Định hướng phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 46 - 47)

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA ĐẾN 2025, TÂM NHÌN

5. Định hướng phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh

5.1. Định hướng phát triển và Tầm nhìn

Định hướng phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trong giai đoạn Hà Tĩnh đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đến 2025, tầm nhìn đến 2030 là:

- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh cùng với văn học nghệ thuật là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện nhân cách con người.

- Phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh đảm bảo tính toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của người dân.

- Phát huy, phát triển những giá trị văn hóa tiêu biểu của tỉnh song song với mở rộng hợp tác với bên ngoài, học tập và tiếp thu có chọn lọc những nhân văn, khoa học, tiến bộ của bên ngoài.

Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hội viên trẻ có năng lực, triển vọng nhằm tạo nguồn đội ngũ sáng tác kế cận. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và thu hút phát triển hội viên, hình thành các chi hội Mỹ thuật, Nhiếp ảnh ở các địa phương, cơ sở. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội Mỹ thuật, Nhiếp ảnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sáng tác để tạo ra những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.

Nâng cao chất lượng đội ngũ sáng tác và tăng cường công tác quảng bá sản phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh: Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn; xây dựng đội ngũ sáng tác Mỹ thuật, Nhiếp ảnh gắn bó với quê hương, tâm huyết với nghề. Xây dựng đội ngũ làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình có trình độ cao làm cơ sở cho việc điều chỉnh, định hướng hoạt động sáng tác. Thường xuyên tổ chức các trại sáng tác, đi thực tế, các cuộc thi, hội thảo trao đổi nghiệp vụ,... nhằm tăng cường hoạt động sáng tạo của văn nghệ sĩ. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh đến với công chúng, như: trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng trung tâm triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh; đổi mới và nâng cao chất lượng tạp chí Hồng Lĩnh,...

Hoàn thiện cơ chế chính sách về Mỹ thuật, Nhiếp ảnh: Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động nghiên cứu lý luận và sáng tạo Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, như: chính sách về đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chế độ nhuận bút cho các sản phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh; có các chính sách đãi ngộ, tôn vinh các văn nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho Mỹ thuật, Nhiếp ảnh. Xây dựng cơ sở vật chất làm cơ sở cho các hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh: xây dựng mới trụ sở; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sáng tác tác phẩm; xây dựng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về Mỹ thuật, Nhiếp ảnh;...

Phát triển các phong trào của quần chúng về sáng tác Mỹ thuật, Nhiếp ảnh:

Khuyến khích, động viên quần chúng tham gia vào các hoạt động sáng tác và thụ hưởng các sản phẩm về Mỹ thuật, Nhiếp ảnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, tài trợ cho các hoạt động sáng tác và phổ biến các sản phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng.

Về cơ sở vật chất, Giai đoạn 2021-2025, và tầm nhìn đến 2030, xem xét xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật (bảo tàng chuyên đề) của tỉnh.

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 46 - 47)