NHU CẦU XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA, THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 64)

TRỌNG ĐIỂM ĐẾN 2025

1. Các công trình văn hóa1.1. Cấp tỉnh 1.1. Cấp tỉnh

- Xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, có các hạng mục chính, như: nhà biểu diễn nghệ thuật, khu tập luyện, khu văn phòng hành chính,... ở thành phố Hà Tĩnh, ước vốn đầu tư 60-70 tỷ đồng.

- Xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Bảo tàng tỉnh, có các hạng mục chính, như: Nhà trưng bày (trong nhà và ngoài trời), phòng bảo quản, phòng làm việc,... ở thành phố Hà Tĩnh, ước vốn đầu tư khoảng 70-80 tỷ đồng.

- Xây dựng nhà Văn hóa công nhân có các hạng mục chính: hội trường đa năng quy mô 600-800 chỗ ngồi, khu triển lãm, khu văn phòng hành chính,... tại khu kinh tế Vũng Áng, ước vốn đầu tư 60-80 tỷ đồng.

- Xây dựng mới Rạp chiếu phim của tỉnh, gồm các hạng mục: phòng chiếu quy mô khoảng 400 chỗ ngồi, phòng chiếu 3D, 4D,... ở thành phố Hà Tĩnh, ước vốn đầu tư 20-30 tỷ đồng.

Ước vốn đầu tư xây dựng mới các công trình văn hóa trọng điểm cấp tỉnh là 210-260 tỷ đồng.

1.2. Các công trình văn hóa cấp huyện

- Xây dựng mới Nhà Văn hóa đa năng, đạt chuẩn của Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch của 5 huyện, là: thành phố Hà Tĩnh, Đức Thọ, Kỳ Anh, Lộc Hà và thị xã Kỳ Anh. Ước vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư = 150 tỷ đồng.

- Nâng cấp Nhà Văn hóa đa năng của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 huyện, là: Hương Sơn, Nghi Xuân Ước vốn đầu tư khoảng 10-15 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư = 20-30 tỷ đồng.

Ước vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, hiện đại hóa các công trinh văn hóa cấp huyện là 170-180 tỷ đồng.

- Xây dựng mới Nhà văn hóa đa năng cho 107-110 Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã, ước vốn đầu tư 3-5 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư ước khoảng = 321- 535 tỷ đồng.

- Nâng cấp Nhà văn hóa đa năng cho 93-96 Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã, ước vốn đầu tư 1-1,5 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư ước khoảng = 96-144 tỷ đồng.

Ước tổng vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình văn hóa cấp xã khoảng = 417-679 tỷ đồng.

1.4. Các công trình văn hóa cấp thôn

- Xây dựng mới Nhà văn hóa cho 610 thôn/làng, ước vốn đầu tư khoảng 1,5- 3 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư khoảng = 915 tỷ đồng.

- Nâng cấp, hiện đại hóa Nhà Văn hóa cho 940 thôn/làng, ước vốn đầu tư khoảng 0,5 tỷ đồng/NVH, tổng vốn đầu tư khoảng = 470 tỷ đồng.

Ước tổng vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình văn hóa cấp thôn/làng khoảng = 1.385 tỷ đồng.

Bảng: Dự toán kinh phí các công trình văn hóa trọng điểm

TT Cấp Công trình Dự toán kinh phí

(tỷ đồng)

Nguồn vốn

1 Tỉnh

Nhà hát nghệ thuật truyền

thống 60-70 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

Bảo tàng tỉnh 70-80 nguồn Ngân sách,

nguồn xã hội hóa Nhà Văn hóa công nhân

(khu kinh tế Vũng Áng)

60-80 Nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Rạp chiếu phim (Trung

tâm Văn hóa – Điện ảnh)

20-30 Nguồn xã hội hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Huyện

Xây dựng mới NVH cho 5 huyện (tp. Hà Tĩnh, Đức Thọ, Kỳ Anh, Lộc Hà, Tx. Kỳ Anh)

150 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Nâng cấp NVH cho 2

huyện (Hương Sơn,Nghi Xuân)

20-30 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

3

Xây dựng mới 107-110 NVH cấp xã

321-535 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Nâng cấp 93-96 NVH cấp

xã 96-144 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

4 Thôn

thôn/làng nguồn xã hội hóa Nâng cấp 940 NVH

thôn/làng

470 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

Tổng cộng 2.150-2.470 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

2. Các công trình TDTT

2.1. Các công trình TDTT cấp tỉnh

Xây dựng khu Liên hợp TDTT mới của tỉnh, ước vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.

2.2. Các công trình TDTT cấp huyện

Xây dựng Đề án thành lập khu Liên hợp TDTT mới ở khu kinh tế Vũng Áng, ước vốn 1.000 tỷ đồng.

Xây dựng khu liên hợp TDTT mới ở thị xã Hồng Lĩnh, ước vốn đầu tư 200- 300 tỷ đồng.

Xây dựng mới 2 SVĐ ở huyện Hương Khê và Lộc Hà: ước vốn đầu tư 15-20 tỷ đồng/SVĐ = 30-40 tỷ đồng.

Chuyển đổi địa điểm mới 2 SVĐ ở huyện Nghi Xuân và Can Lộc: ước vốn đầu tư 15-20 tỷ đồng/SVĐ = 30-40 tỷ đồng.

Ước tổng vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình TDTT cấp huyện khoảng = 1.260-1.380 tỷ đồng.

2.3. Các công trình TDTT cấp xã

Các công trình TDTT cấp xã hoạt động chung và gắn với hệ thống thiết chế Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã.

- Xây dựng mới sân vận động cho 120-125 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, ước vốn đầu tư 1 tỷ đồng/SVĐ, tổng vốn đầu tư ước khoảng 120-125 tỷ đồng.

- Nâng cấp sân vận động cho 120 Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã, ước vốn đầu tư 0,5 tỷ đồng/SVĐ, tổng vốn đầu tư ước khoảng 60 tỷ đồng.

Ước tổng vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình TDTT cấp xã khoảng = 180-185 tỷ đồng.

2.4. Các công trình TDTT thôn/tổ dân phố

Các công trình TDTT thôn/tổ dân phố hoạt động chung và gắn với hệ thống thiết chế Nhà văn hóa, Khu thể thao thôn/tổ dân phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng mới khu thể thao cho 690-695 thôn/tổ dân phố, ước vốn đầu tư khoảng 0,5 tỷ đồng/Khu, tổng vốn đầu tư khoảng = 347 tỷ đồng.

- Nâng cấp khu thể thao cho 1.050 thôn/tổ dân phố, ước vốn đầu tư khoảng 0,2 tỷ đồng/khu, tổng vốn đầu tư khoảng = 210 tỷ đồng.

Ước tổng vốn đầ tư xây dựng mới các công trình TDTT cấp thôn/tổ dân phố khoảng = 350-360 tỷ đồng.

Bảng: Dự toán kinh phí các công trình TDTT trọng điểm

TT Cấp Công trình Dự toán kinh phí

(tỷ đồng) Nguồn vốn

1 Tỉnh

Khu Liên hợp TDTT mới 2.000 nguồn Ngân sách,

nguồn xã hội hóa

2 Huyện

Thành lập khu liên hợp TDTT mới ở khu kinh tế Vũng Áng

1.000 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Thành lập khu liên hợp

TDTT ở thị xã Hồng Lĩnh 200-300 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Hoàn thiện SVĐ Hương

Khê và Lộc Hà

30-40 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Chuyển đổi địa điểm 2

SVĐ Nghi Xuân và Can Lộc

30-40 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

3

Xây dựng mới 120-125 SVĐ cấp xã

120-125 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

Nâng cấp 120 SVĐ cấp xã 60 nguồn Ngân sách,

nguồn xã hội hóa

4 Thôn/tổ dân phố

Xây dựng mới 690-695 khu thể thao

347 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa Nâng cấp 1.050 khu thể

thao thôn/tổ dân phố

210 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

Tổng cộng 3.790-3.825 nguồn Ngân sách, nguồn xã hội hóa

Như vậy, tổng dự toán kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho văn hóa, thể dục thể thao theo quy hoạch này là khoảng 5.940-6.295 tỷ đồng. Nguồn kinh phí ngân sách chiếm khoảng 65-70%, và nguồn kinh phí xã hội hóa chiếm khoảng 30-35%. Trong đó, nguồn kinh phí ngân sách phân cấp theo cấp đầu tư là: cấp tỉnh 30%, cấp huyện 30% và cấp xã là 40%.

PHẦN 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý ngành văn hóa, thể thao đáp ứng phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

- Kiến nghị với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ưu tiên tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa, thể thao theo mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh và không thấp hơn mức 1,8-2,0% tổng chi ngân sách hàng năm9.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động và sở hữu lợi ích từ hoạt động dịch vụ văn hoá, thể thao; Từ năm 2016 trở đi, xây dựng kế hoạch và lộ trình, cơ chế, chính sách để một số đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao phát triển theo hướng trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm văn hoá, thể thao theo hướng tự chịu trách nhiệm về thu, chi tài chính.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ sự nghiệp văn hoá; chú trọng phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hoá nghệ thuật; xét đề nghị phong tặng nghệ sỹ ưu tú; công nhận nghệ nhân; quy chế tặng giải thưởng đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; các chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ, người có công phát triển văn hoá.

- Đảm bảo cơ cấu và tỉ lệ đầu tư hợp lý trong các hoạt động xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành văn hóa, thể thao giữa nhà nước và nhân dân; giữa tỉnh, huyện và cơ sở.

- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhất là ưu tiên về đào tạo cán bộ văn hoá, thể thao người dân tộc thiểu số; trợ cước, trợ phí phát hành xuất bản phẩm; tăng cường các chương trình phát sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường chương trình phát tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo quĩ đất và phân bố quĩ đất hợp lý cho các công trình văn hóa, thể thao đến 2020.

Mục tiêu phát triển quỹ đất cho văn hóa

9Mức đầu tư cho sự nghiệp văn hoá - thông tin được Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX xác định mức đầu tư cho sự nghiệp văn hóa – thông tin là 1,8% của tổng chi ngân sách hàng năm.

Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 xác định tổng quĩ đất cho các cơ sở văn hóa của Hà Tĩnh đến 2020 là 1.614 ha, trong đó bao gồm cả đất qui hoạch cho các thiết chế như: công viên, quảng trường công cộng, khu cây xanh sinh thái.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa và quy hoạch sử dụng đất đến 2025, ưu tiên xây dựng kế hoạch cụ thể về quỹ đất giành cho sự nghiệp văn hóa phù hợp với từng giai đoạn.

- Tổng quĩ đất cho các thiết chế, công trình văn hóa cấp tỉnh là 4-5 ha.

- Tổng quĩ đất cho các thiết chế, công trình văn hóa cấp huyện là 108 ha, bình quân mỗi huyện là 9 ha, trong đó quĩ đất cho thiết chế Trung tâm VH,TT&DL đạt 6 ha/Trung tâm.

- Tổng quĩ đất cho các thiết chế, công trình văn hóa cấp xã là 52,4 ha, trong đó nhu cầu quĩ đất cho xây dựng mới thiết chế Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã là 21 ha.

- Tổng quĩ đất cho các thiết chế, công trình văn hóa cấp thôn là 144 ha, trong đó nhu cầu quĩ đất xây mới Nhà văn hóa là 26 ha và quĩ đất mở rộng Nhà văn hóa là 46 ha.

Như vậy, nhu cầu tổng quĩ đất để phát triển các thiết chế văn hóa (không tính các thiết chế như: công viên, quảng trường công cộng, khu cây xanh sinh thái) đến 2020 là 310 ha, và chiếm khoảng 19,2% tổng quĩ đất đã được quy hoạch.

Mục tiêu phát triển quỹ đất cho TDTT

Tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển TDTT đến 2025 đạt khoảng 600-650 ha. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, các cấp có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về quỹ đất cho TDTT phù hợp với từng giai đoạn.

Theo Quy hoạch, quỹ đất cho phát triển TDTT toàn tỉnh đến 2025 là 600- 650 ha, bình quân đạt 5 m2/người. Trong đó:

- Cấp huyện: Tổng diện tích đất TDTT cấp huyện là 78,54 ha, bình quân đạt 6-6,5 ha/huyện.

- Cấp xã và thôn/làng: Tổng diện tích đất phát triển TDTT khoảng 478 ha, bình quân đạt 1,8 ha/xã, và bình quân đầu người đạt 5-7m2 ở khu vực nông thôn, và 3-4m2 ở khu vực thành thị10.

10 Theo Chỉ thị 274/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/7/1999, Công văn số 2111/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 17/6/2005 về quy hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực thể dục thể thao, và Quyết định số 23/CP-KTN ngày

2. Giải pháp về quản lý Nhà nước

Tham mưu, xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về văn hóa, thể thao

Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về văn hóa, thể thao có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao nói chung và hỗ trợ thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch nói riêng. Các văn bản pháp luật, chính sách về văn hóa, thể thao này vừa là cơ sở pháp lý, vừa là định hướng phát triển cho các hoạt động văn hóa, thể thao.

Từ nay đến 2025, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh để xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về văn hóa, thể thao theo các nội dung:

- Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển một số đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh trở thành các đơn vị cung ứng các dịch vụ về văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của xã hội.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, và mô hình hoạt động cho các thiết chế văn hóa tự quản ở cộng đồng thôn, làng và cấp xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng cơ chế, chính sách mới về huy động nguồn vốn xã hội hóa trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, và đặc biệt là xây dựng mô hình huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở, thôn/làng. - Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế tập thể, các loại hình kinh tế khác,... tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ, phát triển các văn hóa, thể thao công cộng.

Tiếp tục công tác cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao

Từ nay đến 2025, tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính, sắp xếp lại các đơn vị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành các cấp. Đây là một trong những giải pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển nói chung của ngành văn hóa, thể thao nói chung và góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch ngành nói riêng.

- Đối với các đơn vị cấp tỉnh: Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp; xây dựng các đơn vị sự nghiệp mạnh về hoạt động chuyên môn, hỗ trợ về chuyên môn cho các đơn vị cơ sở; xây dựng kế hoạch phát triển các đơn vị sự nghiệp thành các đơn vị cung ứng dịch vụ văn hóa, thể thao.

- Đối với các đơn vị cấp huyện: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mô hình hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ bản (Trung tâm VH,TT&DL, Phòng Thư viện, Phòng Truyền thống); Xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn đối với các đơn vị cấp xã, thôn.

- Đối với các đơn vị cấp xã, thôn/làng: Xem xét và tham mưu tách Ban Văn hóa – Xã hội hiện tại thành đơn vị chuyên trách về văn hóa, thể thao; xây dựng cơ chế và mô hình hoạt động tự chủ ở các thiết chế văn hóa, thể thao xã và thôn/làng.

Một phần của tài liệu Du_thao_quy_hoach_VHTT(3.2016)_(co_phu_luc) (Trang 64)