Định hướng phát triển ngành Bảo tàng

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 28 - 33)

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA ĐẾN 2025, TÂM NHÌN

1.Định hướng phát triển ngành Bảo tàng

1.1. Định hướng phát triển và tầm nhìn

Mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến 2025, tầm nhìn 2030 là phát triển thành ngành tiên tiến, đáp ứng nhu cầu về bảo tồn, sưu tầm di sản văn hóa của tỉnh và góp phần nâng cao mức hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân.

Bảng: Mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến 2025, tầm nhìn 2030

Giai đoạn đến 2020 Giai đoạn 2021-2025 Tầm nhìn đến 2030

Tăng cường cơ sở ngành Bảo tàng

Nâng cao năng lực ngành Bảo tàng

Phát triển thành ngành tiên tiến

 Tăng cường cơ sở vật chất của ngành Bảo tàng: Xây dựng Bảo tàng mới của tỉnh (gồm các hạng mục: phòng Trưng bày (trong nhà và ngoài trời), phòng Bảo quản, Trang thiết bị Bảo tàng,…)

 Tăng cường cán bộ trình độ chuyên môn cao cho Bảo tàng (Tiến sĩ, Thạc sĩ).

Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác Trưng bày, Bảo quản, Phục dựng hiện vật của Bảo tàng tỉnh.

Phát triển một số Nhà Truyền thống cấp huyện (bảo tàng chuyên đề); Bảo tàng/Bộ sưu tập tư nhân.

 Nâng cấp quy mô và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.

 Phát triển các ngành dịch vụ của ngành Bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và giải trí.

Mục tiêu xây dựng và phát triển ngành Bảo tàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được thực hiện qua 3 giai đoạn:

- Tăng cường cơ sở ngành Bảo tàng (2016-2020): Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành Bảo tàng: Xây dựng mới Bảo tàng tỉnh; Bổ sung cán bộ có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn tới;

- Nâng cao năng lực ngành Bảo tàng (2021-2025): phát triển ngành Bảo tàng cần hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa

học công nghệ trong hoạt động chuyên môn; Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức trưng bày nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn; Phát triển hệ thống phòng Truyền thống cấp huyện (bảo tàng chuyên đề) và hệ thống bảo tàng/bộ sưu tập tư nhân.

- Phát triển thành ngành tiên tiến (Tầm nhìn đến 2030): Phát triển các hoạt động dịch vụ của ngành Bảo tàng phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập giảng dạy, phổ biến trí thức, hưởng thụ văn hoá của công chúng, đồng thời gắn với mục tiêu phát triển du lịch.

Bảng: Mục tiêu phát triển cơ sở ngành Bảo tàng

TT Loại hình Bảo tàng Đơn vị 2015 2020 2030

1 Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bảo tàng 0 1 1

2 Bảo tàng cấp huyện Bảo tàng 2 2 4-6

3 Phòng Truyền thống cấp huyện Phòng Truyền thống 11 11 7-9

4 Bảo tàng tư nhân Bảo tàng 0 1-2 3-5

1.2. Kế hoạch phát triển ngành đến 2020

1.2.1. Bảo tàng tỉnh

Bảo tàng tỉnh là một trong những thiết chế văn hóa quan trọng của ngành. Mục tiêu phát triển Bảo tàng tỉnh đến 2025, tầm nhìn 2030 là: trở thành đơn vị tiên tiến, có cơ sở vật chất hiện đại; đi đầu trong việc ứng dụng khoa học hiện đại vào công tác sưu tầm, bảo tồn, phục dựng di sản văn hóa; phát triển các hoạt động dịch vụ bảo tàng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, giáo dục.

Về cơ sở vật chất: Giai đoạn đến 2020, xây dựng mới và đưa vào sử dụng Bảo tàng tỉnh. Bảo tàng mới có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, bảo đảm đáp ứng tốt các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu Bảo tàng tỉnh được xếp hạng cấp II quốc gia.

Về đội ngũ cán bộ: Ưu tiên tăng cường cán bộ có chuyên môn cao cho Bảo tàng tỉnh. Xây dựng, kiện toàn các phòng nghiệp vụ, như: phòng Trưng bày tuyên truyền, phòng Nghiên cứu sưu tầm, phòng Bảo tồn, và phòng Dịch vụ bảo tàng. Về chất lượng, đảm bảo 100% cán bộ có trình độ đại học trở lên; trong đó, có 4-5 cán bộ trình độ chuyên môn Tiến sĩ, Thạc sĩ.

Về hoạt động Nghiên cứu, sưu tầm: Ưu tiên các tư liệu, hiện vật quí hiếm, có giá trị nhằm nâng cao chất lượng bộ sưu tập. Chỉ tiêu bình quân phát triển hoạt động sưu tầm đạt 200 tư liệu, hiện vật/năm. Theo đó, đến 2020, đưa tổng số tư liệu, hiện vật của Bảo tàng đạt 9.000 tư liệu, hiện vật, và đến 2030, đạt khoảng 15.000 tài liệu, hiện vật.

Về hoạt động Trưng bày: Đến 2020, tăng cường tuyên truyền về các đợt trưng bày lưu động duy trì đều đặn hoạt động trưng bày lưu động, bình quân đạt 5- 6 cuộc/năm, và khách tham quan bình quân đạt 13.000 lượt/năm. Giai đoạn 2021- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2025, đổi mới cách thức trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng: bình quân đạt 4-6 cuộc trưng bày chuyên đề/năm, và khách tham quan bình quân đạt 15.000 lượt/năm.

Bảng: Mục tiêu phát triển Bảo tàng tỉnh

TT Nội dung 2015 2020 2030

1 Số tài liệu, hiện vật 7.600 9.000 12.000-15.000

2 Số cuộc trưng bày (cuộc/năm) 3 5-6 10-12

3 Lượt khách tham quan (lượt/năm) 10.000 13.000 17.000-20.000

Về các hoạt động dịch vụ bảo tàng: thành lập phòng Dịch vụ bảo tàng làm cơ sở phát triển các hoạt động dịch vụ bảo tàng. Phương hướng phát triển các hoạt động dịch vụ của bảo tàng là: Một là, dựa vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của bảo tàng (nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày), biến thành quả của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thành những sản phẩm văn hóa để thu hút khách tham quan, đáp ứng nhu cầu giải trí và giáo dục (học tập và nâng cao tri thức). Hai là, dựa vào chuyên môn nghiệp vụ, bảo tàng cung cấp một số nhu cầu dịch vụ thực tế từ thị trường, như: dịch gia phả, viết lịch sử dòng họ, địa chí vùng,… hoặc một số dịch vụ liên quan đến di sản, di vật như: thẩm định, tư vấn bảo tồn, phục chế cổ vật,…

1.2.2. Phòng Truyền thống cấp huyện6

Việc phát triển thiết chế phòng Truyền thống cấp huyện tùy thuộc vào nhu cầu của từng địa phương, tuy nhiên ngành văn hóa chủ trương khuyến khích các đơn vị cấp huyện xây dựng thiết chế phòng Truyền thống nhằm đảm bảo nhu cầu bảo quản hiện vật của từng địa phương và cung cấp thiết chế văn hóa thiết yếu góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

6

Theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009, không có thiết chế nhà bảo tàng cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên, đối với một số đơn vị cấp huyện có những sự kiện lịch sử trọng đại, nổi bật có thể thành lập nhà Bảo tàng,

Về mô hình hoạt động: Ngoài 2 nhà trưng bày là Cẩm Xuyên và Can Lộc, hoạt động bảo tàng của các huyện còn lại theo mô hình phòng Truyền thống, nằm trong Trung tâm VH,TT&DL huyện.

Về đội ngũ cán bộ: Trung tâm VH,TT&DL huyện bố trí 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách hoạt động của phòng Truyền thống. Đảm bảo 100% số cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học, Cao đẳng trở lên.

Về hoạt động nghiệp vụ: Bảo tàng tỉnh hỗ trợ các phòng Truyền thống cấp huyện về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: sưu tầm tư liệu, bảo quản hiện vật, xây dựng kế hoạch trưng bày. Bình quân các Bảo tàng/phòng Truyền thống sưu tầm 100-150 tư liệu, hiện vật/năm, thực hiện 1-2 cuộc trưng bày/năm và thu hút 1.000 lượt tham quan/năm.

Bảng: Mục tiêu phát triển Phòng Truyền thống cấp huyện

TT

Nội dung

Chỉ tiêu

1 Vị trí, địa điểm Trung tâm huyện

2 Diện tích trưng bày (m2/phòng Truyền thống) 250-300

3 Số tài liệu, hiện vật (tài liệu/phòng Truyền thóng) 1.000-1.200

4 Lượt khách tham quan (lượt/năm/phòng Truyền thống) 1.000-1.200

5 Vốn đầu tư (tỷ đồng/phòng Truyền thống) 1,5-2,0

1.2.3. Phòng Truyền thống cấp xã

Ngành văn hóa khuyến khích các đơn vị cấp xã thành lập thiết chế phòng Truyền thống cấp xã, với các yêu cầu như sau:

 Phòng Truyền thống gắn với thiết chế Trung tâm Văn hóa – Thể thao, diện tích phòng trưng bày đạt 60 m2 trở lên.

 Đầu tư theo phương thức xã hội hoá, do cộng đồng tự quản, và có sự hỗ trợ của Bảo tàng cấp huyện hoặc Bảo tàng tỉnh trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

1.3. Tầm nhìn đến 2030

Mục tiêu phát triển ngành Bảo tàng đến 2030 là phát triển thành ngành tiên tiến, cụ thể:

- Đối với Bảo tàng tỉnh: Trong giai đoạn này, Bảo tàng tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất; Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoa học công nghệ trong hoạt động chuyên môn; Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức trưng bày nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn; Phát triển các hoạt động dịch vụ của Bảo tàng phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập giảng dạy, phổ biến trí thức và hưởng thụ văn hoá của xã hội; Hỗ trợ tốt cho các hoạt động chuyên môn của hệ thống phòng Truyền thống cấp huyện, hệ thống Bảo tàng/bộ sưu tập tư nhân.

- Đối với phòng Truyền thống cấp huyện: ngành văn hóa căn cứ vào nhu cầu thực tế và mục tiêu phát triển của ngành, xây dựng kế hoạch tách hoạt động bảo tàng khỏi Trung tâm VH,TT&DL huyện và thành lập nhà trưng bày riêng. Mục tiêu đến 2030, thành lập mới 2-4 nhà trưng bày riêng, gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động của Trung tâm VH,TT&DL huyện.

- Xây dựng cơ chế, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ đối với hoạt động của các bảo tàng/bộ sưu tập tư nhân.

1.4. Giải pháp phát triển ngành Bảo tàng

- Xây dựng cơ chế đặc thù trong việc sưu tầm các hiện vật quí hiếm, có giá trị.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức và ưu tiên tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn cao (Tiến sĩ, Thạc sĩ) cho Bảo tàng tỉnh nhằm tự chủ trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, trưng bày, phát huy giá trị di sản,…)

- Tăng kinh phí cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phục chế,…) của Bảo tàng theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động thực tế hàng năm.

- Gia tăng số tư liệu, hiện vật quý hiếm, có giá trị nhằm nâng cao chất lượng các bộ sưu tập, làm cơ sở cho công tác trưng bày.

- Đổi mới cách thức, hình thức trong các hoạt động trưng bày, tăng cường tuyên truyền về các đợt trưng bày lưu động nhằm thu hút và gia tăng lượt khách tham quan.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hoạt động dịch vụ ngành bảo tàng. - Xây dựng cơ chế và tăng cường hoạt động hỗ trợ về chuyên môn giữa Bảo tàng tỉnh và hệ thống bảo tàng, phòng Truyền thống cấp huyện và cấp xã.

- Khuyến khích phát triển hệ thống bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân. Xây dựng cơ chế, chính sách về hoạt động và hỗ trợ về công tác chuyên môn đối với việc phát triển loại hình bảo tàng này.

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 28 - 33)