I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao nói riêng, cũng như phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao nói chung, vì phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao trực tiếp thực hiện một trong nhiều mục tiêu của Quy hoạch ngành.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao của Quy hoạch, từ nay đến 2025, ngành văn hóa, thể thao cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
4.1. Giải pháp tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao hiện tại đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao đến 2025.
- Kiến nghị với HĐND tỉnh có chính sách, cơ chế ưu tiên đào tạo, tái đào tạo hàng năm đối với nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật trong chương trình đào tạo hàng năm của Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Nguyễn Du.
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bằng cách mở rộng các hình thức liên kết đào tạo với các cơ sở trong nước và quốc tế nhằm tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa, thể thao.
- Xây dựng kế hoạch nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ hoạt động văn hoá, thể thao cơ sở, nhất là lực lượng nòng cốt của các đoàn/đội nghệ thuật, các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, các Câu lạc bộ thể thao, phong trào luyện tập TDTT của người dân.
- Ngoài ra, ngành văn hóa, thể thao xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cán bộ chất lượng, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn thông qua việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao mới.
4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức
- Tham mưu cho HĐND tỉnh nhằm xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách trong công tác phát hiện, tuyển dụng và sử dụng đối với số cán bộ văn hóa, thể thao thuộc nhóm ngành đặc thù, như: những nghệ nhân, nghệ sĩ, tài năng trẻ về văn hóa, nghệ thuật, thể thao;...
- Tham mưu cho HĐND tỉnh nhằm xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên đối với đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao phụ trách hoạt động ở vùng núi, vùng sâu, cũng như đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao phụ trách hoạt động ở các thiết chế cơ sở cấp xã, và thôn/làng.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, ngành văn hóa, thể thao cần nhanh chóng xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao” để có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Việc xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao” sẽ có những giải pháp và kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đề ra.