II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA ĐẾN 2025, TÂM NHÌN
6. Định hướng phát triển Điện ảnh, văn hoá cơ sở
6.1. Định hướng phát triển và Tầm nhìn
Hoạt động văn hóa cơ sở có vị trí quan trọng trong ngành văn hóa, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin, nâng cao hiểu biết của người dân, vừa đáp ứng nhu cầu nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật, nâng cao đời sống văn hóa. Từ tầm quan trọng đó, ngành văn hóa Hà Tĩnh đạt mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động văn hóa cơ sở
trong giai đoạn đến 2025, và tầm nhìn đến 2030 là phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh về văn hóa cơ sở.
Bảng: Mục tiêu phát triển hoạt động văn hóa cơ sở đến 2020, tầm nhìn 2030 Giai đoạn đến 2020 Giai đoạn đến 2025 Tầm nhìn đến 2030
Tăng cường cơ sở Nâng cao năng lực Tỉnh phát triển mạnh về văn hóa cơ sở
Tăng cường cơ cở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở.
Đạt hiệu quả cao trong công tác văn hóa, thông tin cơ sở; sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất.
Đưa Hà Tĩnh thành một tỉnh mạnh về hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, và mức hưởng thụ nghệ thuật của người dân.
- Giai đoạn đến 2020: Tăng cường, hoàn thiện cơ sở vật chất cho các đơn vị chưa có thiết chế văn hóa. Cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; Nâng cấp, hiện đại hóa 4 Trung tâm VH,TT&DL cấp huyện cũ, lạc hậu; Phấn đấu 90% số xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao và 100% số thôn/làng có Nhà Văn hóa, hội quán. Bên cạnh đó, ngành văn hóa tham mưu cho UBND các cấp tạo điều kiện nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở, ưu tiên nhất là hệ thống cán bộ cấp xã, thôn.
- Giai đoạn 2021-2025: Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở và sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa. Cụ thể: Nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đủ khả năng tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, của khu vực và của quốc gia; 100% số huyện có Trung tâm VH,TT&DL mới, hiện đại và đạt hiệu quả hoạt động cao; 100% số xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao và đảm bảo đầy đủ chương trình hoạt động; và 100% Nhà Văn hóa, hội quán thôn/làng hoạt động hiệu quả. Chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp.
- Tầm nhìn đến 2030: đưa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh mạnh về văn hóa, thông tin cơ sở, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa cũng như mức thụ hưởng nghệ thuật của người dân. [Xem thêm chi tiết ở bảng 17 và 18, Phụ lục]
6.2. Kế hoạch phát triển đến 2020
6.2.1. Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh
Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ văn hóa, thực hiện các chức năng, như: Tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh; Tổ chức các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu, điện ảnh,... nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa và giải trí của người dân.
Về cơ sở vật chất: Từ nay đến 2020, tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh. Trong đó, ưu tiên xây dựng 1 phòng chiếu phim hiện đại (quy mô 400 chỗ ngồi). Một phần trang thiết bị được chuyển từ Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng Hà Tĩnh. Giai đoạn 2021-2025, nâng cấp Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh thành đơn vị có cơ sở vật chất hiện đại của ngành văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh, đạt tiêu chuẩn quốc gia, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, của khu vực và của quốc gia.
Về đội ngũ cán bộ: Từ nay đến 2020, Trung tâm tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo hoạt động hàng năm. Trong giai đoạn 2021-2025, Trung tâm tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đáp ứng mục tiêu đưa Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh phát triển thành đơn vị tiên tiến, hiện đại. Phấn đấu đến 2020, có 50% cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng, và 50% cán bộ có trình độ Trung cấp chuyên ngành trở lên. Đến 2025, có 80% cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng, và 20% cán bộ có trình độ Trung cấp chuyên ngành trở lên
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, triển lãm: Trong giai đoạn đến 2020: Thay đổi nội dung các cụm cổ động đạt 5 lượt x 500 m2 = 2.500 m2/năm; Đội tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền tại cơ sở đạt 120 buổi/năm và thu hút khoảng 100.000 lượt người xem/năm; Tổ chức và phối hợp tổ chức 2 cuộc triển lãm/năm. Trong giai đoạn 2021-2025: Thay đổi nội dung các cụm cổ động đạt 5 lượt x 600 m2 = 3.000 m2/năm; Đội tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền tại cơ sở đạt 120 buổi/năm và thu hút khoảng 120.000 lượt người xem/năm; Tổ chức và phối hợp tổ chức 3 cuộc triển lãm/năm.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở: Trong giai đoạn đến 2020: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại Trung tâm đạt 4 lớp/năm (2 lớp theo kế hoạch ngân sách và 2 lớp theo hướng xã hội hóa); Tổ chức sáng tác và chuyển 200 phác thảo tranh cổ động/năm về cơ sở; In 4 số Thông tin Nghiệp vụ cơ sở x 500 bản/năm; Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ sở đạt 60 buổi/năm. Trong giai đoạn 2021-2025: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại Trung tâm đạt 6 lớp/năm (2 lớp theo kế hoạch ngân sách và 4 lớp theo hướng xã hội hóa); Tổ chức sáng tác và chuyển 250 phác thảo tranh cổ động/năm về cơ sở; In 4 số Thông tin Nghiệp vụ cơ sở x 600 bản/năm; Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ sở đạt 80 buổi/năm.
Công tác tổ chức hội thi, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ: Trong giai đoạn đến 2020: Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Quần chúng toàn tỉnh đạt 2 cuộc/năm; Tổ chức Dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ đạt 12 buổi/năm. Trong
giai đoạn 2021-2025: Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Quần chúng toàn tỉnh đạt 3 cuộc/năm; Tổ chức Dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ đạt 15 buổi/năm.
Công tác Điện ảnh, chiếu phim: Trong giai đoạn 2008-2015, hoạt động chiếu phim có xu hướng giảm nhanh về số lượt người xem: năm 2008 thực hiện 320 buổi chiếu và thu hút trên 18.000 lượt người xem, đến 2015 thực hiện 150 buổi chiếu và thu hút khoảng 10.000 lượt người xem. Trong giai đoạn đến 2020, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh ưu tiên kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động Điện ảnh, Chiếu phim mới sáp nhập từ Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng, và xây dựng mới phòng chiếu hiện đại. Trong giai đoạn đến 2025, nâng cao hiệu quả hoạt động Điện ảnh, Chiếu phim, phấn đấu đạt 300-350 buổi chiếu/năm và thu hút khoảng 20.000 lượt người xem/năm.
Công tác hợp tác, giao lưu: Từ nay đến 2020, Trung tâm phấn đấu tham gia đều đặn các chương trình Liên hoan Nghệ thuật Quần chúng toàn quốc, Liên hoan Thông tin lưu động toàn quốc, hoặc các chương trình giao lưu văn nghệ, thông tin cấp khu vực (Miền Bắc, Bắc Trung bộ). Trong giai đoạn đến 2025, và tầm nhìn đến 2030, Trung tâm phấn đấu tổ chức 1-2 chương trình, liên hoan văn nghệ, thông tin lưu động cấp khu vực hoặc toàn quốc.
6.2.2. Hệ thống Trung tâm VH,TT&DL cấp huyện
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp huyện là thiết chế văn hóa quan trọng của từng huyện, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện các chức năng, như: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của huyện; Tổ chức các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu, chiếu bóng lưu động (đối với các huyện miền núi,... nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa văn nghệ và giải trí của người dân, và góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân.
Về cơ sở vật chất: Từ nay đến 2025, ngành xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách và huy động vốn xã hội hóa nhằm nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất của 6/12 Trung tâm VH,TT&DL cấp huyện. Cụ thể, phấn đấu đến 2020, có 2/6 Trung tâm VH,TT&DL được nâng cấp, hiện đại hóa (ưu tiên cho các Trung tâm của 2 huyện Kỳ Anh và Lộc Hà) và đến 2025, 4/6 Trung tâm VH,TT&DL được nâng cấp, hiện đại hóa, và 100% số Trung tâm VH,TT&DL đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể: Quy hoạch diện tích đất đạt 3.000m2 trở lên; Hội trường văn hóa đa năng đạt 400 chỗ ngồi với đầy đủ trang thiết bị; 1 phòng triển lãm, hội thảo đạt 100 m2; các phòng chức năng: làm việc, sinh hoạt câu lạc bộ, âm nhạc, mỹ thuật, và trang thiết bị,... Ước vốn đầu tư đạt 25-30 tỷ đồng/Trung tâm. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, nâng cấp hệ thống Trung tâm VH,TT&DL cấp huyện thành thiết chế văn hóa tiên tiến của huyện, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa của huyện và của tỉnh.
Về đội ngũ cán bộ: Về số lượng, giai đoạn đến 2020, ổn định số lượng cán bộ hiện có của các Trung tâm VH,TT&DL, bình quân đạt 16 cán bộ/Trung tâm/huyện. Về chất lượng, Trung tâm tạo điều kiện cho các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phán đấu đến 2020, có 80% số cán bộ đạt trình độ Đại học, Cao đẳng, và 20% cán bộ có trình độ Trung cấp trở lên.
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động: Trong giai đoạn đến 2020: Thay đổi nội dung các cụm cổ động đạt 500 m2/huyện/năm; Đội tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền tại cơ sở đạt 10 buổi/huyện/năm và thu hút khoảng 10.000 lượt người xem/huyện/năm. Trong giai đoạn 2021-2025: Thay đổi nội dung các cụm cổ động đạt 700 m2/huyện/năm; Đội tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền tại cơ sở đạt 12 buổi/huyện/năm và thu hút khoảng 12.000 lượt người xem/huyện/năm.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở: Trong giai đoạn đến 2020: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại Trung tâm đạt 2 lớp/huyện/năm; và Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ sở đạt 30 buổi/huyện/năm. Trong giai đoạn 2021-2025: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tại Trung tâm đạt 4 lớp/huyện/năm; và Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ sở đạt 40 buổi/huyện/năm.
Công tác tổ chức hội thi, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ: Trong giai đoạn đến 2020: Tổ chức Liên hoan, Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng toàn huyện đạt 4 cuộc/huyện/năm; Tổ chức biểu diễn nghệ thuật đạt 10 buổi/huyện/năm; và Tổ chức Dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ đạt 10 buổi/huyện/năm. Trong giai đoạn 2021-2025: Tổ chức Liên hoan, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn huyện đạt 6 cuộc/huyện/năm; Tổ chức biểu diễn nghệ thuật đạt 12 buổi/huyện/năm; và Tổ chức Dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ đạt 12 buổi/huyện/năm.
Về chiếu bóng lưu động: Trong giai đoạn đến 2025, tiếp tục duy trì hoạt động 4 đội chiếu bóng miền núi (Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, và Kỳ Anh). Mục tiêu phát triển đến 2025 là: thực hiện đạt 50 buổi chiếu/đội/năm và thu hút 12.000 lượt người xem/đội/năm.
6.2.3. Hệ thống Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã
Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã là thiết chế văn hóa quan trọng của xã, thực hiện các chức năng: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao; Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; Góp phần nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho người dân; Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao;...
Về cơ sở vật chất: Từ nay đến 2025, ngành văn hóa bố trí nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa nhằm hoàn thiện hệ thống Trung tâm Văn hóa
- Thể thao cấp xã. Đến 2020, phấn đấu 90% số xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, và đến 2025, 100% số xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Trong đó, 100% số Trung tâm đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như: Đảm bảo diện tích đất qui hoạch đạt 1.500-2.500 m2 trở lên; Hội trường văn hóa đa năng 200- 250 chỗ ngồi và các phòng chức năng: thông tin truyền thanh, thưc viện, sinh hoạt câu lạc bộ, sân chơi, sân tập thể dục thể thao;... Ước vốn đầu tư khoảng 2,5-3,5 tỷ đồng/Trung tâm.
Về cơ chế hoạt động: Trung tâm Văn hóa - Thể thao là đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao của xã/liên xã, trực thuộc UBND cấp xã, hoạt động theo cơ chế tự quản, xã hội hóa.
Về cán bộ phụ trách: Mục tiêu phát triển đến 2020, phấn đấu 80% số Trung tâm, và đến 2025, 100% số Trung tâm có cán bộ chuyên trách, phụ trách hoạt động. Trong đó, đảm bảo 100% đội ngũ cán bộ Trung tâm có trình độ Trung cấp chuyên ngành trở lên.
Về tổ chức hoạt động: Giai đoạn đến 2020: Thực hiện thông tin tuyên truyền đạt 8 cuộc/năm; Tổ chức liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng đạt 4 cuộc/năm; Thư viện, phòng đọc sách, báo có hoạt động; Thu hút khoảng 15% dân số của xã tham gia các hoạt động văn hóa; Thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ khoảng 70% số Nhà Văn hóa, hội quán thôn/làng của xã. Giai đoạn 2021-2025: Thực hiện thông tin tuyên truyền đạt 12 cuộc/năm; Tổ chức liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng đạt 6 cuộc/năm; Thư viện, phòng đọc sách, báo hoạt động tố, hiệu quả; Thu hút khoảng 30% dân số của xã tham gia các hoạt động văn hóa; Thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ khoảng 100% số Nhà Văn hóa, hội quán thôn/làng của xã. [Xem chi tiết ở bảng 19, Phụ lục]
6.2.4. Hệ thống Nhà văn hoá thôn/tổ dân phố
Hệ thống nhà văn hóa thôn/tổ dân phố là thiết chế văn hóa, thể thao quan trọng trong ngành văn hóa, hoạt động theo cơ chế tự quản, có sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã. Nhà Văn hóa, hội quán làng/thôn thực hiện các chức năng, như: Góp phần tuyên truyền, phố biến chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của người dân, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và xây dựng lối sống, nếp sống văn minh của cộng đồng; là nơi tổ chức các hoạt động, sự kiện của cộng đồng;...
Về cơ sở vật chất: Từ nay đến 2020, ngành VH,TT&DL chỉ tham mưu cho UBND tỉnh huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng mới thiết chế nhà văn hóa cho 610 thôn/tổ dân phố và nâng cấp 940 nhà văn hóa thôn/tổ dân phố chưa đạt