp phần làm cho làm cho vấn đề chính trị mờ nhạt dần. Để phát triển hơn nữa hợp

tác trong lĩnh vực này, phía Việt Nam cần mạnh dạn hơn trong nghiên cứu cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đang xây dựng dang dở và kéo dài. Chính phủ cũng xem xét việc xóa bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết để cho các thủ tục đầu tư được thông thoáng hơn và đạt hiệu quả hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUAN hệ hợp tác KINH tế, văn hóa GIÁO dục, KHOA học kỹ THUẬT GIỮA PHÁP và VIỆT năm từ năm 2005 đến năm 2016 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w